RSS

Người Hồng Kông sẵn sàng biểu tình rầm rộ hơn

08:00 20/08/2019

Người Hồng Kông đã lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình tiếp theo trong những tuần tới, gồm cuộc đình công trên các quận toàn thành phố, theo bản tin ngày 19/8 của Reuters.

Hồng Kông đang tăng tốc cho nhiều cuộc biểu tình hơn trong tuần này, sau khi hàng trăm ngàn người biểu tình chống chính phủ bất chấp mưa lớn tham dự cuộc tuần hành hòa bình hôm Chủ nhật (18/8), một sự thay đổi lớn so với những cuộc biểu tình trước đó thường xảy ra xung đột bạo lực.

Hôm thứ Hai (19/8), cảnh sát nói, cuộc biểu tình hôm Chủ nhật chủ yếu là hòa bình, nhưng sau đó xảy ra các hành vi vi phạm trị an công cộng do người biểu tình làm hư hại các tòa nhà văn phòng chính phủ, chiếu tia laser vào cảnh sát.

Người biểu tình tràn khỏi công viên Victoria – địa điểm cảnh sát cho phép tiến hành cuộc biểu tình. Họ hô vang khẩu hiệu kêu gọi nhà lãnh đạo Carrie Lam, người được Bắc Kinh hậu thuẫn từ chức. Theo ước tính của ban tổ chức, khoảng 1,7 triệu người tham dự biểu tình hôm Chủ nhật, cho thấy phong trào này vẫn được ủng hộ rộng rãi.

Biểu tình ở Hồng Kông, Trung Quốc, ngày 18/8/2019. (Ảnh: Reuters/ Aly Song)

Các cuộc biểu tình bước vào tuần thứ 11, bắt nguồn từ phản đối dự luật dẫn độ hiện đang bị đình chỉ. Nếu dự luật này được thông qua, người Hồng Kông hoặc du khách nước ngoài tới đặc khu đều có thể bị đưa sang Trung Quốc và đối mặt với các cuộc xét xử bất công, kể từ đó đã trở thành các cuộc biểu tình kêu gọi dân chủ rộng lớn hơn. Đã có hơn 700 người bị bắt kể từ các cuộc biểu tình từ khi diễn ra vào tháng Sáu.

Hồng Kông, thuộc địa của Anh được trao trả cho Trung Quốc đại lục vào năm 1997 dưới nguyên tắc “Một quốc gia, Hai chế độ”, hứa hẹn các quyền tự do trên diện rộng mà công dân Trung Quốc ở đại lục không được hưởng, trong đó có tự do phản kháng. Nhiều người dân Hương cảng tin rằng, Bắc Kinh đang làm xói mòn các quyền tự do đó. Các cuộc biểu tình đã đặt ra một trong những thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Luận điệu của chính quyền trung ương Bắc Kinh ngày càng kiên quyết đối với các cuộc biểu tình, cáo buộc các quốc gia nước ngoài, bao gồm Hoa Kỳ kích động tình trạng bất ổn.

Hôm Chủ nhật, Tổng thống Trump nói, Nhà Trắng muốn Bắc Kinh giải quyết các vấn đề biểu tình trước khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đạt được thỏa thuận thương mại. Trước đó, ông tuyên bố Trung Quốc phải nhân đạo với Hồng Kông.

Nhật báo Nhân dân của ĐCSTQ hôm thứ Hai xuất bản một bài xã luận nói rằng những ảnh hưởng thù địch từ nước ngoài đã kích động phong trào phản khảng. Tờ báo nói, các cuộc biểu tình mang đặc điểm của “cách mạng màu” đề cập đến các cuộc nổi dậy quần chúng ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Ukraine đã hạ bệ các nhà cai trị cố thủ quyền lực.

Trung Quốc cũng đã gây áp lực mạnh tới các công ty lớn ở Hồng Kông như Cathay Pacific (0293.HK). Giám đốc điều hành Cathay Rupert Hogg từ chức gây sốc cho giới tài chính kinh doanh, khi Bắc Kinh nhắm mục tiêu vào Cathay bởi nhân viên của hãng tham gia biểu tình.

Hôm thứ Sáu (16/8), truyền hình nhà nước Trung Quốc công bố việc từ chức đột ngột này, theo Reuters, động thái đó như một tín hiệu gửi tới các công ty đa quốc gia khác như HSBC Holdings (HSBA.L) và Jardine Matheson Holdings (JARD.SI).

Nguồn: Dkn.tv

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.