Người Việt tại New Zealand kinh hoàng trong bầu không khí tang tóc
“Sau chuyện này, có lẽ New Zealand sẽ không còn như xưa. Có lẽ mọi người sẽ xem lại khái niệm thanh bình của nơi này. Cộng đồng người Việt tìm đến nơi đây vì sự yên bình, kể cả những người sống ở đây 30, 40 năm cũng chưa bao giờ chứng kiến chuyện gì đáng sợ đến như vậy. Thật thương cảm cho cộng đồng Hồi giáo”.
Tình yêu thương lu mờ nỗi đau
Trả lời phỏng vấn của SBS, Thùy Dương chia sẻ cô cùng những người bạn của mình vô cùng kinh hoàng trước tin tức vụ xả súng diễn ra tại Christchurch, thành phố cách nơi cô đang sống là Auckland không xa.
“Em đang ngồi làm việc thì nhận được tin nhắn hỏi thăm của một người bạn. Cả thành phố chìm trong nỗi sợ hãi, cảnh sát xuất hiện dày đặc ở những nơi công cộng. Sau khi Christchurch vừa xảy ra vụ xả súng thì cảnh sát Auckland lại phát hiện một ba lô khả nghi trong trung tâm thành phố, nên cảnh sát phong tỏa và ai cũng sợ có bom”.
“Em có một người bạn Hồi giáo sống cùng tòa nhà với mình. Cô ấy chia sẻ khi cô qua New Zealand, cô bị đánh giá là thành phần bất hảo “high risk”. Vậy mà giờ đây cô lại cảm thấy tổn thương khi cộng đồng của mình lại bị tấn công, đe dọa bởi chính người gia trắng như vậy. Thật thương cảm”.
“New Zealand vốn là một thành phố bình yên, chưa bao giờ xảy ra chuyện gì kinh hoàng đến như vậy. Tất cả mọi người đều lo sợ, lần đầu tiên người dân Kiwi phải đối mặt với tin tức chấn động như vậy”.
Australian pay tribute to New Zealand
Trong khi đó anh Hoàng Nam, người đã chứng kiến sự thanh bình của New Zealand nhiều năm nay không giấu được sự bất an:
“Sau chuyện này, có lẽ New Zealand sẽ không còn như xưa. Có lẽ mọi người sẽ xem lại khái niệm thanh bình của nơi này. Cộng đồng người Việt tìm đến nơi đây vì sự yên bình, kể cả những người sống ở đây 30, 40 năm cũng chưa bao giờ chứng kiến chuyện gì đáng sợ đến như vậy”.
Mọi người, ai ai cũng khác biệt, sợ hãi và lo lắng. Không ai ngờ rằng một đất nước nhỏ, xa xôi như New Zealand lại có thể bị tấn công khủng bố.
Thủ tướng Jacinda Andern: New Zealand sẽ phải sửa luật sở hữu súng
Nhà lãnh đạo New Zealand khẳng định luật sở hữu súng của nước này sẽ thay đổi sau vụ xả súng hàng loạt tại hai ngôi đền thờ Hồi giáo khiến 49 người chết và 39người bị thương nặng.
Thủ tướng Ardern cho biết kẻ tấn công đã có tới 5 khẩu súng, 2 khẩu bán tự động, 2 khẩu bắn đạn hoa cải và 1 khẩu súng bắn liên tục nạp đạn kiểu đòn bẩy. Tên này nhận được giấy phép sở hữu súng tháng 11-2017.
Bà Ardern cho biết mặc dù lúc này mọi sự chuẩn bị cho việc thay đổi luật đang được tiến hành, nhưng bà có thể khẳng định ngay một điều: "Luật sở hữu súng của chúng ta sẽ thay đổi".
Cũng theo thủ tướng New Zealand, trước đây từng có những nỗ lực thay đổi luật này, gần nhất là năm 2017, nhưng "giờ là thời điểm để thay đổi".
New Zealand Prime Minister Jacinda Ardern meets with members of the Muslim community in Christchurch in the wake of the mass shootings.
Bà Ardern cũng nói đang xem xét các vấn đề liên quan tới việc sở hữu các loại vũ khí bán tự động.
"Đây là New Zealand. Chuyện này không thể xảy ra tại đây", đó là phát biểu của chủ tịch hiệp hội Hồi giáo Marlborough, ông Zayd Blissett sau vụ xả sung.
Đã có ít nhất 49 người thiệt mạng trong thảm kịch ngày 15/3. Trong khi đó, theo số liệu của Cảnh sát New Zealand, kể từ năm 2008 tới năm 2017 chỉ có tổng cộng 69 vụ giết người bằng vũ khí.
Nghi phạm người Úc ra tòa
Theo ABC news, nghi phạm 28 tuổi quốc tịch Úc bị dẫn đến tòa trong bộ áo tù màu trắng. Trước mắt kẻ này bị cáo buộc tội danh giết người. Nhưng nhà chức trách cho biết có thể hắn sẽ còn bị cáo buộc thêm các tội khác.
"Mặc dù người đàn ông này hiện chỉ đang đối mặt với một cáo buộc, nhưng các cáo buộc khác sẽ được đưa ra. Chi tiết về những cáo buộc này sẽ được thông báo sớm nhất có thể", một người phát ngôn của cảnh sát New Zealand cho biết.
Brenton Harrison Tarrant sẽ bị giam tại tòa án quận Christchurch cho tới khi phải trình diện ở tòa thượng thẩm của New Zealand ngày 5/4 tới.
Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern, cho biết hiện có 3 nghi phạm, gồm cả Tarrant, đã bị bắt sau vụ tấn công. Một người thứ tư bị bắt khi đang cầm súng, nhưng sau đó được biết người này có ý định hỗ trợ cảnh sát nên đã được thả.
Bà Jacinda Ardern cũng nói nghi phạm tấn công là người Úc, di chuyển khắp nơi trên thế giới và không phải người cư trú dài hạn tại New Zealand.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Wellington, bà Ardern cho biết tên này thi thoảng tới New Zealand và ở lại trong những khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Đáng chú ý, bà Ardern nói tên này không nằm trong danh sách bị theo dõi của cả New Zealand lẫn Úc.
Trong diễn biến liên quan, kênh tin tức quốc tế TRT World của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao nước này cho biết nghi phạm tấn công khủng bố tại New Zealand đã đến Thổ Nhĩ Kỳ hai lần.
Thế giới hướng về New Zealand
Trong khi đó, cả hai đảng chính trị Úc đang thể hiện sự ủng hộ đối với cả New Zealand và những ngườđang sinh sống ở Úc sau vụ tấn công khủng bố ở thành phố Christchurch.
Cả thủ tướng Úc Scott Morrison và Lãnh đạo phe đối lập Bill Shorten đã đến thăm một số cộng đồng người Hồi giáo ở Sydney và Melbourne. Ông Morrison nói rằng cuộc tấn công chống lại người Hồi giáo ở New Zealand cũng là cuộc tấn công chống lại tất cả người dân Úc.
Scott Morrison and Jacinda Ardern express condolences to those lost in New Zealand's twin-mosque mass shooting.
"Thủ tướng Ardern đã nói hôm qua, cuộc tấn công chống lại một người là cuộc tấn công chống lại tất cả chúng ta, cả ở Úc và New Zealand. Cuộc tấn công này chống lại tất cả những người yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới. Hôm nay chúng ta đã nói về kẻ thù thực sự là sự thù hận. Đây là gốc rễ của mọi chủ nghĩa cực đoan và khủng bố."
Mọi người từ khắp nơi trên thế giới tiếp tục bày tỏ và chia sẻ sự cảm thông đối với các nạn nhân sau vụ tấn công khủng bố ở thành phố Christchurch, New Zealand.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã bày tỏ sự thương tiếc tại Đại sứ quán New Zealand ở Paris, trong khi đó các lễ tưởng niệm cũng đã diễn ra tại Đài tưởng niệm New Zealand ở London.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bày tỏ những gì ông gọi là nỗi buồn của đất nước mình đến New Zealand.
Prime Minister Scott Morrison looks at floral tributes to the victims of the Christchurch terror attack during a visit to the Lakemba Mosque.
Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã lên án vụ xả súng này.
Trong khi đó, Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Michelle Bachelet, nói rằng các cuộc tấn công là một lời nhắc nhở khác về sức mạnh chết người của sự cuồng tín.
"Cuộc tấn công khủng bố vào hai nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand là một lời nhắc nhở khủng khiếp khác về nạn phân biệt chủng tộc. Bây giờ và vào ngày 21 tháng 3, là ngày Quốc tế xóa bỏ phân biệt chủng tộc, chúng ta nhắc lại lời hứa với mọi người trên thế giới rằng chúng ta sát cánh với các nạn nhân, chia sẻ nỗi đau buồn và đòi hỏi công lý cho họ. Chúng ta sẽ đấu tranh trong từng giây phút để chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc.
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.