Mỹ: Nhân viên sân bay, nhân viên y tế làm việc trong lo sợ và tức giận vì sự lây lan của dịch bệnh
Khi các trường hợp nhiễm bệnh do virus corona chủng mới bùng nổ trên khắp thế giới, các nhân viên y tế liên bang được giao nhiệm vụ sàng lọc hành khách đến tại các sân bay ở Mỹ đã báo động: Nhiều người đang làm việc mà không có loại mặt nạ hiệu quả nhất để bảo vệ họ khỏi bị lây nhiễm bệnh.
Các nhân viên chịu trách nhiệm sàng lọc tại sân bay đã yêu cầu Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ xem xét thay đổi các giao thức chính thức và đề nghị loại mặt nạ bảo vệ tốt hơn. Hôm 6/3, họ bắt đầu hiểu rằng nỗi sợ hãi tồi tệ nhất đã xảy ra: 2 người làm nhiệm vụ sàng lọc tại Sân bay Quốc tế Los Angeles (LAX), đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Tình trạng thiếu hụt thiết bị y tế bảo vệ khiến nhân viên sàng lọc y tế tại sân bay Mỹ lo lắng (Ảnh: Reuters)
CDC, cơ quan tư vấn cho hệ thống y tế của đất nước về cách phòng ngừa virus corona, đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích do sự bùng phát của dịch bệnh, nhất là những khó khăn mà các nhân viên y tế trên cả nước hiện đang phải đối mặt. Đây cũng được xem là một thách thức lớn đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hôm 26/2, Tổng thống Trump đã mô tả nguy cơ từ virus corona là rất thấp. Tuy nhiên, các trường hợp nhiễm bệnh nay đã được ghi nhận tại hơn một nửa trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ và 19 người đã tử vong.
Trên khắp đất nước, các bác sĩ, y tá, những người làm nhiệm vụ ứng cứu khẩn cấp và nhân viên y tế của chính phủ nói rằng họ ngày càng quan ngại về tình trạng chuẩn bị không đầy đủ cho công tác phòng, chống dịch, cả về môi trường làm việc cũng như trang thiết bị và nhân sự.
Người phát ngôn của CDC, Kristen Nordlund, cho biết các nhân viên chịu trách nhiệm sàng lọc y tế ở sân bay nhận được thiết bị bảo vệ họ cần, tùy thuộc vào vai trò của họ.
CDC khuyến nghị các nhân viên thực hiện công tác “sàng lọc thứ cấp”, những người tiếp xúc với các hành khách đã đi đến một số quốc gia như Trung Quốc, đeo mặt nạ phẫu thuật, găng tay và kính bảo vệ mắt. Các nhân viên sàng lọc thứ cấp được khuyên nên đứng cách xa hành khách khoảng 1,8m và không cần đeo khẩu trang N95 vì họ không phải tiếp xúc với những hành khách có triệu chứng.
Khẩu trang N95 được thiết kế để bảo vệ sàng lọc khỏi các mầm bệnh nhỏ hơn như coronavirus có thể xâm nhập sâu hơn vào phổi. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, mặt nạ phẫu thuật không được thiết kế để chặn các hạt rất nhỏ, chẳng hạn như những hạt khí do ho và hắt hơi, và không bảo vệ hoàn toàn vì phù hợp lỏng lẻo.
Ông Nordlund nói rằng hướng dẫn của CDC kêu gọi những nhân viên sàng lọc tiếp xúc những người có dấu hiệu bệnh tật rõ ràng phải đeo khẩu trang N95 và các thiết bị bảo vệ khác.
Thế nhưng, những người bị nhiễm virus corona lại chưa chắc đã có triệu chứng rõ ràng.
Khẩu trang phẫu thuật sẽ không bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm virus - nó chỉ bảo vệ chúng ta khỏi lây nhiễm cho người khác, một nhân viên sàng lọc cho biết. Người này cũng bức xúc: “Chúng tôi muốn biết lý do tại sao chúng tôi không thể đeo khẩu trang N95. Thật điên rồ.”
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã không đáp ứng các mối quan tâm an toàn cụ thể được đưa ra bởi các nhân viên chăm sóc sức khỏe của quốc gia. Nhưng một phát ngôn viên của bộ cho biết chính quyền đang làm việc với các công ty sản xuất thiết bị, bao gồm cả khẩu trang N95, để có thể nhanh chóng ký kết hợp đồng mua vật tư để bảo vệ người dân Mỹ.
Tiến sĩ Robert Kadlec, trợ lý Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, cho biết tại một phiên điều trần của Thượng viện hôm 5/3 rằng trong kế hoạch bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu đã tập trung vào bệnh cúm thông thường, loại bệnh mà có thể ngăn ngừa được bằng vắc-xin hoặc điều trị bằng thuốc chống siêu vi. Tuy nhiên virus corona không phải là cúm.
Ông nói rằng chính phủ chỉ cho phép mua 500 triệu khẩu trang mà họ dự kiến sẽ nhận được trong sáu đến 12 tháng tới. Trước đó, giới chức đã nói rằng họ có 13 triệu khẩu trang trong tay.
Sự thiếu hụt thiết bị y tế, bao gồm khẩu trang N95, đang gây nguy hiểm cho các nhân viên y tế trên toàn thế giới. Ngày 3/3, WHO kêu gọi các chính phủ nhanh chóng tăng cường cung cấp, ngừng đầu cơ và tích trữ.
Các nhân viên chịu trách nhiệm sàng lọc tại sân bay của CDC là một phần của lực lượng lao động chăm sóc sức khỏe có nguy cơ. Những người thuộc nhóm phản ứng đầu tiên của tiểu bang và địa phương bao gồm lính cứu hỏa, nhân viên dịch vụ y tế khẩn cấp và cảnh sát, cũng đang bày tỏ sự báo động tương tự.
Hôm 5/3, Hiệp hội Y tá Quốc gia Mỹ (NNU) đã công bố một cuộc khảo sát toàn quốc đối với các y tá đã đăng ký. Kết quả khảo sát cho thấy, chưa đến một nửa số người được hỏi cho biết ông chủ của họ đã thông báo họ cách nhận biết và ứng phó với các trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh. Chưa đến một phần năm số người tham gia khảo sát cho biết ông chủ của họ có chính sách giải quyết cho các nhân viên bị nghi ngờ hoặc đã được xác định, và chưa đến một phần ba báo cáo có đủ đồ bảo hộ trong tay khi làm việc nên các trường hợp tăng đột biến.
NNU đã kiến nghị Cục Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Mỹ (OSHA) áp dụng tiêu chuẩn tạm thời khẩn cấp để yêu cầu bảo vệ nhân viên y tế trong dịch bệnh truyền nhiễm.
Link nguồn: https://viettimes.vn/my-nhan-vien-san-bay-nhan-vien-y-te-lam-viec-trong-lo-so-va-tuc-gian-vi-su-lay-lan-cua-dich-benh-382628.html
Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan
Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.