RSS

Người Hoa ở Mỹ không thể chịu nổi những điều này sau khi về nước

21:32 06/11/2019

Những người Hoa đi di dân và du học sinh sống ở Mỹ vài năm sẽ quen dần với thói quen sinh hoạt ở Mỹ, khi quay về Trung Quốc, có rất nhiều người không còn quen được với một vài cách sinh hoạt trong nước nữa, không còn cho rằng đó là “lẽ dĩ nhiên” nữa, có một số điều còn gây ra không ít mâu thuẫn, thật sự không thể chịu nổi.

Trong một bài viết trên mạng xã hội, tác giả nói rằng bạn của mình sống ở Mỹ đã lâu, sau khi về Trung Quốc, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với người thân vì một số thói quen sinh hoạt. Nhỏ thì là việc quả chuối tiêu bị đen rồi còn ăn được không, lớn thì là quan niệm về công việc và quan niệm chọn bạn đời.

Những người Hoa sống ở ngoại quốc đã lâu, khi về nước thì thường xung đột với người nhà về rất nhiều vấn đề. Dưới đây tác giả có liệt kê một vài việc mà người Hoa “không chịu nổi” khi về Trung Quốc:

Tình yêu và công việc

Tác giả cho biết người Mỹ chọn người yêu thường sẽ xem trọng cảm giác đối với một người, các con sẽ lựa chọn người mà mình yêu thích để làm bạn đời. Thế nhưng ở Trung Quốc, cha mẹ lại thích đưa con đi xem mặt, sợ con mình bị lừa, luôn muốn tìm cho con một người bạn đời “môn đăng hộ đối”.

Trong công việc, các bậc phụ huynh ở Trung Quốc mong con tìm được một công việc “cao cấp” một chút, có “thể diện” một chút, vừa kiếm được nhiều tiền, lại vừa nở mày nở mặt, còn con cái thì lại muốn tìm được công việc mà mình cảm thấy hứng thú. Quan điểm của rất nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc là “con tôi thì tôi phải quản”, các con thì lại nghĩ “không muốn bố mẹ can thiệp vào sự lựa chọn của mình”.

Ngoài những mâu thuẫn xảy ra trong gia đình vì thói quen sống, có rất nhiều vấn đề trong xã hội cũng khiến người Hoa không chịu nổi khi về nước

Không xếp hàng, xô đẩy

Người Trung Quốc ở trong nước thường không xếp hàng, cứ cho là có xếp thì cũng xô đẩy nhau hoặc chen ngang khi người khác đang xếp hàng.

Khạc nhổ, đi vệ sinh, vứt rác bừa bãi

Mức độ sạch sẽ trên đường phố ở Trung Quốc khiến người ta phải quan ngại, có người tùy tiện vứt rác xuống đường, bốc mùi hôi, nhiều khi đang đi thì nhìn thấy có người khạc nhổ bừa bãi hoặc người lớn cho trẻ nhỏ đi vệ sinh ngay trên đường, cảm giác rất khó chịu.

Trên đường phố thường thấy cảnh có người hút thuốc ở nơi công cộng hoặc vừa đi trên đường vừa nhả khói, còn mình đi phía sau nghẹt thở, hiện tượng này rất ít khi thấy ở Mỹ.

Nhà vệ sinh công cộng dơ bẩn và không có giấy

Ở Mỹ, thường nhà vệ sinh công cộng đều được lau dọn sạch sẽ và đều sẽ có đủ giấy vệ sinh và giấy lau tay. Nhưng về đến Trung Quốc, thường thì chỉ ở những nơi lớn như trung tâm thương mại thì mới tìm được nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, nhưng nhất định phải nhớ luôn mang giấy bên mình, bởi việc nhà vệ sinh không có giấy là chuyện bình thường.

Công việc luôn phải làm lại

Tác giả cho biết bạn mình từng gặp phải rắc rối khi gọi người đến lót sàn, sau khi làm xong dùng chưa đến 3 tháng thì sàn đã hai lần bị lệch, lại phải gọi người đến sửa.

Ở Mỹ hầu như không gặp phải việc này, khi gọi người đến lót sàn, dùng mấy năm cũng không bị lệch. Ở Mỹ làm bất cứ việc gì, dù là bác sĩ, hay nhân viên trang trí đều cần có bằng cấp, nếu gặp sự cố, khách hàng có thể đi kiện. Ở Trung Quốc thì có thể là không tìm được người đó nữa.

Không hiểu lắm các mối quan hệ tình cảm

Người Hoa khi về nước khó tránh bị họ hàng bạn bè “tra hỏi” một lượt, làm công việc gì, kiếm bao nhiêu tiền v.v… Nếu xử sự tốt thì có thể sẽ có nhiều người muốn kết thân với bạn, còn nếu không có thể mối quan hệ cũng trở nên lạnh nhạt, ngượng ngập.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.