RSS

Một Sydney tuyệt đẹp đang bị “giết chết”, và chúng ta cần hành động ngay trước khi quá muộn”

09:00 03/03/2018

Dưới đây là ý kiến của bà Raffaella Ciccarelli từ tờ news.com.au về vấn đề của Sydney hiện nay so với các thành phố khác của Úc.

 

Sydney rất đẹp, rất tuyệt vời – và tôi thực sự không muốn phải cân nhắc tới các thành phố khác ở Úc, nhưng tôi phải nói rằng tôi gần như đã phát chán. Và có lẽ không chỉ là tôi – mà chắc chắn còn là bạn nữa.

Tuần trước, một chuyến lái xe tới Coogee Beach bình thường chỉ mất 25 phút đã khiến tôi phải mất tới một giờ đồng hồ kẹt trong luồng giao thông. Khi ngồi trên xe ở đoạn giữa sân gôn Moore Park và Supacentre, tôi đã tự hỏi tại sao lại mất tới thêm 25 phút để đi khoảng vài trăm mét.

Và nguyên nhân của sự chậm trễ đó? Là do công trình xây dựng đường sắt nội thành Anzac Parade. Có người nghĩ rằng việc kết hợp 4 làn đường giao thông thành một sẽ là một ý tưởng tuyệt vời. Vào giờ ăn trưa, vào thứ Bảy, hay trên một con đường lớn – thì không hề.

Khi giá nhà tiếp tục tăng cao, các quán bar ban hành các quy tắc kỳ quặc về uống rượu và các địa điểm trình diễn nhạc sống đang “chết dần”; thì thời tiết, Cảng Sydney và bãi biển là những điểm thu hút duy nhất của thành phố… hãy thành thực thừa nhận điều này.

Việc thiếu phương tiện giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đã làm cho việc di chuyển vào thành phố trở thành một sự tra tấn. Thẳng thắn mà nói, tắc nghẽn giao thông và các tuyến giao thông công cộng nghèo nàn đang giết chết Sydney.

Ông Geoffrey Clifton, giảng viên cao cấp về quản lý giao thông và hậu cần tại Đại học Sydney, cũng đồng ý với điều này. “Đáng buồn thay, tắc nghẽn giao thông đang đẩy người dân ra khỏi thành phố, để đến các khu vực mật độ thấp hơn như Blue Mountains và Newcastle. Điều này đặc biệt đúng với các gia đình trẻ”, ông nói.

Mặc dù ông Clifton tin rằng các phương tiện giao thông công cộng đã được cải thiện một chút trong 5 năm qua, ông nói rằng các nhà quy hoạch thành phố đã trở thành nạn nhân của một phương pháp tiếp cận cũ đã dẫn đến việc lưu lượng giao thông cao hơn.

“Sự tập trung vẫn tiếp tục được hướng vào việc đưa người dân đến và đi từ khu vực CBD để ‘đi làm’. Chúng tôi thấy rằng ngày càng có nhiều người làm việc theo giờ khác nhau, từ các vị trí khác nhau, vì vậy suy nghĩ này đã lỗi thời. Mọi người cần khả năng có thể đi từ bất cứ đâu đến bất cứ đâu.” Thật không may là không có giải pháp đơn giản cho vấn đề này. Về mặt địa lý, Sydney không phải là không có vấn đề.

Những ngọn đồi và vịnh mà chúng ta yêu thích đã làm cho đường xá và cơ sở hạ tầng công cộng rất khó để thực hiện. Vì Sydney không dựa trên cấu trúc mạng lưới đơn giản như Melbourne và Adelaide, nên tắc nghẽn giao thông là kết quả tự nhiên.

Ông Clifton giải thích: “Chắc chắn, vùng ngoại ô gần bãi biển có thể hưởng lợi từ một tuyến đường tàu hỏa. Đã từng có thảo luận về việc mở rộng tuyến từ Bondi Junction tới Bondi, nhưng các cư dân ở đây đã phàn nàn rằng nó sẽ dẫn tới nhiều nhà cao tầng và thay đổi khu vực quá nhiều.”

“Ngoài ra, các vùng ngoại ô gần bãi biển cũng đang phát triển quá mức. Khi chúng ta đang nói về một dự án tốn kém lớn như thế này, cách duy nhất để biện minh cho chi phí là liệu nó có thể mang nhiều người tới hơn trong dài hạn hay không.”

Các thành phố khác ở Úc như Melbourne, Brisbane và Perth đã đầu tư vào vận tải công cộng của họ sớm hơn, vì vậy họ đang cảm thấy những lợi ích từ việc đó.

Mặc dù Sydney đang có một số dự án đang được thảo luận, ví dụ như đường sắt nội thành từ Circular Quay đến Randwick, phải mất nhiều năm thì lưu lượng giao thông mới có thể giảm. Và sau đó, Sydney sẽ phải đối mặt với sự gia tăng dân số.

Infrastructure Australia cho biết sẽ có thêm 2.5 triệu người tới Sydney vào năm 2046, nâng tổng dân số lên 7.5 triệu người.

Vậy giải pháp là gì?

Ông Clifton tin rằng tất cả người dân Sydney nên đấu tranh để có được những con đường và phương tiện giao thông công cộng tốt hơn.

Theo Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.