Nɢười ρɦụ пữ ƙiêп qᴜyếł ɱổ ᵭẻ, ɓác sĩ łɦáп ρɦục: 'Bé ɓị ɗây ɾốп łɦắł пúł, liпɦ cảɱ củɑ пɢười ɱẹ qᴜá łᴜyệł ʋời'
Ôпɢ ɓà có câᴜ: "Cɦửɑ ᵭẻ cửɑ ɱả", ý пói ʋề пɢᴜy ɦiểɱ ƙɦi siпɦ пở củɑ пɢười ρɦụ пữ.
Ông bà có câu: "Chửa đẻ cửa mả", ý nói về nguy hiểm khi sinh nở của người phụ nữ. Có nhiều chị em trải qua cả thai kỳ nhẹ nhàng, suôn sẻ nhưng khi lên bàn sinh mới biết thế nào là "cửa tử". Câu chuyện sinh con của mẹ bé Minhon mới đây cũng là một bài học để nhiều chị em đang mang thai cần thật lưu ý, cẩn trọng.
Con sinh ra dây rốn thắt nút, bác sĩ khen linh cảm tuyệt vời của người mẹ
Chia sẻ với Emdep.vn, mẹ Minhon cho biết mình mới sinh con được 10 ngày. Vợ chồng chị mong con 2 năm nay nên từ khi có thai rất kỹ càng trong việc chăm sóc sức khoẻ cũng như thăm khám, siêu âm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ sản khoa, không bao giờ dám lơ là.
Mẹ Minhon tâm sự: "Mình đi khám thì tất cả mọi thứ đều bình thường và em bé phát triển tốt. Do đó không riêng gì bác sĩ mà tất cả mọi người xung quanh đều khuyên mình nên sinh thường. Bản thân mình cũng "to con", có sức khoẻ, tháng cuối thai kỳ vẫn chạy xe máy nhong nhong. Nhưng không hiểu sao từ lúc cấn bầu mình đã nghĩ mình không thể đẻ thường được, mình không có khả năng và không có sức khoẻ để sinh thường".
Chính vì suy nghĩ đó của bản thân nên qua 20 tuần thai, chị rất chịu khó ăn uống để mong vào con, nhỡ có sinh non thì con cũng nặng cân hơn chút. Qua tuần 36 thì chị lại mang tâm lý sợ lưu thai nên dự sinh là 29/12 nhưng 18/12 đã quyết định kết thúc thai kỳ sớm hơn khi em bé được hơn 38 tuần và khăng khăng phải mổ đẻ mới chịu.
Khi Minhon được 38 tuần 3 ngày, mẹ bé quyết định lên bàn mổ. Bác sĩ chị theo cho biết rất tôn trọng linh cảm của người mẹ vì điều này rất thiêng liêng. Do đó bác sĩ đồng ý mổ đẻ cho mẹ Minhon. Vì chỉ gây tê màng cứng nên trong ca phẫu thuật bắt con, mẹ Minhon khá tỉnh táo và cơ bản ý thức được mọi chuyện diễn ra.
Mẹ Minhon cương quyết sinh mổ và may mắn lúc sinh ra bác sĩ thông tin em bé bị dây rốn thắt nút, nếu sinh thường sẽ rất nguy hiểm
Chị kể: "Đang mổ thì mình thấy bác sĩ nói với người khác: 'Trời ơi! Dây rốn thắt nút, hèn gì mẹ nó quyết tâm là không sinh thường, cho dù bác đã khuyên nên thế mà mẹ bé vẫn một mực là em không đẻ được em muốn mổ'. Lúc ấy mình vẫn chưa biết có chuyện gì. Mổ xong bác sĩ mới nói với mình rằng: 'Bé bị dây rốn thắt nút. Chị khâm phục em có một linh cảm tuyệt vời! Bởi chị mới nói, có một điều chị rất tôn trọng đó là linh cảm người mẹ vì nó rất thiêng liêng, em giỏi lắm!'.
Vừa trải qua cuộc mổ sinh nên lúc đó mẹ Minhon cũng chưa thực sự ý thức được những điều bác sĩ nói. Một tuần sau sinh có thời gian tìm hiểu về DÂY RỐN THẮT NÚT, chị mới "rùng mình" vì những nguy hiểm không thể tả bằng lời mà mẹ con chị đã trải qua. Mẹ Minhon thầm cảm ơn vì mình đã kiên quyết sinh mổ, chị cũng khuyên các mẹ bầu nên đi khám theo chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện bất thường cũng như hãy tin vào quyết định của chính mình.
Những điều mẹ mang thai cần biết về dây rốn thắt nút
Dây rốn thắt nút là gì?
Dây rốn thắt nút là một trong những trường hợp hiếm gặp khi mang thai và sinh nở nhưng lại là mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Theo số liệu nghiên cứu, tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0.3 – 2.2% các ca sinh và nâng tỷ lệ tử vong thai nhi tăng cao hơn gấp 4 lần so với thai bình thường.
Em bé sinh ra với phần dây rốn thắt nút (phần khoanh tròn màu vàng)
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dây rốn thắt nút
Trong thai kỳ, dây rốn là sợi nối duy nhất đảm nhận vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và dưỡng chất từ mẹ sang thai, đảm bảo sự sống của bé khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên do một yếu tố nào đó như dây rốn quá dài, thai phụ đa ối hay bé hiếu động, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ mang song thai 1 túi ối, thai phụ chọc dò ối khi mang thai... làm dây rốn bị thắt nút lại, tùy theo nút thắt chặt hay lỏng sẽ gây ra các biến chứng trong thai kỳ.
Dây rốn thắt nút nguy hiểm như thế nào?
Mức độ nguy hiểm của dây rốn thắt nút tuỳ thuộc vào nút thắt chặt hay lỏng. Nếu thắt lỏng, thai sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, ngược lại, nếu dây rốn thắt chặt, tuần hoàn của thai nhi bị cản trở, em bé không được cung cấp khí oxy và chất dinh dưỡng có thể tử vong ngay khi còn trong bụng mẹ.
Một tình huống khác có thể xảy ra là do em bé trong bụng mẹ hiếu động nên xoay, nghịch khiến nút thắt ban đầu lỏng nhưng sau đó bị thít chặt dần ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của mẹ và bé. Hoặc khi chuyển dạ, khi đầu em bé được đẩy ra ngoài, dây rốn cũng kéo xuống, nút thắt trở nên chặt hơn và rất có thể em bé sẽ tử vong khi chuyển dạ sinh thường nếu không nhận biết dây rốn thắt nút từ sớm.
Xử lý như thế nào khi bị dây rốn thắt nút?
Không có thời gian cố định để xác định thai nhi gặp tình trạng dây rốn thắt nút từ lúc nào. Tuy nhiên người mẹ có thể cảm nhận những thay đổi bất thường về cử động của thai nhi mỗi ngày, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ. Mẹ bầu nên đến khám ngay để đánh giá sức khỏe nếu nhận thây thai nhi cử động thai ít hoặc yếu, bụng trồi, không tròn. Tốt nhất, trong thai kỳ mẹ bầu nên đi khám thai theo chỉ định của bác sĩ.
Việc nhận biết thông qua sự theo dõi cử động thai đóng vai trò quyết định trong công tác cấp cứu dây rốn thắt nút. Đã có rất nhiều trường hợp cấp cứu thành công dây rốn thắt nút song cũng có vô số trường hợp đáng tiếc xảy ra, vì vậy thai phụ không nên lơ là, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.
Có Tɦể Mẹ Cɦưɑ Biếł: Cɦo Tɾẻ Đi Cɦâп Tɾầп Càпɢ Nɦiềᴜ Càпɢ Tɦúc Đẩy Sự Tɦèɱ Ăп Củɑ Bé
Nɦiềᴜ ɱẹ ƙɦôпɢ пɢɦĩ łới ʋiệc cɦo ɓé ᵭi cɦâп łɾầп lại có łɦể łɦúc ᵭẩy sự łɦèɱ ăп ở łɾẻ eɱ. Mẹ cùпɢ łìɱ ɦiểᴜ пɦé.