RSS

Người Việt thành công trên đất Úc: Saigon Fabrics hay Paris giữa lòng Sydney.

11:30 20/08/2020

Doanh nghiệp nhỏ của gia đình Jenny Lam và Susi Lee đang kinh doanh tốt đẹp qua bao nhiêu năm bỗng dưng có dấu hiệu đi xuống, hai chị em quyết tâm vực dậy cửa hàng bằng cách kết hợp niềm đam mê của mình và những tính toán kinh doanh rất thông minh.

Jenny Lam và Susi Lee được biết đến bởi sự tinh tế và chuyên nghiệp trong tác phong kinh doanh của mình suốt hơn 30 năm trong ngành mua bán vải.

Hai chị em làm chủ cửa hàng Saigon Fabrics, vốn là một công ty gia đình chuyên cung cấp chất liệu vải may đồ cưới và thời trang cao cấp. Dòng sản phẩm của cửa hàng bao gồm loại vải đính cườm thủ công của nhà thiết kế Chantilly và các loại lụa dệt bằng tay được chính tay hai cô chủ chọn lựa từ Châu Âu với trị giá từ $50 đến $1000 cho một mét vải. Chính vì điều đó mà cửa tiệm này được mệnh danh là “big of Paris” ở trung tâm thành phố Sydney.

“Xu hướng thời trang có thể thay đổi liên tục, nhưng phong cách và sự sang trọng thì không bao giờ bị lỗi thời, bạn không thể đem bất cứ điều gì ra so sánh được với một bộ váy cưới được thiết kế đến từng chi tiết”, Susi chia sẻ.

Hai chị em đã tạo dựng mối quan hệ với những nhà cung cấp từ nước ngoài, thậm chí là họ đến Paris một năm một lần để tự tay lựa từng chất liệu.

Tơ lụa nhập từ Pháp để may áo choàng

Susi còn cho biết: “Chúng tôi thường phải trữ hàng để bán cho cả năm nên việc lựa chọn và nhập sản phẩm nào để phù hợp với thị trường Úc là những quyết định cực kì quan trọng”.

“Việc trữ hàng cho cả năm như vậy khá là nguy hiểm vì nếu lựa chọn sai, chúng tôi phải trả giá bằng cả số hàng mắc tiền đó. Nhưng chúng tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, thử nghiệm cũng như là cả những sai lầm mà chúng tôi mắc phải trong suốt thời gian qua.”

Hai chị em còn cho biết, những thành công của họ thực ra là nhờ phần lớn góp sức từ những nhân viên nhiều kinh nghiệm, họ không chỉ hỗ trợ thiết kế trang phục cho khách hàng mà còn chuẩn bị những mảnh chất liệu thô thành vải sẵn sàng để may trang phục.

“Cửa hàng chúng tôi có hai tầng, chứa khoảng 10,000 những chất liệu vải để may, chất liệu làm phụ kiện, trang trí hay để kết hợp với những chất liệu khác”, Susi cho biết.

Phần lớn trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng đến từ các doanh nghiệp chuyên về đồ cưới và các cặp đang chuẩn bị cho đám cưới của họ. Hai chị em còn chia sẻ, Saigon Fabrics xuất phát từ chính nhu cầu của khách hàng, bởi vì ngành công nghiệp thời trang phát triển và đào thải quá nhanh chóng, làm thiếu hụt đi sự đa dạng trong sản phẩm.

Hai chị em đang tư vấn cho khách hàng để họ chọn được bộ ưng ý nhất.

Họ kinh doanh cửa hàng này đã được hơn 30 năm, chuyên cung cấp vải cho các khách hàng từ khắp các tiểu bang và khách hàng người nước ngoài. Họ còn có dự định mở một hệ thống bán hàng trên mạng để kinh doanh một số chất liệu vải cơ bản mà họ có sẵn.

Jenny chia sẻ: “Đã gọi là vải rồi thì mình phải chạm, phải cảm nhận, phải thấy được nét đẹp trong từng chi tiết. Khá là khó khăn cho các khách hàng phải ra quyết định chọn loại vải nào một khi họ đã xem qua dòng sản phẩm cao cấp độc quyền của của chúng tôi với giá từ $300 đến $400 một mét”.

Gia đình 

Saigon Fabrics vốn dĩ rất khác với hiện tại khi ba mẹ của hai cô mở ra kinh doanh lần đầu năm 1983. Họ bán tổng hợp nhiều chất liệu như len, cotton, vải nỉ dành cho những đối tượng khách hàng là những người tị nạn mới sang để họ gửi về cho gia đình ở xa, nơi mà các chất liệu vải này vốn không đa dạng. Hình thức buôn bán này của họ đã dần phát triển thành mảng kinh doanh chính.

“Khi tôi còn nhỏ tầm 12, 13 tuổi, tôi nhớ cuối tuần tôi hay phụ ba mẹ đo hàng trăm thước vải”, Susi chia sẻ.

Việc hai chị em phụ giúp ba mẹ trong việc vào những dịp cuối tuần là một việc rất bình thường, nhưng nó đã trở thành lợi thế rất lớn cho cả hai khi họ chính thức đứng ra kinh doanh cửa hàng này.

Ba của họ đã chỉ dạy họ thế nào là kinh doanh bán lẻ, chăm sóc khách hàng, cách nào để phân biệt các loại len, chất lượng của những loại cườm hay ren, làm cách nào để xoắn sợi vải để xem chất liệu vải có tốt hay không.

Ước mơ của Jenny là trở thành một nhà thiết kế thời trang. Những bộ đầm cưới lộng lẫy mà các ngôi sao điện ảnh như Andrey Hepburn hay Grace Kelly từng bận đã nhen nhóm trong cô đam mê này từ khi cô còn rất nhỏ.

Saigon Fabrics mở vào năm 1983 cho cộng đồng người Việt

Nhưng khi cả hai chị em lớn lên, việc kinh doanh của gia đình gặp rất nhiều khó khăn, ngành công nghiệp buôn bán vải ngày càng giảm sút, đó cũng là lúc họ quyết định đầu tư và đổi mới doanh nghiệp gia đình mình.

Susi bảo việc cải cách kinh tế đã làm gián đoạn việc kinh doanh.

“Vào năm 1986, chính phủ Việt Nam mở cửa giao thương với nước ngoài, dẫn đến việc suy giảm trong nhu cầu đối với các mặt hàng mà chúng tôi đang cung cấp”.

Đó thực sự là một thử thách đối với doanh nghiệp gia đình của họ và thúc đẩy họ phải đổi mới, và suy nghĩ đột phá. Chính vì vậy mà, Jenny đã đề xuất với ba mẹ cô việc cô muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm cao cấp hơn và chạy thử nghiệm để xem nhu cầu của thị trường, điều này đã gặp phải sự nghi ngờ và miễn cưỡng từ ba của họ.

“Khách hàng đã rất thích khi họ thấy loại ren đầu tiên mà chúng tôi đem về bán, chúng tôi bán sạch chỉ trong vòng 5 ngày. Khi đó tôi đã đủ tiền để nhập loại chất liệu thứ hai về, rồi tới loại thứ 3, dần dần cho tới bây giờ chúng tôi đã hàng trăm loại chất liệu”, Jenny cho biết.

Hai cô chủ tự ví mình như hai yếu tố “âm và dương”, trong khi Jenny quản lý các vấn đề về khâu sản xuất, thì Susi quản lý các vấn đề sổ sách kế toán. Dần dần họ gầy dựng nên thương hiệu bằng cách cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất mà họ có thể tìm thấy, và sau đó họ tập trung vào cả các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Công việc này mang tới niềm vui cho Jenny và Susi

“Bí quyết của chúng tôi là chúng tôi làm việc hầu như mỗi ngày trong suốt 10 năm qua,” Jenny nói.

Susi nhận định một trong những điểm mấu chốt cho sự thành công của doanh nghiệp là khi họ quyết định dời cửa hàng của bố mẹ họ vào trong trung tâm thành phố vào năm 2000.

“Chúng tôi là cửa hàng Á đầu tiên ở Cabramatta, lúc đó xung quanh khu vực chỉ toàn người Ý và người Croatia.”

“Chúng tôi muốn tạo nên sự khác biệt bằng cách thay đổi hình thức kinh doanh của ba mẹ để hướng tới việc kinh doanh chuyên biệt và lựa chọn thị trường thích hợp hơn,” Susi nói.

Chính hành động này đã giúp củng cố vị trí của họ giữa ngành công nghiệp vốn đang chết dần này, và sự khởi đầu mới còn giúp họ nhận ra các khách hàng trung thành của mình, những người đã luôn mua hàng từ họ dù có dời cửa hàng vào thành phố, những khách hàng trung thành mà “có tiền cũng không thể mua được”.

“Đó là niềm vui khi thấy khách hàng quay trở lại tiếp tục mua hàng từ mình, họ còn dẫn cả con của họ, cháu của họ đến, rồi cả anh chị họ hàng, cô chú, phù dâu,” Sushi chia sẻ.

Người Việt ở Úc làm nghề gì phổ biến với mức thu nhập ra sao

Người Việt ở Úc làm nghề gì phổ biến với mức thu nhập ra sao

Người Việt ở Úc làm gì nhiều nhất và thu nhập mỗi ngành nghề như thế nào? Có nghề có thể kiếm 2000 AUD/ tuần.