RSS

Năm 2018, hơn 800 phạm nhân bị tước quốc tịch Úc

14:00 10/01/2019

Trong năm 2018, chính phủ Úc đã tước quốc tịch của hơn 800 phạm nhân, trong số này có hơn 12% liên quan đến các tội trạng dính líu l.ạm d.ụng t.ình d.ục trẻ em.

Thông tin cho hay, visa của họ bị hủy bỏ theo luật lệ hiện hành. Cụ thể những người bị kết án trên 12 tháng trở lên sẽ bị mất visa. Phần lớn trong số khoảng 500 người bị hủy visa liên quan đến các tội bạo lực.

SBS đưa tin, nhóm này có độ 100 người dính líu đến các tội lạm dụng tình dục trẻ em hay khai thác trẻ em làm mại dâm, 53 trường hợp về tội bạo hành gia đình , 34 tội liên quan đến tình dục và 13 là những kẻ sát nhân.

Bên cạnh đó còn có 125 người cũng bị hủy visa về tội tấn công người khác và 56 vụ dính líu đến tội cướp có võ trang.

Theo Tổng trưởng Di trú, Quốc tịch và Đa văn hóa sự vụ, ông David Coleman, việc trục xuất gửi một thông điệp mạnh mẽ là những hành vi tội phạm không thể không bị trừng phạt.

Ông này nói thêm, nước Úc là một quốc gia luôn hoan nghênh các di dân, Úc chào mừng du khách từ mọi nơi trên thế giới nhưng Úc không dung thứ những tội ác chống lại người Úc, đó là một thông điệp rất đơn giản.

"Nếu những người không phải là công dân Úc phạm tội hình sự tại Úc, họ sẽ bị hủy visa,” ông David Coleman nói.

Thông tin mới nhất cho biết, tổng số những phạm nhân can tội hình sự, không phải là công dân Úc, bị hủy visa đã năng lên 4150 người, khi các điều khoản về hủy bỏ visa đối với tội nhân hình sự bị án 12 tháng hay hơn nữa, được thêm vào Đạo luật Di trú.

Hồi tháng 10, chính phủ liên bang đề ra dự luật gửi đến Quốc hội, theo đó có thể dẫn đến việc có nhiều tội phạm hình sự, sinh đẻ ở ngoại quốc bị trục xuất.

Dự luật trên cho rằng, bất cứ ai phạm một tội có thể bị án ít nhất 2 năm tù thì có thể bị hủy bỏ visa, bất chấp người đó có ngồi tù trong thời gian ít hơn, hoặc ngay cả không ở tù ngày nào đi nữa.

Được biết, dự luật này sẽ bao gồm các tội bạo hành và liên quan đến tình dục, trong đó có nổi loạn, xâm nhập gia cư trái phép, ăn cắp xe và các vi phạm nghiêm trọng về án lệnh bạo hành trong gia đình.

Nói về vấn đề này, ông David Coleman cho biết thêm, khi quốc hội tái nhóm, các luật lệ sẽ được thảo luận và sẽ tăng cường thêm nữa về các khoản trừng phạt, cũng như tăng cường việc trắc nghiệm về bản chất chiếu theo luật lệ về di trú. Đồng tăng cường những hướng dẫn sâu xa cho các nhà hoạch định chính sách, để họ có những quan điểm mạnh mẽ đối với những người không phải là công dân Úc, phạm trọng tội trên nước Úc.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Shayne Newman, phát ngôn nhân đối lập về Di trú và Bảo vệ Biên giới cho hay, Lao động ủng hộ việc trục xuất những người không phải là công dân Úc, đã phạm tội hình sự.

Ông này cho hay, nếu Tổng trưởng Di trú tin rằng, một người nào đó gây nguy hiểm cho cộng đồng người Úc, hay có những nghi ngờ hợp lý rằng họ không hội đủ tính chất cần thiết phải có, thì Tổng trưởng có thể trục xuất họ ra khỏi nước Úc nếu họ không phải là công dân Úc.

Còn theo ông Steven Blanks, phát ngôn nhân của Hội đồng Tự do Dân sự New South Wales, việc trục xuất là một phần của chính sách hết sức nghiêm khắc. Nhiều người bị trục xuất đã cư ngụ ở đây hàng chục năm cùng với gia đình và có những gắn bó chặt chẽ với nước Úc.

Ông này cũng tiết lộ thêm, chỉ có khoảng 100 người hiện bị trục xuất, do việc phạm tội hết sức nghiêm trọng như sát nhân hay lạm dụng tình dục trẻ em, rồi ông tranh luận rằng những người còn lại, chỉ đe dọa chút ít đối với cộng đồng nói chung mà thôi.

Tuy nhiên, không ủng hộ chính sách hiện nay về việc tự động trục xuất những người phạm tội nhẹ, hay bất cứ thay đổi nào thêm nữa đối với luật pháp hiện tại.

"Những trường hợp nầy phải được Tổng trưởng Di trú thẩm định và ông ta nên có quyền hủy bỏ visa trong các trường hợp nghiêm trọng, thế nhưng vào lúc nầy chúng ta có chính sách hủy bỏ visa tự động và việc nầy gia tăng sự bất công”, ông Steven Blanks nói.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.