RSS

Bài viết của tác giả Triệu Lệ, nhà nghiên cứu giáo dục của Trung Quốc:

Cách đây không lâu tôi về quê và thấy một hiện tượng rất thú vị, trước cửa, sân vườn những gia đình nghèo trong làng đều bừa bộn và bụi bặm. Trong khi đó ở những gia đình giàu có, trong nhà họ từ trong ra ngoài luôn sạch sẽ, gọn gàng. Tôi chợt có suy nghĩ, giữa sự gọn gàng nhà cửa với kinh tế gia đình có mối quan hệ gì với nhau?

Có phải khi giàu có, người ta không phải lo nhiều cơm ăn áo mặc sẽ có thời gian dọn dẹp sân vườn, nhà cửa? Hay cuộc sống trở nên giàu có bởi nhà cửa sạch sẽ và ngăn nắp? Còn người nghèo vì mệt mỏi với ba bữa một ngày mà không có thời gian dọn dẹp? Hay vì họ quá lười biếng để dọn dẹp khiến cuộc sống rơi vào hỗn loạn và nghèo đói?

Tôi có tìm đọc một số tài liệu và được biết Trường kinh doanh Harvard đã phát hiện ra một hiện tượng thú vị sau nhiều năm nghiên cứu: “Những người thành công thường có khuôn viên gia đình rất sạch sẽ và ngăn nắp. Ngược lại những người nghèo thường sống trong một môi trường lộn xộn và bẩn thỉu”.

“Căn phòng bạn sống là hình ảnh phản chiếu của chính bạn. Cuộc sống của bạn thực sự giống căn phòng của bạn”, trường Harvard kết luận.

Vũ Tề là một blogger nổi tiếng của Trung Quốc, cô đã có một buổi thử nghiệm việc dọn dẹp nhà cửa để thấy sự thay đổi trong suy nghĩ. Ảnh: aluobowang.

Vũ Tề là một blogger nổi tiếng của Trung Quốc, cô đã có một buổi thử nghiệm việc dọn dẹp nhà cửa để thấy sự thay đổi trong suy nghĩ. Ảnh: aluobowang.

Quét dọn chính là làm sạch tâm trí

Có một câu chuyện được truyền miệng như sau: Một cô gái bán hoa tặng bông hồng còn lại cho một người ăn xin bên vệ đường. Nhìn thấy bông hoa đẹp, người ăn xin quyết định kiếm một chiếc lọ. Về đến nhà, anh ta cắm bông hoa vào một cái chai, sau đó đặt nó lên bàn rồi chiêm ngưỡng. Một lúc sau anh ta cảm thấy bông hoa đẹp không thể cắm vào một chiếc chai bẩn thỉu như vậy, vì thế anh quyết định rửa sạch chiếc chai. Xong việc, anh ta lại chiêm ngưỡng bông hoa và cảm thấy chiếc bàn quá bẩn, không phù hợp với lọ hoa kia. Thế rồi anh bắt đầu lau dọn bàn.

Và rồi anh tiếp tục nhận ra, căn phòng quá lộn xộn khi có một lọ hoa và một chiếc bàn sạch sẽ. Vì vậy anh lại tiếp tục dọn dẹp, sắp xếp vật dụng gọn gàng và dọn sạch rác ra khỏi phòng. Căn phòng trở nên sáng sủa và ấm áp. Thế nhưng khi nhìn vào gương, anh ta thấy một thanh niên nhếch nhác, quần áo xộc xệch.

“Loại người này mà đủ điều kiện ở trong một căn phòng sạch đẹp như vậy?”, nghĩ rồi anh lại đi tắm, cạo râu, thay quần áo sạch. Nhìn lại vào gương, anh ta bất ngờ thấy một khuôn mặt trẻ trung và đẹp trai, anh cảm thấy yêu đời. Thế rồi, người đàn ông quyết định, không đi xin ăn nữa mà đi xin việc. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, chàng trai đó sau này trở thành một người rất thành công khi làm chủ một doanh nghiệp lớn.

Dọn dẹp, làm sạch nhà cửa thực sự có phép thuật như vậy?

Làm sạch tưởng chừng là một công việc lao động chân tay đơn giản, nhưng thực tế nó chứa đựng sự khôn ngoan trong cuộc sống. Một môi trường bẩn thỉu và lộn xộn đại diện cho sự tích lũy năng lượng tiêu cực bên trong. Làm cho môi trường trong lành, năng lượng tích cực sẽ tự nhiên lưu thông, con người trở nên vui vẻ, yêu đời, những khó khăn bởi vậy sẽ giải quyết nhanh hơn.

Một nhà xã hội học từng nói: “Ngôi nhà của một người thường che giấu con người thật nhất của họ”. Sự lộn xộn trong nhà luôn mang lại sự bực bội và suy nghĩ tiêu cực cho tâm trí. Dọn dẹp nhà cửa là để làm sạch tâm trí, giống như dọn rác trong não, dòng chảy trí tuệ sẽ tự nhiên lưu thông.

Làm cho cuộc sống sạch sẽ, gọn gàng luôn dễ hơn bạn nghĩ

Điều bạn cần làm là một “sức mạnh quét”, nghĩa là sức mạnh kỳ diệu được tạo ra bằng cách quét dọn. Quá trình làm sạch là quá trình xử lý, lựa chọn và loại bỏ, đó là sự tương tác của bạn với môi trường. Một môi trường gọn gàng cho thấy rõ tư duy logic và cách thức tổ chức của bạn.

Tác phẩm “Trị gia cách ngôn” của nhà giáo dục nổi tiếng đời Thanh của Trung Quốc – Chu Dụng Thuần – có viết: “Từ sáng sớm, các phòng phải được dọn dẹp sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài”. Câu nói tuy có vẻ đơn giản này lại cô đọng sự khôn ngoan của người Trung Quốc cổ đại khi điều hành gia đình mình.

Ở gia đình tôi, mẹ luôn là người dọn dẹp nhà cửa. Bà thường dậy từ sáng sớm để bắt đầu công việc của mình, 50 năm nay, từ khi tôi biết nhận thức, điều đó chưa bao giờ thay đổi.

Mẹ tôi không chỉ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng mà còn tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày, dù cho lạnh giá đến cỡ nào. Bà thường nói với tôi “Khi một người duy trì được những thói quen tốt và có một không gian sạch sẽ, chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện”.

Do đó, một người phụ nữ đã ở tuổi trên 80 như mẹ tôi luôn có một tinh thần lạc quan và sảng khoái. Bà có một vòng eo chuẩn, dáng người cân đối, thứ mà những người ở tầm tuổi bà khó thể có được.

Blogger nổi tiếng của Trung Quốc Vũ Tề đã quay một video về việc dọn dẹp nhà cửa và vứt những thứ vô dụng trong nhà thu hút tới 1,1 triệu like. Cư dân mạng bình luận “Nhìn thấy Vũ Tề cứ như nhìn thấy chính bản thân mình”.

Vũ Tể dọn dẹp những đồ vật vứt lộn xộn trong các ngăn kéo hay hộc tủ, những thứ mà cô cho rằng không tồn tại cho đến khi dọn dẹp lại. Ảnh: aluobowang.

Vũ Tề dọn dẹp những đồ vứt lộn xộn trong các ngăn kéo hay hộc tủ, những thứ mà cô cho rằng không tồn tại cho đến khi dọn dẹp lại. Ảnh: aluobowang.

Vũ Tề ban đầu cảm thấy rằng không gian trong nhà ngày càng chật hẹp, vì vậy cô muốn dọn dẹp những đồ vụn vặt, thế nhưng có quá nhiều những thứ được cô coi là “vụn vặt” đã được dọn đi. Cây lau nhà không sử dụng, rất nhiều vỏ điện thoại di động vứt đi, những túi xách mang về mỗi khi có đợt khuyến mãi cuối năm không sử dụng hay những đống thuốc hết hạn.

Những đồ vật này được vứt lộn xộn trong các ngăn kéo hay hốc tủ, từ những gói ngũ cốc hết hạn và gia vị mốc đen, cũng được Vũ Tề lôi ra để dọn dẹp. Nhưng nhiều nhất có lẽ là những bộ quần áo không còn phù hợp với cô ở thời điểm hiện tại.

Khi dọn dẹp sạch sẽ, những đồ đạc vụn vặt chiếm nửa diện tích căn phòng. “Điều này nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi”, cô nói.

Trên thực tế, nhiều người cũng giống Vũ Tề, có rất nhiều đồ đạc chẳng bao giờ được sử dụng. “Vứt bỏ một thứ vô dụng, có nhiều không gian hơn. Vứt bỏ một phần dư thừa, tôi sẽ bớt gánh nặng. Mọi người cần phải từ bỏ những thứ không quan trọng, vứt bỏ chúng để có được một nơi sạch sẽ, điều này cho phép chúng ta tạo ra những bước đột phá và phát triển mới”, Vũ Tề nói.

Những thứ Vũ Tề dọn lại để vứt đi, chúng chiếm nửa diện tích căn phòng khiến cô cảm thấy bất ngờ. Ảnh: aluobowang.

Những thứ Vũ Tề dọn lại để vứt đi chiếm nửa diện tích căn phòng khiến cô cảm thấy bất ngờ. Ảnh: aluobowang.

Trong video này cô cũng cho hay “Có 3 điều trong cuộc sống cần phải ngừng, đó là những thứ không mong muốn, không phù hợp và cảm thấy khó chịu”.

Nữ blogger này giải thích, hơn một nửa những thứ trong cuộc sống của chúng ta có thể bị lãng quên, trong đó có rất nhiều thứ bạn không mong muốn sử dụng, chỉ là bạn nghĩ sẽ có ngày nào đó dùng đến chúng mà thôi. Ngoài ra có nhiều thứ không phù hợp với bạn, như bộ quần áo hay đôi giày. Thậm chí khi sử dụng những vật dụng này bạn cảm thấy khó chịu vì chúng không thoải mái, bạn có thể vứt nó đi sớm để mua một cái mới và làm cho mình thoải mái, hạnh phúc hơn.

 “Tôi đã có được một căn nhà gọn gàng, sạch sẽ với hoa tươi và nắng ấm bên cửa sổ. Bước vào nhà tôi cảm thấy thật thư giãn và thoải mái, tiếng cười vì thế cũng nhiều hơn. Có lẽ đối với tôi đây là một trong những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc sống”, Vũ Tề kết thúc video của mình.

Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ

Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ

Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.