Người thích ngủ 'nướng' thêm trên giường vào buổi sáng thường thông minh hơn những người khác
Bạn có phải là người nghiện ngủ không, và có thể tạm quên công việc và cuộc sống xã hội của mình, hoặc thậm chí đặt chúng trước nguy cơ, chỉ để “nướng” thêm một vài phút?
Nếu câu trả lời là có, thì có tin mừng dành cho bạn, bạn thông minh hơn so với những người có thể dễ dàng tỉnh giấc và “chia tay” chiếc giường ngủ.
Không chỉ vậy mà bạn còn là người hạnh phúc hơn so với họ nữa.
Báo cáo “Tại sao những con cú đêm lại thông minh hơn” tuyên bố rằng những người thức dậy muộn hơn vào buổi sáng và kiểm soát được kiểu ngủ của mình thường thông minh và sáng tạo hơn những người không làm như vậy.
Các nhà nghiên cứu Satoshi Kanazawa và Kaja Perina cho biết rằng bằng cách nhấn vào nút báo thức lại sau (snooze) và bỏ qua áp lực của việc dậy sớm, nó cho thấy một ý thức lớn hơn về tự chủ.
Bằng cách tắt chuông báo thức, bạn đang hành động theo yêu cầu của cơ thể thay vì trở thành nô lệ cho thói quen, ngay cả khi nó khiến bạn cảm thấy chẳng ra gì cả.
Hơn nữa, một nghiên cứu trước đây do một nhóm nghiên cứu của Đại học Southampton tiến hành vào năm 1998 đã phát hiện ra rằng những người đi ngủ sau 11 giờ tối và thức giấc sau 8 giờ sáng có lối sống hạnh phúc hơn và kiếm được nhiều tiền hơn.
Họ viết:
356 người (29%) được định nghĩa là chim sơn ca (ngủ trước 11 giờ tối và dậy trước 8 giờ sáng) và 318 người (26%) được định nghĩa là cú (ngủ vào hoặc sau 11 giờ tối và dậy sau 8 giờ sáng). Không có dấu hiệu nào cho thấy “những con chim sơn ca” giàu hơn những người có những kiểu ngủ khác. Ngược lại, “những con chim cú” có thu nhập trung bình cao nhất và có nhiều khả năng tiếp cận được với một chiếc xe hơi nhất.
Cũng không có bằng chứng nào cho thấy “những con chim sơn ca” tốt hơn so với những người có những kiểu ngủ khác về hiệu quả nhận thức hoặc tình trạng sức khỏe. Cả “sơn ca” và “cú” đều có nguy cơ tử vong giảm nhẹ so với phần còn lại của mẫu nghiên cứu, nhưng điều này được giải thích bởi thực tế là họ dành ít thời gian hơn ở trên giường vào ban đêm.
Họ nói thêm:
Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu, thời lượng dài hơn trên giường có liên quan đến tử vong tăng lên. Sau khi điều chỉnh tuổi, giới tính, sự hiện diện của bệnh tật và các yếu tố nguy cơ khác, những người dành thời gian trên giường từ 12 giờ trở lên có nguy cơ tử vong tương đối là 1.7 (từ 1.2 đến 2.5) so với những người dành thời gian trên giường trong 9 giờ. Nguy cơ thấp nhất xảy ra ở những người dành ra 8 giờ trên giường (nguy cơ tương đối đã được điều chỉnh 0.8, từ 0.7 đến 1.0).
Về cơ bản, hãy tìm việc làm khiến bạn có thể ngủ theo giờ như vậy, và bạn sẽ hạnh phúc và giàu có hơn.
Nguồn: Báo Úc
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.