RSS

Nɢᴜyêп пɦâп ƙɦiếп ɱẹ ɓầᴜ пɢɦéп cɦᴜɑ, cɑy, ɱặп łɾoпɢ łɦɑi ƙỳ

10:52 16/11/2021

Mỗi ɱẹ ƙɦi ɱɑпɢ łɦɑi ᵭềᴜ có ɱộł ƙiểᴜ пɢɦéп ƙɦác пɦɑᴜ, пɦưпɢ łɦực łế cɦúпɢ cũпɢ xᴜấł ρɦáł łừ ɱộł ʋài пɢᴜyêп пɦâп łɾoпɢ cơ łɦể ᵭấy.

Mỗi mẹ khi mang thai đều có một kiểu nghén khác nhau, nhưng thực tế chúng cũng xuất phát từ một vài nguyên nhân trong cơ thể đấy.

Trong quá trình thai nghén, hormone cơ thể của mẹ hoạt động rất khác so với người bình thường, nên có thể bị ảnh hưởng về vị giác và khứu giác. Đôi khi có những món mẹ yêu thích từ trước khi mang thai lại trở nên khó ăn trong giai đoạn bầu bí, hay nửa đêm mẹ bỗng thức giấc chỉ vì quá thèm ăn một món gì đó. 

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng cảm giác thèm ăn khi mang bầu là do thiếu vitamin, nhưng các nhà khoa học đã đính chính điều này hoàn toàn không có cơ sở xác thực. Vậy việc mẹ bầu nghén đồ ăn chua, cay, mặn khi mang bầu có ý nghĩa gì? 

Mẹ thèm đồ chua

nguyen-nhan-khien-me-bau-nghen-chua-cay-man-trong-thai-ky

Mẹ bầu nghén đồ chua khi mang thai có thể liên quan đến vấn đề ở đường tiêu hóa, vì chúng đang khiến cơ thể bạn tiết nhiều nước bọt, nên kích thích việc thèm chua. Nếu muốn tốt cho sức khỏe, thì khi thèm đồ chua mẹ hãy chọn các loại trái cây như cam, quýt, bưởi... giàu Vitamin C vừa tốt cho thai nhi, lại tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. 

Một thông tin vui là theo kinh nghiệm dân gian, có bầu thèm chua là một trong những dấu hiệu dự đoán sinh con trai. Vậy nên, nếu nhận thấy bạn thèm một vài món đồ chua như dưa chua, cam, chanh, xoài xanh, me, cóc, sấu… sẽ có nhiều người đoán rằng bạn đang mang thai bé trai, đặc biệt nếu như bạn vừa ăn chua, vừa ăn mặn thì lời đồn đó lại càng được khẳng định hơn.

Mẹ thèm đồ cay

Thức ăn cay khiến cơ thể tiết ra một lượng endorphin nhỏ, tương tự như khi tập thể dục. Vì thế thèm đồ ăn cay có thể là dấu hiệu nội tiết tố trong cơ thể mẹ đang thay đổi, khiến mẹ bị mệt mỏi. Trong giai đoạn mang tha,i việc mẹ sử dụng đồ ăn cay thực ra không quá xấu, nhưng cũng đừng làm dụng nhiều để tránh ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, cũng như thai nhi nhé.

nguyen-nhan-khien-me-bau-nghen-chua-cay-man-trong-thai-ky

Mẹ thèm đồ mặn

Các chuyên gia giải thích, những mẹ bầu thèm đồ ăn mặn cho thấy cơ thể đang cần natri. Đây cũng là dấu hiệu của sự căng thẳng, vì khi căng thẳng cơ thể sẽ sản xuất adrenaline và tuyến thượng thận sẽ cần thêm khoáng chất để hoạt động bình thường. Mẹ bầu nghén đồ mặn cũng có thể là dấu hiệu của việc bị huyết áp thấp - vấn đề phổ biến hay gặp trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. 

Làm sao bổ sung dinh dưỡng đầy đủ?

nguyen-nhan-khien-me-bau-nghen-chua-cay-man-trong-thai-ky

Ngoài ra, nếu trong thai kỳ một số mẹ bầu không thèm ăn cố định món nào, hay thèm ăn bất cứ gì thì sao? Vấn đề này không chỉ liên quan đến hormone mà còn xuất phát từ tâm lý của mẹ. Đơn cử như tư tưởng mang thai phải ‘ăn cho hai người’ để thai nhi phát triển tốt, khỏe mạnh nên nhiều mẹ sẽ mắc chứng thèm ăn. 

Vấn đề quan trọng là mẹ chỉ cần nên lưu ý làm sao ăn uống cho khoa học, cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé là được. Tránh ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến những nguy hiểm như bị thừa cân, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao…. thì lại không tốt. Vào mỗi giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Do vậy, việc thích gì ăn đấy đôi khi ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đến sức khỏe của cả hai.

Ốm nghén trong suốt thai kỳ có thể khiến mẹ chán ăn, nôn ói. Để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, từ 5 – 6 bữa/ngày để tăng lượng thực phẩm đưa vào cơ thể đồng thời cũng giảm cảm giác ốm nghén khó chịu;

  • Nếu cơ thể thai phụ có phản ứng nặng với mùi, mẹ bầu có thể thử dùng bánh quy mặn, bánh mỳ nướng, các loại mít sấy, chuối sấy, cách loại hạt hoặc nấu canh thịt với bí đao thêm ít quả sấu, hoặc các loại cháo đậu, hạt sen ý nhĩ…cho bữa ăn đầu ngày, nằm nghỉ ngơi trên giường hoặc có thể ăn ngay trên giường, miễn sao mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất;

  • Mặc dù có thể ăn nhiều đồ khô, đồ ăn vặt nhằm giảm triệu chứng ốm nghén nhưng mẹ vẫn nên đảm bảo đủ lượng thức ăn mặn (bữa chính) cho cơ thể;

  • Duy trì lượng 2 ly sữa/ngày để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết;

  • Trong trường hợp cơn ốm nghén trở nên trầm trọng (ốm nghén kéo dài), mẹ bầu cần liên hệ bác sĩ để được kê thuốc chống ói hoặc truyền tĩnh mạch để đảm bảo dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.

Có nên dùng sữa bầu trong khi mang thai?

Canxi, vitamin, khoáng chất là một trong những vi chất cần cho sự phát triển của thai nhi và sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào mẹ có thể sử dụng. 2 ly sữa mỗi ngày trong suốt thai kỳ là liều lượng được các bác sĩ khuyên dùng. Không có loại sữa tốt mà chỉ có loại sữa hợp với mẹ. Sữa phù hợp là loại sữa khi sử dụng không bị táo bón, tiêu chảy…đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mẹ cần. Đối với các mẹ bị nôn ói khi dùng sữa bầu, có thể dùng thêm sữa đậu nành bổ sung song song với sữa bầu cũng rất tốt cho thai kỳ. 

5 'siêᴜ łɦực ρɦẩɱ' пâпɢ cɑo ᵭề ƙɦáпɢ, пɢừɑ ɓệпɦ łậł ᵭược ɓác sĩ Mỹ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ, 3/5 ɓáп ᵭầy cɦợ Việł

5 "siêᴜ łɦực ρɦẩɱ" пâпɢ cɑo ᵭề ƙɦáпɢ, пɢừɑ ɓệпɦ łậł ᵭược ɓác sĩ Mỹ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ, 3/5 ɓáп ᵭầy cɦợ Việł

Tɦeo łiếп sĩ Heɑłɦeɾ Moɗɑy (Mỹ) – пɦà пɢɦiêп cứᴜ ʋề ɱiễп ɗịcɦ ʋà ɓác sĩ y ɦọc cɦức пăпɢ, ɓấł cứ łɦực ρɦẩɱ пào ɢiàᴜ ʋiłɑɱiп ʋà ƙɦoáпɢ cɦấł ᵭềᴜ ℓà łɦực ρɦẩɱ łốł cɦo ɦệ ɱiễп ɗịcɦ.