Người Mỹ cứu trợ thiên tai: Lòng tốt không phụ thuộc vào tiềm lực tài chính
Mùa mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên vẫn chưa qua đi, nghĩ về nỗi thấp thỏm, khổ sở của người dân những vùng hay hứng chịu thiên tai, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta càng thêm trân trọng tình người và sự chân thật khi giúp đỡ người gặp nạn trong thảm họa.
Tại sao lại là sự “chân thật”? Bởi lòng tốt không phụ thuộc vào sự kêu gọi, vào cái danh, hay ở cái thế hùng mạnh về tài vật để dễ dàng đi tới quyết định làm điều tử tế.
Cũng giống như rất nhiều những khu vực khác trên thế giới, ở vị trí địa lý đặc biệt, luôn phải sống cùng nỗi lo sợ thiên tai ập đến, Mỹ cũng thường xuyên phải chống chọi với bão lớn kỷ lục. Những gì người Mỹ làm để giúp đỡ nhau sau cơn bão không chỉ là thể hiện của tiềm lực kinh tế hùng mạnh, mà hơn cả đó là tính nhân văn, là sự thực lòng quan tâm tới lợi ích của người khác.
Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (Fema) của Hoa Kỳ với một dòng ngắn ngủi trong Tuyên bố sứ mệnh của mình: “Giúp đỡ mọi người trước, trong và sau thảm họa”, có trách nhiệm cung cấp các khoản trợ cấp cho chính quyển tiểu bang, địa phương, các bộ lạc, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức tôn giáo… để thực hiện các dịch vụ quan trọng và thiết yếu cho người dân trước, trong và sau thảm họa. Sau cơn lũ lịch sử ở Louisiana năm 2016, Fema đã chi 5 tỷ đô-la để giúp người dân khu vực này phục hồi lại đời sống bình thường. Hơn 83.000 hộ gia đình đã được nhận trợ cấp, 4.300 hộ gia đình được hỗ trợ phòng khách sạn, 1.200 hộ gia đình tìm được nơi ở mới.
Nhưng những con số ấn tượng của Fema vẫn không làm hài lòng người dân Mỹ, và tổ chức này vẫn liên tục bị kêu ca là chưa làm tốt việc của mình trong khi nước Mỹ phải đón những siêu bão như Andrew, Florida, Katrina, Maria, Harvey… Vì với người Mỹ, cứu giúp người gặp nạn không phải chỉ ở số tiền thật lớn, mà quan trọng nhất là phải đặt mình được vào vị trí của người khác, là ở sự tinh tế quan sát và cảm nhận. Những điều đó lại chỉ có thể được hỗ trợ bởi lòng trắc ẩn và bao dung biết nghĩ cho người.
Trong bão Andrew và Katrina, Fema bị chỉ trích vì đã không phản ứng nhanh, thiếu kỹ năng quản lý chăm sóc và di dời lượng người khổng lồ ra khỏi nơi bị ảnh hưởng. Tính mạng và trải nghiệm về thể chất lẫn tinh thần của người dân đang gặp nạn là điều được đặt lên hàng đầu, khi người giúp đỡ không thể thỏa mãn được điều đó thì là chưa làm tốt vai trò của mình. Giám đốc Michael D. Brown vì thế đã bị miễn chỉ huy chiến dịch cứu hộ và sau đó phải từ chức.
Thậm chí trong cơn bão Maria, Fema còn bị chỉ trích chỉ vì đã cung cấp đồ ăn nhẹ không có lợi cho sức khỏe như bánh kẹo ngọt, hay việc người dân gốc Nam Mỹ được yêu cầu điền các loại giấy tờ hỗ trợ bằng tiếng Anh chứ không phải bằng tiếng Tây Ban Nha. Ngày nay, vào trang web của Fema, công dân Mỹ cần hỗ trợ có thể đọc được hướng dẫn bằng 21 thứ tiếng.
Chuyên gia huấn luyện bán hàng Francis Hùng từng chia sẻ: “Nền văn hóa Hoa Kỳ có truyền thống đề cao tính nhân văn, tức là xem trọng con người. Người Mỹ xem nhu cầu của người khác là rất quan trọng, nên làm việc gì họ cũng để ý đến nhu cầu của người khác. Chính vì xem trọng nhu cầu của người khác, nên nhu cầu của chính mình cũng được tôn trọng”.
Ông cho rằng, người Mỹ có “truyền thống nhạy cảm quan sát người khác”, nên dịch vụ của Mỹ thường được xếp hạng cao. “Dịch vụ khách hàng của Mỹ rất ít cái gọi là ‘kỹ năng’. Nó không phải là ‘kỹ năng’, nó là thật (Authentic, real), sự tự động phục vụ người khác nằm trong động lực tự nhiên của từng cá thể trong xã hội, nên họ làm điều đó rất ‘bình thường’. Nhưng sự ‘bình thường’ của họ thật đáng ngưỡng mộ, và cũng không ngoa khi nói rằng sự ‘bình thường’ của người Mỹ lại trở nên khác thường ở một số quốc gia khác”, ông Hùng chia sẻ.
Điều này thể hiện càng rõ trong tình huống hoạn nạn. Sau khi cơn bão Sandy đi qua, khi một khu vực rộng lớn của New York mất điện do nhà máy điện bị nổ, rất nhiều những “cơ sở” sạc pin miễn phí của người dân đươc mọc lên. Và có một cách sáng tạo khác để tạo ra điện là… đạp xe đạp trên đường phố.
Những địa điểm cung cấp thức ăn miễn phí, hay cách một cậu bé biểu diễn những màn ảo thuật vụng về để quyên góp tiền cho nạn nhân thiên tai, thật đáng trân trọng và khiến ai cũng phải nở nụ cười ấm áp trong mùa đông khắc nghiệt năm ấy.
Trang tin Atlas Obscura đã có bài viết với tiêu đề: “Năm 2017 mang lại những thảm họa, và cũng mang những phần tốt nhất của con người thể hiện ra”, và rất nhiều những ví dụ khác về lòng tốt của người Mỹ sau thảm họa đã được báo giới quốc tế ghi nhận.
Giúp đỡ người khác là việc bạn có thể làm bất kỳ điều gì dù nhỏ bé trong khả năng của mình, bằng cách thấu hiểu và đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích bản thân. Nó không phải ở những khoản tiền thật lớn, những màn trao tặng, tổng kết hoành tráng dưới sự tác nghiệp của các phóng viên. Việc tốt cũng không phải chỉ thực hiện được khi bạn có đầy đủ điều kiện vật chất, không phải lo nghĩ gì cho mình nữa thì mới đi lo cho người khác.
Cách người Mỹ “đòi hỏi” và “chỉ trích” cơ quan cứu trợ thảm họa vốn được rất nhiều quốc gia ngưỡng mộ, cách họ giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, nói lên một điều rằng, việc tốt giúp người khác cũng cần được thực hiện với sự chân thành. Không phải chỉ việc người gốc Việt hay người gốc Mexico cũng được nhà nước Mỹ cho tiền xây nhà chống lũ, mà chính từ cái đơn yêu cầu hỗ trợ đưa cho họ được viết bằng thứ tiếng gì mới làm nên sự khác biệt của tính nhân văn Mỹ. Không phải việc cung cấp cho người gặp nạn đồ ăn thức uống, mà chính từ việc để tâm xem đồ ăn đó có thực sự tốt cho họ hay không mới làm nên sự khác biệt của tính nhân văn Mỹ.
Chính là “điều gì mình không muốn thì chớ làm cho người”, như lời Khổng Tử, hay “ngươi sẽ yêu mến đồng loại ngươi như chính mình” được ghi trong kinh Cựu Ước. Một xã hội có niềm tin vào điều tốt đẹp, vào người khác thì mỗi cá nhân sẽ không ngần ngại làm điều tốt đẹp và không có sự hoài nghi. Một xã hội có niềm tin sẽ sinh ra những con người tự giác và kỷ luật. Một xã hội có niềm tin cũng sẽ sinh ra những con người biết ước mơ và nỗ lực vì giấc mơ của mình, bởi họ biết sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ và tin tưởng khi cần.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.