RSS

Nghệ thuật "phạt con" hiệu quả mà không làm t.ổn t.hương đến lòng tự trọng của trẻ

17:30 10/01/2019

Phạt con sao cho đúng mà không làm t.ổn t.hương lòng tự trọng của trẻ luôn là điều mà đa phần các bậc cha mẹ đều băn khoăn. Hãy cùng tìm hiểu và học hỏi nghệ thuật 'phạt con' dưới đây.

Trẻ nhỏ như trang giấy trắng, môi trường sống và phương pháp giáo dục sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách và thái độ sống của trẻ sau này.

Rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy việc nuôi dạy con trong giai đoạn con khôn lớn là một việc gian nan, đôi khi chính cha mẹ cũng bối rối không biết nên làm gì để tốt nhất cho con mà không biến con thành những đứa trẻ hư.

Trên thực tế người lớn nhiều khi không thể kiểm soát được cảm xúc của mình và đưa ra các hình phạt với con trẻ nặng hơn những gì trẻ đáng phải nhận.

Chính điều này gây ra hậu quả tiêu cực và nghiêm trọng, tạo cho trẻ nỗi sợ hãi, những định kiến và khiến trẻ gặp khó khăn hơn trong cuộc sống.

Phạt con mà không làm tổn thương lòng tự trọng của con là một nghệ thuật cha mẹ cần học hỏi (Ảnh minh họa)

Không bố mẹ nào thích phạt con cái nhưng đôi khi điều đó là cần thiết. Dưới đây là những khuyến nghị từ chuyên gia tâm lý để giúp các bậc cha mẹ xử lý với những tình huống cần phạt con sao cho đúng mà không làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.

1. Nếu con không có ý định xấu thì không nên bị phạt

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ không có ý định làm hại bất cứ ai mà đơn giản trẻ chỉ muốn khám phá mọi thứ.

Và khi con chỉ đang cố gắng học hỏi thì con nên được ủng hộ và nhận sự hỗ trợ, ngay cả khi hành động của trẻ dẫn đến điều gì đó tồi tệ hoặc khiến trẻ mắc sai lầm.

Cha mẹ hãy thông cảm và hướng dẫn trẻ cách khắc phục tình hình. Nếu phạt trẻ vì một sự cố nào đó ngoài ý muốn, cha mẹ có thể sẽ biến con thành một người thiếu quyết đoán.

Trẻ sẽ làm tốt mọi việc theo mệnh lệnh nhưng khi lớn lên chúng sẽ không thể đưa ra quyết định của riêng mình và cũng không có tinh thần trách nhiệm với những gì đã làm.

Cha mẹ không nên vội vàng trách mắng con nếu chưa hiểu rõ mọi việc (Ảnh minh họa)

2. Gợi ý và mệnh lệnh là khác nhau

Rất nhiều cha mẹ nghĩ cách giáo dục truyền thống là đúng và luôn làm theo suy nghĩ của mình. Đôi khi chính cha mẹ không chịu hiểu rằng có sự khác biệt rất lớn giữa hai cách nói: "Con không nên chơi game" và "Không được chơi game".

Câu đầu tiên là gợi ý còn câu thứ hai là mệnh lệnh, yêu cầu. Bố mẹ chỉ nên phạt con khi đã đưa ra mệnh lệnh mà trẻ không thực hiện.

Nếu một đứa trẻ mạnh mẽ và ổn định về mặt cảm xúc thì khi bị phạt vì làm trái một lời gợi ý sẽ không có vấn đề gì lớn.

Nhưng nếu con nhạy cảm, trừng phạt có thể làm tổn thương con rất nhiều, khiến trẻ phải làm theo lệnh của tất cả những ai mà trẻ tôn trọng bởi lo sợ hậu quả. Vì vậy, cha mẹ hãy sử dụng cách nói gợi ý hoặc đưa ra yêu cầu một cách linh hoạt, phù hợp.

3. Không nên đưa cảm xúc tức thời vào việc phạt con

Khi con trẻ không muốn vâng lời, nhiều cha mẹ sẽ tức giận và không thể kiểm soát được thái độ, hành động, lời nói với con mặc dù rất yêu con.

Điều này xảy ra là do cha mẹ đã đặt nhiều kỳ vọng vào con cái và khi những kỳ vọng này đi ngược với thực tế, cha mẹ trở nên thất vọng. Tuy nhiên những cảm xúc này cần phải được kiểm soát.

Theo các nhà tâm lý học, việc cha mẹ la hét, mắng mỏ con có thể khiến trẻ gặp một số vấn đề trong tương lai như bị phụ thuộc vào những người có địa vị cao trong xã hội.

Quát mắng có thể khiến trẻ sau này bị phụ thuộc hơn (Ảnh minh họa).

4. Không nên phạt con ở nơi công cộng

Việc phạt con ở chỗ đông người, nơi công cộng sẽ khiến trẻ xấu hổ và tức giận. Trẻ sẽ cảm thấy nhục nhã và không muốn tình huống này lặp lại. Và đến khi trưởng thành, trẻ có thể trở thành người hoàn toàn dựa vào ý kiến của đa số vì không thể tự đưa ra quyết định của bản thân.

Các nhà tâm lý học khuyến cáo cha mẹ không nên sử dụng những cụm từ khi muốn trách phạt con như "Người khác sẽ nói thế nào?" bởi nó sẽ càng khiến tâm lý của trẻ thêm tồi tệ.

5. Nếu đã dọa sẽ phạt con thì phải phạt

Nếu đã nói sẽ phạt con thì cha mẹ nên làm điều đó vì theo các nhà tâm lý học, việc cha mẹ thất hứa còn tồi tệ hơn là không phạt.

Trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng cha mẹ chỉ nói vậy thôi và không còn tin hay e ngại vào những lời dọa đó nữa. Trẻ sẽ không thể phân biệt giữa tốt và xấu bởi vì cha mẹ không có một hệ thống quy định.

Tuy nhiên, cha mẹ có thể bỏ qua việc phạt con nếu ngăn chặn trước được hậu quả. Nhưng trong trường hợp này, người lớn nên giải thích cho trẻ rằng đó vẫn là hành vi không tốt và việc con không bị phạt lần này chỉ là ngoại lệ mà thôi.

6. Khi không biết lỗi thuộc về ai, hãy phạt tất cả

Nếu cha mẹ không chắc chắn bé nào có lỗi thì không nên chỉ phạt một trong số chúng. Trong tình huống khi con đang chơi cùng một người bạn, cha mẹ không nên chỉ trích đứa trẻ khác.

Nếu con ở với anh chị em và làm những việc đáng bị phạt, gây hậu quả nghiêm trọng thì tất cả nên bị phạt.

Nếu không làm như vậy, đứa trẻ bị phạt sẽ thiệt thòi và tổn thương, còn những đứa trẻ khác thì lại vô tư và tự đắc vì cho rằng mình sẽ không bao giờ phải chịu trách nhiệm trước mọi lỗi lầm gây ra. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của trẻ.

7. Trẻ chỉ nên bị phạt bởi những hành vi sai trái ở hiện tại thay vì quá khứ

Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc nuôi dạy trẻ mà cha mẹ cần nhớ đó là: "Trừng phạt - Tha thứ - Lãng quên".

Nếu trẻ liên tục bị phạt vì những sai lầm đã xảy ra trong quá khứ sẽ không thể trở thành một người mạnh mẽ. Trẻ sẽ sợ khi làm điều gì mới và chỉ thích sự ổn định. Hơn nữa, điều đó còn khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học hỏi từ chính sai lầm của mình.

Nếu trẻ mắc lỗi mà sau một thời gian dài cha mẹ mới phát hiện ra thì các nhà tâm lý học cũng không khuyến khích áp dụng hình phạt. Cha mẹ chỉ cần phân tích, giải thích để con hiểu và không tái phạm ở những lần sau.

8. Hình phạt phải phù hợp với độ tuổi và sở thích của con

Cha mẹ cần lưu ý hình phạt phải rõ ràng và cân bằng. Chẳng hạn khi trẻ bị điểm kém và khi trẻ làm vỡ cửa sổ, không nên đưa ra hình phạt giống nhau cho những sai lầm khác nhau. Lỗi nhỏ chỉ cần phạt nhẹ nhàng, lỗi lớn thì hình phạt cần đủ sức nặng.

Ngoài ra, cha mẹ nên tính đến độ tuổi và sở thích của con. Nếu trẻ thích dùng mạng xã hội, việc giới hạn thời gian sử dụng của chúng được xem là một hình phạt tốt và nếu không, cha mẹ nên đưa ra hình thức khác phù hợp hơn.

9. Không sử dụng những từ ngữ xúc phạm con

Khi thực sự bức xúc, tức giận, nhiều cha mẹ không kiềm chế được cảm xúc và buông những từ ngữ, lời nói không chuẩn mực với con cái. Các nhà tâm lý học khuyên cha mẹ chỉ nên dùng từ ngữ mang tính chất trung lập khi phạt con.

Khi sử dụng những từ ngữ nặng nề, xúc phạm con cái, đứa trẻ nhạy cảm có thể có vấn đề với lòng tự trọng bởi trẻ có thể sẽ ghi nhớ những lần cha mẹ nói lời nặng nề, đặc biệt là bé gái. Điều đó khiến trẻ bị xúc phạm, tự ti.

Vì vậy cha mẹ hãy cẩn trọng và kiểm soát cảm xúc với lời nói của mình khi trách phạt trẻ.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.