RSS

Món quà Giáng Sinh lớn nhất mà Chúa Jesus để lại cho nhân loại từ hơn 2000 năm trước

06:30 25/12/2018

Đã hơn 2.000 năm kể từ ngày Chúa Jesus giáng sinh, nhân loại thường nhớ đến hình ảnh cái c.hết thương tâm của Ngài trên cây thập tự, mà dần quên đi việc thực hành theo những điều đã được tuyên giảng trong suốt cuộc đời truyền Đạo của Ngài.

Năm 2018 sắp qua đi, và trong những ngày tháng cuối cùng của năm này, khắp nơi trên thế giới người dân lại bắt đầu tưng bừng chuẩn bị cho ngày lễ Giáng Sinh và Giao thừa đón năm mới. Những khúc nhạc Giáng Sinh vui vẻ, những cây thông rực rỡ, vui mắt, những chương trình giảm giá mua sắm… không khí mà lễ Giáng Sinh mang lại quá ấm áp và đẹp đẽ. Nhưng trong khi háo hức chờ đợi một mùa đoàn tụ và yêu thương nữa lại đến, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta chỉ ăn mừng ngày sinh của Đức Chúa Jesus mà quên đi những lời răn dạy luôn còn đúng của Ngài.

Cách đây khoảng 2.017 năm, Chúa Jesus đã giáng sinh xuống trần thế khi mẹ Ngài, bà Maria cùng chồng đang trên đường về thành Bethlehem xứ Judea. Do điều kiện thiếu thốn, Đức Chúa đã được đặt trên máng cỏ đơn sơ, tầm thường. Ngài là Đức Chúa, với sự giáng sinh đã được ghi lại trong dự ngôn từ 700 năm trước đó, là ‘ngôi sao Mai’ chiếu sáng cho sự tăm tối của nhân loại, là Đấng sẽ cứu rỗi con dân của mình, vậy tại sao Ngài không giáng sinh trong nhung gấm hay dưới thân phận của một cao nhân sang quý?

Theo sách Kinh Thánh Philíp 2:6-8 cũng có chép rằng Chúa “… lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người”. Nghĩa là Ngài phải sinh ra dưới hình dạng con người, cũng có lớp da thịt yếu đuối dễ tổn thương này, cũng phải biết đói khi không có đồ ăn, lạnh khi không có áo mặc. Cả cuộc đời trên trần thế của Chúa Jesus là để rao giảng đạo đức và khai sáng cho con người biết tới con đường tu luyện để được trở về Nước Trời. Nhưng nếu xuất hiện với đầy đủ thần thông và quang huy lấp lánh thì con người từ kẻ bất lương cho tới độc địa đến mấy cũng sẽ vì khiếp sợ mà đi theo Ngài. Vậy đâu còn ngộ tính, đâu còn sự khác biệt giữa người tin và không tin?

Chúa Jesus đã dùng địa vị thấp kém trong xã hội để cho những người thành tín vì thế càng trở nên đáng trân trọng hơn. Ngài đã rao giảng những giáo lý đơn giản nhưng vẫn luôn còn đúng cho con người sau này. Trong mùa Giáng sinh an lành và đầm ấp, chúng ta đều nên nhớ lại và thực hành những lời truyền dạy bất tử. Bởi chân lý là điều mà toàn nhân loại đều nên tuân theo, chứ không phải chỉ của riêng các Thánh đồ.

Chúa Jesus đã dùng địa vị thấp kém trong xã hội để cho những người thành tín vì thế càng trở nên đáng trân trọng hơn. (Ảnh: newadvent.org)

Rũ bỏ nhân tâm hơn hành lễ, nhân từ là không có điều kiện

Chúa Jesus nói: “Hễ ai cứ căm giận anh em mình thì sẽ bị tòa án xét xử” (Matthew 5:21, 22). “Nếu anh em mang lễ vật đến bàn thờ và tại đó chợt nhớ một người anh em có điều gì bất bình với mình, thì hãy để lễ vật nơi bàn thờ mà đi làm hòa với người đó trước, rồi mới trở lại dâng lễ vật” (Matthew 5:23, 24).

Người anh em ở đây là chỉ các môn đồ nói chung, Ngài dạy rằng đã là người tu luyện thì không được có tâm bất bình, oán trách, căm giận, tật đố. Dù có chăm làm lễ đến mấy, thành tâm đến mấy mà không làm theo lời răn, trở thành người tu luyện chân chính, thì cũng không có ý nghĩa gì. Thế nên việc tu bỏ nhân tâm còn quan trọng hơn việc dâng lễ.

Chúa Jesus cũng đưa ra lời răn về cách đối xử với những người gây tổn thương hoặc xúc phạm chúng ta. Ngài nói: “Đừng chống cự người ác, nếu bị ai tát má bên phải thì hãy đưa luôn má bên trái cho họ” (Matthew 5:39). Đây không phải là một sự nhu nhược, yếu thế, hèn kém, mà là sự từ bi cao thượng của bậc chân tu. Đó là một hình ảnh ẩn dụ về việc không chấp vào sự mất mát thiệt thòi của bản thân. Việc đưa má trái ra là phản ánh tâm thái không oán không hận, trong tâm không cảm thấy nặng nề gì thì mới có thể làm được như vậy.

Liên tưởng tới con người thời nay, nếu chúng ta đều dùng tâm thái hòa ái, rộng lớn đối đãi với mọi người cho dù họ có gây tổn hại gì cho ta, thì xã hội chẳng phải sẽ an hòa hơn hay sao? Đi đường, chỉ vì chút va chạm nhỏ, họ có thể dừng xe lại chửi nhau gây ách tắc giao thông, nộ khí xung lên, thậm chí con người ta còn có thể đánh chém, đoạt mạng vì chút nóng giận.

Đó mới chỉ là những “thiệt thòi” nhỏ nhoi trong cuộc sống hàng ngày. Còn với những sự tình có thể chấn động tâm can, chúng ta có biết tiết chế và khoan dung hóa giải bằng sự tha thứ cao thượng hay không, sẽ tác động trực tiếp tới cuộc sống của chính chúng ta. Bởi cái gì đầy quá thì cũng sẽ tràn, chi bằng cứ liên tục đổ đi, đổ đi để thân ta như cái chai trống rỗng, nổi lên giữa bốn bề nước lũ mà không bị chìm.

Chúa Jesus vì thế cũng khuyên bảo rằng: “Hãy luôn yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những người ngược đãi mình”. “Hãy luôn thương xót, như Cha anh em là đấng thương xót” (Luca 6:36). “Anh em phải hoàn hảo, như Cha của anh em ở trên trời là hoàn hảo” (Matthew 5:48). Chẳng phải Chúa nói con người sinh ra đã là có tội, sao có thể hoàn hảo như Chúa được. Ngụ ý ở đây muốn nói rằng, con người khi tu bỏ đi những nhân tâm và sân hận, dục vọng, thì chính là có thể quay trở về Nước Trời, cũng có nghĩa là có thể thăng lên các tầng thứ cao hơn của sinh mệnh.

Chúa Jesus đã lập ra một quy tắc ứng xử mà sau này trở nên nổi tiếng ngàn đời: “Mọi điều anh em muốn người ta làm cho mình thì anh em cũng phải làm cho họ”. (Ảnh: wikipedia.org)

Sự từ bi cao hơn tình yêu đơn thuần bởi nó không có điều kiện, với ai ta cũng đối đãi thuần hậu, nhiệt thành và yêu quý như nhau. Chứ không chỉ ai tốt với mình, yêu thương mình thì mình mới yêu thương lại. Vậy nên Đức Jesus nói:

“Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có ân nghĩa gì đâu? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Ðấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác”.

Và Ngài đã lập ra một quy tắc ứng xử mà sau này trở nên nổi tiếng ngàn đời: “Mọi điều anh em muốn người ta làm cho mình thì anh em cũng phải làm cho họ”.

Phóng hạ dục vọng, thực hành tu tâm dưỡng tính một cách thực chất và quyết liệt, Chúa sẽ không đón chờ những kẻ giả tu

Một điều răn khác vẫn mãi luôn còn có tác dụng đối với loài người là cấm ngoại tình, bởi con người đời nào cũng luôn có nguy cơ không thể kiểm soát dục vọng của mình mà làm ra những điều sai trái. Chúa Jesus nói: “Anh em từng nghe lời truyền dạy rằng: ‘Ngươi không được phạm tội ngoại tình’. Nhưng tôi cho anh em biết, hễ ai cứ nhìn một phụ nữ và sinh lòng ham muốn thì trong lòng đã phạm tội ngoại tình với người ấy” (Matthew 5:27, 28).

Ngài nhấn mạnh rằng không chỉ việc hiện thực hóa dục vọng, nung nấu những ý nghĩ vô luân, mà chỉ cần “cứ nhìn và sinh lòng ham muốn” thôi là đã phạm tội rồi. Dục vọng như một con thú thèm khát, nếu bạn cứ cho nó ăn, dù chỉ là một miếng nhỏ, nó sẽ không buông tha và liên tục đòi hỏi thêm nữa.

Để tu bỏ đi những dục vọng tầm thường, Jesus giảng rằng: “Nếu mắt bên phải khiến anh em vấp ngã, hãy móc ra và ném đi… Nếu tay phải khiến anh em vấp ngã, hãy chặt và ném đi” (Matthew 5:29, 30). Loại bỏ dục vọng của bản thân là một việc làm đòi hỏi nghị lực và nghiêm túc phi thường như vậy đấy. Đó chỉ là cách nói ẩn dụ của Jesus, Ngài không có bảo ta phải móc mắt, chặt tay, mà dụ ý rằng: việc kìm chế và rũ bỏ dục vọng khó khăn và đòi hỏi sự nỗ lực thậm chí là quyết liệt và có tính sống còn đến như vậy. Thế nên so với bậc đắc Đạo, những kẻ buông lơi bản thân, phó mặc thân xác cho dục vọng thật yếu đuối và đớn hèn.

Thực hành tu tâm dưỡng tính một cách thực chất và quyết liệt, Chúa sẽ không đón chờ những kẻ giả tu. (Ảnh: usccb.org)

Con người không biết từ bao giờ đã hình thành tư duy tích lũy của cải vật chất, dẫn đến sự dư thừa, sự trao đổi, chiếm đoạt, là nguồn gốc của lòng tham và đố kỵ. Nhưng Chúa Jesus đã khuyên rằng: “Đừng tích trữ của báu ở trên đất nữa, là nơi có sâu bọ, rỉ sét làm hư hại và kẻ trộm có thể vào lấy”. “Hãy tích trữ của báu ở trên trời”. Của cải vật chất dù có quý giá đến mấy, dư thừa đến mấy, thì rồi đều sẽ tiêu tan, việc tích trữ chúng chẳng có giá trị gì khi bạn nhắm mắt xuôi tay. Thay vì thế, hãy đặt tâm vào việc tin tưởng, tìm Đạo đắc Pháp và tu tâm dưỡng tính trong hành trình cuộc đời của mình.

Ngài đã minh họa bằng hình ảnh: “Mắt là đèn của thân thể. Vậy, nếu mắt anh em tập trung vào một mục tiêu, cả thân thể sẽ sáng. Nhưng nếu mắt anh em đố kỵ, cả thân thể sẽ tối tăm” (Matthew 6:22, 23). Nếu chúng ta chỉ chăm chăm tập trung vào của cải vật chất hay danh vọng hão huyền thay vì tìm kiếm đức tin, tu tâm dưỡng tính, thì “cả thân thể sẽ tối tăm”. Về một phương diện nào đó, nó khá tương đồng với phạm trù về ‘nghiệp lực’ được giảng trong Phật Pháp. Nếu ai đó mang trên thân do những dục vọng và việc làm sai trái. Đến một lúc nào đó, cái nghiệp đó sẽ bắt họ phải trả giá theo đúng quy luật Nhân Quả.

Trong Tin mừng Luca có đoạn Chúa Jesus thuyết giảng về luật Nhân Quả: “Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại sinh quả tốt”. “Thật vậy, xem quả thì biết cây. Ở bụi gai, làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho”. “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình, kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu”. Nghĩa là những điều tốt đẹp sẽ tạo thành kho tàng tốt để sau này bạn có thể dùng, và điều xấu cũng vậy. Chẳng phải đó là nghiệp lực luân báo sao?

Saint Paul/Galati 6:7-8 có ghi lại: “Chớ hề dối mình, Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu, vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát, song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời”.

Jesus cũng khuyến cáo về những việc làm phúc thiện một cách khoe mẽ, lấy thành tích: “Hãy cẩn thận, đừng làm những việc công chính trước mặt người khác cốt để họ thấy”. Ngài lên án việc tốt giả tạo, và nói thêm: “Khi anh em bố thí cho người nghèo, đừng đánh trống thổi kèn như những kẻ đạo đức giả thường làm” (Matthew 6:1, 2).

Ngài cũng nói: “Khi cầu nguyện, anh em chớ làm như những kẻ đạo đức giả, vì họ thích đứng cầu nguyện trong nhà hội và tại các góc đường chính để người ta thấy”. (Ảnh: gotquestions.org)

Ngài cũng nói: “Khi cầu nguyện, anh em chớ làm như những kẻ đạo đức giả, vì họ thích đứng cầu nguyện trong nhà hội và tại các góc đường chính để người ta thấy”. Một lần nữa, Jesus lên án những hành vi giả tu, hình thức bề mặt của những người tự nhận mình là kẻ tu hành. Bởi các bậc Giác Giả đều giảng tu luyện là quá trình tống khứ nhân tâm, dục vọng để trở thành người tốt, người tốt hơn nữa mà thăng thượng lên tầng thứ cao hơn. Chứ không phải chỉ là quỳ lạy, dâng lễ, cầu nguyện và xin Chúa tha thứ là sẽ được giải thoát và rửa sạch tội lỗi.

Đức Jesus cũng là một trong những vị Giác Giả (Người tỉnh thức, bậc đã giác ngộ) đặt định quy phạm đạo đức, lối sống luôn tu dưỡng, v.v… cho nhân loại để họ trở thành những chúng sinh tốt nhất. Cũng như Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Khổng Tử…, Ngài truyền dạy những chân lý bất biến với thời gian cho nhân thế. Tuy nhiên, theo năm tháng và sự phá hủy của những thứ học thuyết chia cắt con người với đức tin, sợi dây níu giữ đạo đức và ngăn con người khỏi sự vô luân đã gần như bị cắt đứt. Người ta mải chạy theo những ham muốn, truy cầu tưởng chừng như ‘chính đáng’ của mình, mà xem những lời giáo huấn cổ xưa vốn có tác dụng cứu rỗi nhân loại của các bậc Giác Giả, Thánh nhân trở thành như truyền thuyết; rất nhiều người lại coi những bậc Giác Giả như các nhân vật huyền thoại được lịch sử hư cấu chứ không có thật.

Thế nhưng sự thật thì vẫn là sự thật, chân lý vẫn là chân lý, chỉ có những điều chúng ta biết thì lại quá nhỏ bé, nông cạn. Trước khi phủ nhận, ít nhất chúng ta hãy cùng thử thực hành theo chân lý. Bởi thời gian đã chứng minh, nó thực sự giúp con người nuôi dưỡng được phần Thiện trong mình, bảo vệ con người khỏi sự xuống dốc về đạo đức và nhân phẩm. Và chỉ khi còn đạo đức và nhân phẩm thì xã hội loài người mới có cơ hội tồn tại và thịnh vượng.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.