Người đàn ông Việt Nam vẫn bị trục xuất dù đã có con với thường trú nhân Úc
Vợ của một người đàn ông Việt Nam (có tên viết tắt là HPN), đã xin Bộ trưởng Di trú Peter Dutton cho anh được ở lại để hỗ trợ nuôi cô con gái mới 10 tháng tuổi.
Anh HPN đến Úc bằng thuyền năm 2010 khi mới 12 tuổi và đã bị giam tại khu giam giữ cộng đồng ở Perth trong vòng 7 năm qua cùng những trẻ vị thành niên không có người đi kèm xin tị nạn khác.
Anh đã gặp vợ của mình là cô Kesinee Kingrak khi cả hai cùng theo học tại trường cao đẳng cộng đồng Greenwood và bắt đầu hẹn hò từ năm 2014. Con gái của họ, bé Lily, được sinh ra vào tháng 2 và họ dự định công bố đính hôn vào năm mới.
Đơn xin tình trạng người tị nạn của anh đã bị từ chối năm 2011 và sau đó được xem xét lại sau một vụ vi phạm về dữ liệu.
Anh được đưa ra khỏi khu giam giữ cộng đồng để đến trung tâm giam giữ nhập cư ở Perth vào ngày 22/12, một ngày trước sinh nhật lần thứ 20.
Hôm thứ Năm, luật sư của anh đã đệ đơn lên toà án liên bang xin xem xét lại đơn xin tị nạn của anh dựa trên cơ sở rằng việc từ chối hồ sơ của anh lần đầu tiên đã không xem xét tất cả các yếu tố liên quan.
Toà án tối cáo trong tháng này đã có một phiên điều trần về quy trình đánh giá nhanh áp dụng cho những người xin tị nạn đến Úc bằng thuyền, một quy trình không đúng luật đã được áp dụng trong trường hợp của anh HPN. Legal Aid Victoria đã nói rằng quy trình này “về cơ bản là không công bằng”.
Bà Anna Copeland, một luật sư từ Công ty Giáo dục Pháp lý Vận động Cộng đồng Phương Nam đã viết thư gửi ông Dutton vào tuần trước xin can thiệp để cho phép anh HPN nộp đơn xin visa partner tạm thời. Đây là cách giúp anh có thể được ở lại với cô Kingrak và bé Lily.
Bà cho rằng cô Kingrak rất căng thẳng về việc bị buộc phải rời xa chồng mình là anh HPN.
Tuy nhiên, Bộ Nội vụ cho rằng vì anh HPN nằm trong đối tượng đến Úc trái phép bằng thuyền và hồ sơ tị nạn của anh được đánh giá theo quy trình trái với quy chuẩn nhập cư thông thường.
Anh không đáp ứng bất kể một hạng mục chuẩn nào để có được sự can thiệp từ Bộ trưởng. Là thuyền nhân, anh không được nộp đơn xin bất kể loại visa nào.
Copeland đang tìm kiếm điều kiện miễn trừ theo mục 195A của Đạo luật Nhập cư năm 1958, trong đó có ghi rõ Bộ trưởng có thể cấp bất kỳ loại visa nào đối với một người bị giam trong trung tâm giam giữ nhập cư "nếu Bộ trưởng cho rằng đó là vì lợi ích cộng đồng ".
Trong một bức thư gửi tới Bộ Di trú, bà Copeland cho biết việc trục xuất anh HPN có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cô Kingrak, một thường trú nhân Úc, và bé Lily, một công dân Úc, khi chia cắt sự hỗ trợ của người cha và biến cô Kingrak trở thành một bà mẹ đơn thân.
Bà yêu cầu ông Peter Dutton cấp một visa partner tạm thời nhằm cho phép anh HPN được làm việc và sống cùng cô Kingrak để xin visa vợ/chồng vĩnh viễn.
Nếu anh HPN bị trục xuất, bà Copeland cho biết, có thể mất vài năm để anh có thể được phép xin nhập cư vào Úc một lần nữa và có thể có đủ tiền để chi trả khoản phí 8,000 đô cho visa partner.
Bà Copeland cho biết việc tạm giam anh HPN đã gây ra “sự đau khổ không đáng có”, bao gồm việc khiến anh bỏ lỡ dịp Giáng sinh đầu tiên cùng con gái.
Trong một tuyên bố, một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết Bộ không thể đưa ra bình luận về trường hợp của từng cá nhân, tuy nhiên “những cá nhân không có lý do gì để ở lại nước Úc dự kiến sẽ bị trục xuất.”
Theo Baouc
Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi
Các ɓác sĩ ʋề sảп ƙɦoɑ ƙɦᴜyếп cáo ɾằпɢ, ɱẹ ɓầᴜ пêп cɦú ý ᵭếп пɦữпɢ cử ᵭộпɢ ɓấł łɦườпɢ củɑ łɦɑi пɦi ʋì пó có łɦể cɦíпɦ là “łiếпɢ ƙêᴜ cứᴜ” ɱà coп ɢửi ᵭi. Nếᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ łɦời ρɦáł ɦiệп, ɾấł có łɦể sẽ có пɦữпɢ ɦậᴜ qᴜả ƙɦôп lườпɢ xảy ɾɑ.