Người gốc Việt vô gia cư trên hè phố Bolsa ở Mỹ không sợ mưa lạnh, chỉ sợ gió
Họ là những người sống trên hè phố Bolsa ở tiểu bang California, Mỹ. Mỗi khi trời sang đông, mưa cùng gió lạnh làm cho cuộc sống vốn đã nhuộm màu sương gió của họ thêm phần khó khăn.
Ngồi một mình trong một góc, lơ mơ nhìn phố phường, bà Kim Ngân, cựu ca sĩ nổi tiếng một thời trong cộng đồng người Việt ở Little Saigon, Mỹ chia sẻ: “Mấy bữa trời làm gió gì mà ác quá, làm cho Kim Ngân không ngủ được, phải nằm sát trong bụi cây mà vẫn lạnh ‘nhức răng’ luôn”.
“Lúc gió thổi mạnh làm mình run quá thở không được, mình thấy thèm ngồi dưới gốc cây Noel có treo đèn xanh xanh, vàng vàng và ăn đậu hũ nho”, bà tâm sự.
“Mưa thì trời lạnh, nhưng chưa ‘nhằm nhò’ với tụi em”, anh Phương chia sẻ với báo Người Việt. “Gió mới đáng sợ. Chính cái gió mới làm tụi em lạnh buốt xương”.
Theo lời kể của anh Phương, nhóm anh có đủ chăn mền để có thể được ấm áp suốt đêm mưa, nhưng khi trời nổi gió, cả nhóm phải cắn răng chịu rét buốt. “Không gì có thể chống được cái buốt của gió”, anh Phương kể. “Nhưng phải nói là người Việt mình ở đây tốt lắm, họ cho tụi em đầy đủ đồ đắp rồi”.
Anh Phương, anh Nhanh và anh Thanh, ba người xa lạ gặp nhau trên hè phố Bolsa và trở nên thân thiết.
Anh Nhanh, trước là thợ tiện và thuê phòng ở thành phố Tustin. Đầu năm nay, vừa bị thất nghiệp thì anh gặp tai nạn xe hơi: “Đang đậu xe trên đường, một chiếc xe tông vô một xe khác rồi xe này đụng lung tung làm cả đám bị vạ lây. Cái xe van của tôi không chạy được. Không có xe, tôi không thể đi xin việc khác được nên phải trả phòng rồi ra đây sống qua ngày trong thời gian chờ bảo hiểm bồi hoàn. Nhưng vì tai nạn hơi đông người nên họ giải quyết chậm…Kệ, số mình nó vậy, biết sao hơn”.
Anh hy vọng sẽ được bồi hoàn và có thể mua xe khác để đi làm trước Tết.
Anh Thanh là người lăn lóc gió sương lâu nhất. Anh có mặt ở vỉa hè đã mấy năm rồi. Cả tuần nay, anh vào bệnh viện và có thể sắp quay lại với anh em sớm. “Tụi em mong là tối nay anh Thanh sẽ quay lại với tụi em. Không có anh, tụi em thấy ‘thiếu thiếu’”, anh Phương chia sẻ.
Một người vô gia cư khác tên là “Đạt Ma” vừa mua được gói thuốc lá, hớn hở đến khoe với mọi người và chia cho mỗi người vài điếu. Chia xong, “Đạt Ma” chỉ còn vài điếu cho mình. “Anh em ngoài này thương nhau lắm. Có chén cơm, miếng rượu hay điếu thuốc là vui vẻ chia liền”
Ông Leon Trần cho biết đã ra sống ngoài đường hơn 4 năm rồi. Trước kia, ông là thợ sửa xe cho nhà phân phối Toyota ở Los Angeles. Sau khi đứa con gái 14 tuổi qua đời vì ung thư bao tử và người vợ bỏ đi tiểu bang khác, nhất định không quay về, ông phải tìm quên trong nhiều loại thuốc gây nghiện. Sau khi bị đuổi việc, ông xuống Santa Ana sống lây lất trước khi có người rủ ông đến khu chợ ABC.
Ông ngập ngừng nói: “Trong cơn lạnh, mình mới thèm một góc phòng nhỏ nhỏ, dù là phải sống với kẻ thù”.
Những người sống ngoài đường, ai cũng thấm thía cơn gió lạnh thấu xương mỗi khi trời sang đông. Anh Phương nói nhỏ: “Những khi gió lạnh quá, không thể nào ngủ được, em thường nghĩ tới Việt Nam, đủ chuyện về Việt Nam ở Long Khánh, gần nhà thờ Tam Xuân…”.
Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ
Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.