Người đứng đầu Bộ Di trú Úc bị điều tra vì lạm quyền
Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton đang vướng vào rắc rối lớn, sau một loạt cáo buộc liên quan đến việc can thiệp chiếu khán trong lúc giữ chức Bộ trưởng Di trú. Thượng viện Úc đang xem xét kỹ lưỡng 14 cáo buộc. Đáng chú ý có nhiều cáo buộc cho rằng, ông Dutton đã lạm quyền và không nghe theo lời khuyên từ nhân viên di trú cấp dướiTổng trưởng Nội vụ.
Ủy ban Các vấn đề pháp lí Thượng viên, ngày hôm nay đã xem xét các cáo buộc lạm quyền của Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton, theo yêu cầu của Thượng nghị sĩ đảng Lao động Murray Watt.
Theo cáo buộc này, kể từ năm 2015, ông Peter Dutton đã chống lại lời khuyên của các nhân viên di trú, và cấp 2 chiếu khán cho khách du lịch đến từ Âu châu.
Trong buổi giải trình với Ủy ban Thượng viện, Giám đốc điều hành AFL, ông Gillon McLachlan cho biết, đã yêu cầu nhân viên của mình liên lạc với Bộ Di trú về quyết định trục xuất đối với 2 người Pháp. Qua màn hình trực tuyến, ông McLachlan giải thích:
“Người anh họ của tôi, Callum McLachlan, đã gọi điện cho tôi, và tỏ vẻ lo sợ. Anh ấy nói muốn liên lạc với văn phòng di trú, nhưng hôm nay là Chủ nhật, văn phòng đóng cửa. Anh ấy muốn làm người đại diện, bởi vì anh cảm thấy có sai sót trên visa”
AFL boss Gillon McLachlan directed staff to check on a visa application of an Argentine polo player. (AAP)
“Tôi có mối quan hệ đồng nghiệp với Bộ trưởng, về mặt chính trị. Ông ta từng có khoảng thời gian làm Bộ trưởng Thể thao. Tôi nghĩ, đã gặp ông Dutton khoảng 6 lần.”
Ngoài những cáo buộc kể trên, ông Peter Dutton còn bị nghi ngờ có liên quan đến việc giải cứu một phụ nữ người Ý khỏi lệnh trục xuất, sau khi được một cựu đồng nghiệp ở Sở Cảnh sát Queensland nhờ cậy.
Tuy nhiên, Thư kí Bộ Nội vụ Michael Pezzullo đứng ra bênh vực rằng, trong suốt thời gian giữ chức tại Bộ Di trú, ông Dutton đã có toàn quyền quyết định hơn 4000 visa, kể từ tháng 12 năm 2014. Và ông không vi phạm bất kì điều gì, như cáo buộc kể trên.
“Bộ trưởng có thể xem xét lại một loạt các yếu tố và bằng chứng, sau đó ông sẽ quyết định xem có nên can thiệp hay không. Và mọi quyết định cấp chiếu khán sau cùng là tùy thuộc vào Bộ trưởng Di trú”
“Bộ trưởng có thể xem xét lại một loạt các yếu tố và bằng chứng, sau đó ông sẽ quyết định xem có nên can thiệp hay không. Và mọi quyết định cấp chiếu khán sau cùng là tùy thuộc vào Bộ trưởng Di trú”
Ông Dutton đảm nhận vai trò bảo vệ biên giới và nhập cư từ tháng 12 năm 2014, và trở thành Tổng trưởng Nội vụ vào cuối năm 2017.
Thượng nghị sĩ Eric Abetz, một trong những người ủng hộ tích cực cho ông Dutton trong vị trí lãnh đạo hồi tháng trước, cũng đã nhanh chóng lên tiếng bảo vệ Bộ trưởng.
“Tôi nghĩ rằng, tất cả chúng ta nên tổ chức ăn mừng, khi mà Bộ Di trú và Bộ trưởng có thể đưa ra những quyết định về chiếu khán nhanh chóng, hơn là việc bắt giữ một người nào đó không cần thiết”
Thư kí Bộ Nội vụ Pezzullo
Thư kí Bộ Nội vụ Pezzullo xác nhận rằng, chính ông là người yêu cầu cảnh sát Liên bang điều tra những rò rỉ thư điện tử, liên quan đến việc cấp chiếu khán cho 2 trường hợp kể trên.
"Đây là việc tôi nên làm, là nhân viên Bộ Di trú. Tôi có trách nhiệm nhận dạng và tố giác những việc làm sai trái. Tất cả chỉ vì sự công bằng cho người dân mà thôi”
Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton đã không có mặt để nghe phần giải trình. Đảng Lao động, thì tỏ ra thất vọng về việc này. Trong khi Thượng nghị sĩ Abetz cho rằng việc này chỉ làm tốn thời gian mà thôi.
Theo kế hoạch, vào tuần tới, đảng Xanh sẽ yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm đối với Bộ trưởng Peter Dutton.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.