Nhà máy khử muối Kurnell ở Sydney được tái khởi động sau 7 năm
Lần đầu tiên sau 7 năm, nhà máy khử muối Kurnell ở Sydney được tái khởi động, sau khi lượng nước tại đập cung cấp cho thành phố này đã giảm xuống dưới 60% dung tích. Chính phủ tiểu bang New South Wales kỳ vọng, nước sau khi khử mặn sẽ được cung cấp đến các hộ gia đình ở Sydney vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm nay. Nhưng khử muối là gì? Và liệu nó có thực sự hiệu quả trong việc giúp nước Úc ứng phó với nạn hạn hán trong tương lai?
Khử muối ở đây chính là loại bỏ muối ra khỏi nước biển. Nó tựa như tái chế nước thải để sử dụng lại. Nhiều quốc gia đã phài dùng đến phương cách này bởi nó tạo ra nguồn cung cấp nước mà không phải lệ thuộc vào mưa.
Nhưng việc khử được tiến hành thế nào? Mike Young, GS về chính sách nước, năng lượng và môi trường tại Đại học Adelaide, tiểu bang Nam Úc, giải thích: "Thực sự mà nói, việc khử muối rất đơn giản. Nếu quý vị có một tấm màng lọc, quý vị cho nước biển vào nơi có áp suất rất cao. Và từ đó, quý vị sẽ lọc được nước qua màng lọc đó. Muối và những thứ khác trong nước sẽ đọng lại’
Hiện ở Úc có 5 nhà máy khử muối lớn. 2 trong số này nằm ở Tây Úc, một tại Perth và một ở vùng ngoại ô của thành phố.
Với 3 nhà máy còn lại thì nhà máy ở Adelaide và ngoại ô Melbourne đang hoạt động, riêng nhà máy ở Gold Coast vẫn đang trong trạng thái chờ.
Khử muối thường được xem là biện pháp cuối cùng nhằm có thêm nước đặng cung cấp hoặc bổ sung nguồn nước có chất lượng, bởi quá trình khử mặn vốn đòi hỏi phải cung cấp một lượng năng lượng lớn.
Nhiều tiểu bang hiện đã yêu cầu các nhà máy khử muối này phải sử dụng một tỉ lệ năng lượng tái tạo nào đó. Tuy nhiên, nhiều nhà máy vẫn chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
Bên cạnh đó, việc người tiêu thụ phải bỏ thêm chi phí do phí đầu vào tăng cũng là một yếu tố khiến người ta không mấy mặn mà khi hoạt động các nhà máy khử muối như thế này.
Và bây giờ, nhà máy khử muối Kurnell ở tiểu bang NSW đã được khởi động lại. Vfa hệ quả là, cư dân TP. Sydney sẽ sớm nhận thấy rằng, hóa đơn tiền nước của họ sẽ tăng thêm 35 Úc kim mỗi năm.
Theo hợp đồng thì nhà máy có trị giá 2 tỉ đô la này phải hoạt động trong ít nhất là 14 tháng và tối đa là cho tới khi lượng nước trong đập trở lại mức 70%.
GS. Quentin Grafton, thuộc Trường Chính sách công Crawford, tại Đại học Quốc gia Úc nói rằng, người dân Sydney có thể có đủ khả năng chi trả cho việc giá nước tăng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tất cả người dân trên khắp đất nước này đều có khả năng như vậy.
Ông nói: "Người tiêu thụ cần chuẩn bị tâm lý cho việc tăng giá. Người sử dụng nước sống ở các thành phố cần sẵn sàng trước việc giá nước sẽ cao hơn nhiều do tiến hành khử muối và tái chế nước. Sẽ có một số ngoại lệ, nhưng với hầu hết người dân sống ở các vùng nông thôn của Úc, họ sẽ phải dựa vào nguồn cung khác”.
"Khử muối chỉ là một phần trong giải pháp của vấn đề này. Lớn hơn và rộng hơn là cần tổ chức các diễn đàn ở cấp tiểu bang để đưa ra tiếng nói trong các quyết định liên quan đến lợi ích quốc gia, cũng như dự lường các rủi ro. Đã đến lúc cần địa phương hóa việc quản lý nước"- GS. Jennifer McKay, Đại học Nam Úc
Tuy nhiên, bà Jennifer McKay, GS. Luật Kinh doanh tại Đại học Nam Úc, người đã hơn 25 năm nay nghiên cứu về việc quản trị nguồn nước, lại khẳng định rằng, việc bỏ thêm tiền để có một nguồn cung nước nó an toàn và đáng tin cậy là đáng đồng tiền bát gạo.
Bà nhấn mạnh: "Khử muối trong nước biển tốn rất nhiều năng lượng. Và như chúng ta biết, tốn năng lượng nghĩa là tốn rất nhiều tiền. Nhưng điều đó là đáng giá với việc cộng đồng của chúng ta sẽ có một nguồn cung cấp nước an toàn và đáng tin cậy?".
Nhiều nhà máy khử mặn quan trọng trên khắp nước Úc được xây dựng để trực tiếp ứng phó với cái gọi là đợt hạn hán Thiên niên kỷ - một đợt hạn hán xảy ra trong suốt những năm 2000, được coi là đợt hạn hán tồi tệ nhất được ghi nhận kể từ khi người châu Âu đặt chân đến định cư tại châu Úc.
Hiện nay, phần lớn nước Úc hiện đang trong tình trạng hạn hán, vậy liệu khử muối có thể là giải pháp nhằm việc bảo vệ nước Úc trong các đợt hạn hán trong tương lai?
Giáo sư Quentin Grafton đồng tình với nhận định này. Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng, đó cũng chỉ là một phần của giải pháp: “Chìa khóa ở đây không phải là việc khử muối xấu hay tốt, mà đơn giản - đó là liệu chúng ta có những giải pháp nào khác để thay thế hay không? Liệu chúng ta có thể tái chế nước không? Hay chúng ta có thể tìm được nguồn nước thay thế không?".
Giáo sư McKay cũng đồng ý với quamn điểm đó. Tuy nhiên, bà cho rằng, cần phải cải tổ cách quản lý và phân bổ tài nguyên của Úc. “Khử muối chỉ là một phần trong giải pháp của vấn đề này. Lớn hơn và rộng hơn là cần tổ chức các diễn đàn ở cấp tiểu bang để đưa ra tiếng nói trong các quyết định liên quan đến lợi ích quốc gia, cũng như dự lường các rủi ro. Đã đến lúc cần địa phương hóa việc quản lý nước"- bà nói.
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.