Người Úc tuyệt vọng khi nộp hồ sơ xin ra ngoại quốc giữa những hạn chế du lịch quốc tế
Nhiều người Úc nóng lòng xin được phê chuẩn một lệnh miễn trừ đối với các hạn chế đi lại của chính phủ, dù họ đang ở nước ngoài cố gắng quay về hay đang ở Úc và tìm cách đi ra. Được biết chỉ một phần ba số người xin phép đi lại ngoại quốc được chấp thuận miễn trừ các hạn chế du lịch hiện có.
Bà Donna Burton hy vọng sẽ có mặt trong đám cưới của đứa con gái duy Covid-19nhất của mình vào tháng Bảy.
Nhưng bà đã bị mất trắng 2,000 đô la tiền vé máy bay đến Luân Đôn.
‘Tất nhiên là tôi buồn lắm chứ. Người ta chỉ nói với tôi rằng bà hãy cố gắng bình tĩnh lại. Tôi đi chung với hai người bạn thân và cũng biết rằng điều này có thể xảy ra. Sân bay vắng tanh vắng ngắt và nó thật sự rất rộng, nhìn nó tôi mới xúc động nhận ra rằng mình đang ở trong một đại dịch. Rồi khi tôi không được đi nữa, tôi chỉ có thể ngồi trong sân bay vắng lặng gọi điện thoại cho con gái của mình và nói: ‘mẹ sẽ không thể đến với con’.
Bà Burton đã nộp đơn xin một lệnh miễn trừ để được du lịch và người ta yêu cầu bà cung cấp thêm thông tin.
Khi nộp hồ sơ lần thứ hai, bà không nhận được một câu trả lời nào.
Nhưng bà vẫn đến sân bay và tại đó bà đã bị buộc phải quay trở về nhà.
‘Tôi nghĩ vấn đề trong chuyện của tôi đó là nếu tôi được thông báo sớm hơn rằng tôi không đủ tiêu chuẩn, thì về mặt cảm xúc tôi nghĩ nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, và về mặt tài chánh cũng sẽ giải quyết thuận lợi hơn, nếu tôi thông báo trước với hãng hàng không là tôi không đủ tiêu chuẩn.’
Bà Burton là một trong số hàng ngàn người Úc đã bị bác đơn xin đi ra nước ngoài.
Tuy chính phủ liên bang nói đã tuyển thêm nhân viên phụ trách giải quyết hồ sơ, cũng như giới thiệu một công cụ nộp hồ sơ online nhằm giúp thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng hơn, nhưng cùng với đó, số lượng các lời yêu cầu được miễn trừ hạn chế đi lại cũng tăng cao.
Số liệu của Bộ Nội vụ cho thấy từ cuối tháng Ba đến tháng Bảy, chỉ có khoảng 22,000 trường hợp được chấp thuận, chiếm 1/4 số lượng hơn 90,000 hồ sơ nộp lên xin được miễn trừ lệnh cấm đi lại.
Đến giữa tháng Tám, các hồ sơ được phê duyệt đã tăng lên hơn 34,000 trường hợp, chiếm 1/3 trong tổng số gần 105,000 lời thỉnh cầu.
Tuy nhiên với những người làm việc trực tiếp với những du khách đang tuyệt vọng, như luật sư di trú Adam Byrnes, ông cho rằng quá trình phê duyệt của chính phủ không nhất quán.
‘Chúng tôi có những hồ sơ được chính phủ chấp thuận, nhưng tôi biết rõ là người nộp hồ sơ không đạt đủ tiêu chuẩn nêu ra trên trang mạng của Bộ Nội vụ. Trong khi đó có những hồ sơ với lý do chính đáng nhất đã được nộp lên, trong đó chúng tôi cung cấp đầy đủ bằng chứng, thì lại bị bác bỏ.’
Ông Byrnes cũng nhận được vô số lời đề nghị xin ông giúp đỡ.
Ông nói nhiều người bị từ chối khi họ cố gắng đi thăm thân nhân bị bệnh nặng hoặc thăm con nhỏ.
‘Rất nhiều người đã nộp hồ sơ nhiều lần, và cũng bị từ chối nhiều lần. Một vài thân chủ đã nộp tới 17, 18, thậm chí 20 lần và họ đều bị từ chối, với lý do từ chối chỉ vỏn vẹn một dòng chữ.’
Trong khi đó khoảng 18,000 người Úc vẫn đang bị kẹt lại ở nước ngoài.
Một chuyên gia làm việc tại ngoại quốc, ông Rob Colligan đã tìm cách quay về Úc từ Singapore hơn một tháng nay.
‘Chúng tôi không có chỗ nào để ở, chúng tôi cũng không nhận được tài trợ. Tôi phải thừa nhận rằng khi tôi phải hét lên vì không chịu nổi cảnh ngộ này nữa, chúng tôi đã được cộng đồng expat tại đây, nhất là những expat người Úc vươn tay ra giúp đỡ rất nhiều và tôi thật sự cảm động. Tôi cảm động vì nghĩa cử của họ.’
Vào tháng Ba, ông Colligan và vợ được khuyên nên ở lại Singapore vì cả hai đều có công việc và nhà ở, nhưng sự thay đổi đã xảy ra ngay sau đó.
Ông nói việc ông không được sự hỗ trợ nào từ chính phủ Úc khiến ông có cảm giác như chính phủ đã bỏ rơi họ.
‘Chúng tôi cảm thấy bị phản bội, chính là như vậy đấy, họ đã phản bội những người dân Úc đang mắc kẹt ở nước ngoài.’
Hồi tháng Bảy, nội các quốc gia đã giới hạn số lượng người Úc được quay về nước là 4,000 người một tuần, và do đó một vài hãng hàng không đã tăng giá vé hơn 10,000 đô la cho một chuyến bay.
Theo SBS
Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi
Các ɓác sĩ ʋề sảп ƙɦoɑ ƙɦᴜyếп cáo ɾằпɢ, ɱẹ ɓầᴜ пêп cɦú ý ᵭếп пɦữпɢ cử ᵭộпɢ ɓấł łɦườпɢ củɑ łɦɑi пɦi ʋì пó có łɦể cɦíпɦ là “łiếпɢ ƙêᴜ cứᴜ” ɱà coп ɢửi ᵭi. Nếᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ łɦời ρɦáł ɦiệп, ɾấł có łɦể sẽ có пɦữпɢ ɦậᴜ qᴜả ƙɦôп lườпɢ xảy ɾɑ.