Nghịch cảnh không phải là bất hạnh, mà chính là món quà Trời ban
Có khi nào bạn rơi vào hố sâu tuyệt vọng, bế tắc muốn bỏ cuộc? Đọc những câu chuyện dưới đây có thể làm bạn nghĩ khác.
Lịch sử đã chứng minh, nếu như con người không chịu sự ép buộc thì sẽ không biết được bản thân có bao nhiêu khả năng phi phàm. Trong hoàn cảnh bắt buộc, thậm chí là hoàn cảnh tuyệt vọng, con người có thể kích phát ra được năng lực tiềm ẩn kinh người của mình.
Hơn hai ngàn năm trước, Việt Vương Câu Tiễn không ngừng nằm gai nếm mật, ngủ trên cỏ khô, bắt buộc bản thân không được quên đi mối nhục diệt quốc, phải khôi phục lại đất nước. Cuối cùng trời cao cũng không phụ lòng người, ông chuyển bại thành thắng, trở thành vị bá chủ cuối cùng trong thời Xuân Thu.
Trong trận chiến giữa Sở Bá Vương Hạng Vũ và quân Tần, sau khi Sở quân cực khổ băng qua Chương Hà, Hạng Vũ liền mệnh lệnh cho binh sĩ đập vỡ tất cả các nồi nấu cơm, phá hỏng những chiếc thuyền dùng để vượt sông. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hạng Vũ, Sở quân lấy một địch mười, lấy mười địch trăm, liều mạng giết chết quân địch, cuối cùng đánh bại quân Tần.
Vương Dương Minh nhẫn nhục chờ thời
Vào những năm Chính Thống của triều Minh, Minh Anh Tông bị bộ tộc Ngõa Lạt của Mông Cổ bắt làm tù binh, triều đình chi ra một khoản tiền lớn cầu hòa. Lúc đó Vương Dương Minh chỉ mới mười mấy tuổi nhưng lại chịu kích thích sâu sắc, ông quyết định phải học tốt binh pháp, tận trung báo quốc.
Vào năm 28 tuổi, Vương Dương Minh thông qua kỳ thi, gia nhập vào bộ chính trị. Lẽ ra ông có thể tận hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý, không lo không nghĩ, nhưng ông lại không nhìn nổi tên hoạn quan Lưu Cẩn chuyên quyền, lộng hành. Bèn dâng tấu thư tố cáo Lưu Cẩn khiến Lưu Cẩn tức giận. Cuối cùng ông bị phạt đánh bốn mươi trượng, bị điều đến Long Trường, Quý Châu, ở Long Trường làm cai trạm.
Trên đường đi, ông còn bị Lưu Cẩn phái người truy sát, phải giả vờ nhảy sông tự vẫn mới thoát khỏi. Long Trường là một nơi núi cao trùng điệp, người Miêu, người Liêu đều ở đây sinh sống. Mặc dù hoàn cảnh ở Long Trường vừa tịch mịch, lại vừa khó khăn, nhưng Vương Thủ Nhân vẫn không từ bỏ ý chí. Ông bắt đầu dạy cho người địa phương lễ nghi phong tục, và nhận được sự yêu quý kính trọng của mọi người.
Vương Dương Minh kết hợp với kinh nghiệm trong những năm qua, ngày đêm không ngừng phản tỉnh. Cuối cùng có một ngày, vào lúc nửa đêm, ông đột nhiên giác ngộ ra. Ông cho rằng tâm chính là thứ cơ bản nhất dùng để cảm ứng vạn vật, vì vậy đề xuất mệnh đề “tâm tức lý”. Nhận ra rằng “Thánh nhân chi đạo, ngộ tính tự túc, hướng chi cầu lý ư sự vật giả ngộ dã“. Đây cũng chính là câu chuyện “Long Trường Ngộ Đạo” trứ danh.
Con người cần phải ép buộc bản thân, khi là một thư sinh ông làm thơ, sáng tác văn, đọc sách của Nho gia. Hơn nữa Vương Dương Minh tự ép bản thân mình phải học binh pháp, để làm nền móng cho ngày sau dẫn binh bình định phản loạn.
Trong hoàn cảnh ác liệt áp bức, ông cũng không hề để ý gian nan, giáo dục, cải tạo nền tảng cho người dân địa phương. Không ngừng nghiên cứu chuyên sâu, cuối cùng tạo ra Long Trường Ngộ Đạo, sáng lập ra phái Dương Minh tâm học, có ảnh hưởng đến hậu thế trong mấy trăm năm qua.
Hàn Tín quyết tử chiến cuối cùng toàn thắng
Còn như Hàn Tín khi bị đưa vào tử trận, chỉ với vài vạn binh lực phải chiến đấu với hai mươi vạn quân Triệu, mà các binh sĩ của ông lúc ấy có rất nhiều người chưa từng trải qua huấn luyện quân sự nghiêm ngặt. Lúc này ông đã quyết định sử dụng chiến thuật “bối thủy nhất chiến”, đây là điều đại kỵ trong các phương pháp chiến đấu của nhà binh.
Bởi vì chiến thuật này cũng giống như đưa binh si vào chỗ chết, không có đường lui, chỉ có thể không ngừng chém giết kẻ địch để phá trùng trùng bao vây. Dùng chiến thuật này binh sĩ cũng không có đường bỏ trốn, chỉ có thể liều mạng tử chiến, cuối cùng mới giành được toàn thắng.
Ngoài ra, Hàn Tín cũng được nhiều người biết đến với nỗi nhục phải chui qua háng của kẻ vô lại. Trong lịch sử Trung Quốc, tên tuổi của Hàn Tín gắn liền với những trận đánh nổi tiếng. Ông được ca ngợi có tài dụng binh trác tuyệt, để lại rất nhiều chiến công lừng lẫy và vô số sách lược cầm binh.
Mỗi người sinh ra đều có khả năng tiềm ẩn. Vậy nên khi đối mặt với áp lực, bạn không cần lo lắng, có lẽ đây chỉ là khảo nghiệm mà cuộc sống tạo ra cho bạn. Bạn nên tin tưởng bản thân mình có thể xử lý tốt tất cả mọi việc.
Nhiều khi thứ bạn không thích lại chính là thứ bạn cần thiết. Thứ bạn chán ghét lại là thứ tốt đối với bạn. Những người làm thành việc lớn đều hiểu cách “ép buộc” bản thân. Mà những người chỉ biết thuận theo sở thích của bản thân, cầu mong điều vui vẻ thì rất khó làm nên việc lớn.
Tăng Quốc Phiên vượt qua hiểm cảnh cuối cùng làm nên sự nghiệp vĩ đại
Có một lần Tăng Quốc Phiên nói với bộ hạ của mình rằng: “Lão phu sống hơn năm mươi tuổi, trải qua không ít sự đời, cũng nhận ra một điều rằng trong thiên hạ này, thành công một nửa là do bị kích thích và ép buộc tạo ra. Vì vậy khi chúng ta gặp phải khó khăn, cứ xem đó như là kích thích và bắt buộc”.
Con người cần phải chịu kích thích và ép buộc mới có thể thật sự làm nên sự nghiệp. Bị đánh bại, bị xem thường, bị nhục nhã không phải là việc xấu, ngược lại tất cả những việc này còn kích thích một phần tiềm năng trong người bạn, ép bạn phải xuất ra lực chiến đấu, như vậy mới có thể làm nên việc lớn.
Đường Hạo Minh, chuyên gia nghiên cứu về Tăng Quốc Phiên từng nói rằng: Tăng Quốc Phiên là một quan viên cũng là một văn nhân, trên thực tế ông cũng vì bị bắt buộc nên mới trở thành một nhà quân sự nổi tiếng.
Trong mười năm giao chiến cùng quân Thái Bình, Tăng Quốc Phiên nhiều lần lâm vào hiểm cảnh, ba lần định tự sát, cuối cùng đều bị thủ hạ ngăn cản. Những thành công trong thiên hạ này có một nửa là do bị ép buộc và kích thích.
Khi gặp khó khăn cứ xem như đó là kích thích và ép buộc, là nguyên tố không thể thiếu đưa chúng ta đến thành công. Chính vì suy nghĩ và tín niệm như vậy mà một thư sinh Tăng Quốc Phiên mới có thể chỉ huy quân đội, làm nên một sự nghiệp vĩ đại vượt ra khỏi học vấn và đạo đức.
***
Người có tri thức thì có thể tự nhìn rõ bản thân mình, đồng thời biết cách phát huy bản thân. Chính bản thân mình mới là căn nguyên của tất cả mọi chuyện. Khi nhìn nhận sự việc, sự vật cần phải nhìn từ ngoài vào trong.
Thông qua việc quan sát người khác, bạn có thể càng thêm nhận rõ bản thân hơn nữa. Những thứ bạn nhìn thấy được trên người người khác thật ra là bạn đang nhìn thấy chính bản thân mình phản ánh trên đó.
Một người thật sự lương thiện là cho dù bạn có đối xử với người đó như thế nào thì họ cũng chỉ thể hiện sự bình tĩnh, lương thiện. Bởi vì con người của họ vốn dĩ chính là như vậy.
Nếu như trong tim có yêu thì đôi mắt sẽ chỉ nhìn thấy được hy vọng.
Nếu như trong lòng không thể bình tĩnh, thì cũng không có cách nào nhìn thấy cái đẹp của người khác.
Nếu bạn muốn được hạnh phúc, trước tiên hãy thử mỉm cười với chính bản thân mình.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.