Nɦữпɢ ɓệпɦ ɾăпɢ ɱiệпɢ ở łɾẻ eɱ cầп ρɦải xử ℓý łɾước пăɱ 12 łᴜổi, пếᴜ ƙɦôпɢ sẽ ảпɦ ɦưởпɢ ᵭếп ɗiệп ɱạo cả ᵭời
Có пɦữпɢ ɓệпɦ ɾăпɢ ɱiệпɢ ở łɾẻ eɱ ảпɦ ɦưởпɢ пɢɦiêɱ łɾọпɢ łới łɦẩɱ ɱỹ ʋà sức ƙɦỏe củɑ łɾẻ пɦưпɢ cɦɑ ɱẹ ℓại cɦủ qᴜɑп ƙɦôпɢ ᵭưɑ coп ᵭi ƙɦáɱ cɦữɑ ƙịρ łɦời.
Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành của bé yêu và những chiếc răng đầu tiên thường bắt đầu nhú lên khi trẻ được 6 tháng tuổi. Đến khoảng 7 - 8 tuổi, trẻ lại bước vào quá trình thay răng sữa. Khoảng 12 tuổi, tất cả răng sữa sẽ được thay thế hết và trẻ có khoảng 28 chiếc răng trưởng thành. Nắm được thời điểm trẻ mọc răng, thay răng, bố mẹ sẽ giúp con phát hiện các vấn đề răng miệng bất thường, biết điều chỉnh, chữa trị kịp thời để trẻ có được hàm răng đều và đẹp.
Dưới đây là một số loại bệnh răng miệng ở trẻ em theo các nha sĩ cần phải kịp thời khám chữa và điều trị trước khi trẻ 12 tuổi:
1. Khớp cắn ngược
Có thể niềng răng đối với trường hợp trẻ bị khớp cắn ngược (Ảnh minh họa).
Khớp cắn ngược (hay còn gọi là móm) là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Khớp cắn ngược khiến khuôn mặt mất cân đối và tác động xấu tới cử động của hàm, gây suy giảm chức năng ăn, nhai, tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến việc phát âm cũng như sức khỏe của trẻ.
Nếu trẻ bị khớp cắn ngược khi vẫn còn răng sữa và hàm dưới không bị đưa ra phía trước quá nhiều, phụ huynh nên theo dõi sự phát triển răng của trẻ thường xuyên. Ngoài ra, bố mẹ nên nhắc nhở con bỏ một số thói quen xấu như chống tay dưới cằm, cắn răng... Nếu trẻ đã thay răng mà vẫn bị khớp cắn ngược, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để can thiệp kịp thời.
2. Nhai một bên hàm
Nguyên nhân khiến trẻ chỉ nhai thức ăn một bên hàm là do sâu răng hoặc mất một bên răng, có trường hợp là do thói quen. Khi chỉ nhai một bên hàm lâu dài sẽ dẫn đến khuôn mặt không cân xứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ.
3. Răng hô
Răng hô cũng cần điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến thẩm mĩ và tâm lý của trẻ (Ảnh minh họa).
Đây là dị tật răng rất phổ biến khiến trẻ mất tự tin, ảnh hưởng đến tâm lý và cả sức khỏe. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện răng hô từ sớm, bố mẹ cần đưa trẻ đi khắc phục kịp thời bằng các biện pháp can thiệp hiện đại.
4. Răng mọc chen chúc, xô lệch cả hàm
Trong thời kỳ mới thay răng, bố mẹ quan sát có thể nhận ra hàm răng của trẻ khấp khểnh không đều bởi cái thay trước, cái thay sau. Tuy nhiên, có những trẻ răng mọc chen chúc, đè lên vị trí của nhau, mỗi răng mọc một hướng không răng nào mọc đúng vị trí... Dị tật răng này có thể gây khó khăn cho trẻ trong việc làm sạch răng, dễ bị sâu răng, viêm lợi... nên cũng cần can thiệp kịp thời.
5. Cằm lẹm
Tác động dễ nhận thấy nhất của hiện tượng cằm lẹm là nó ảnh hưởng đến diện mạo tổng thể khuôn mặt, gây mất cân đối. Nguyên nhân của hiện tượng cằm lẹm là do sự sắp xếp của các răng hàm dưới nhỏ và hẹp, nó hạn chế sự phát triển của răng hàm trên, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của cả hai hàm răng, kĩ năng nhai, khớp cắn... của trẻ.
6. Rụng, mất răng sữa quá sớm
Trẻ bị rụng răng quá sớm khi chưa đến độ tuổi thay răng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình mọc răng vĩnh viễn như khiến trình tự mọc răng bất thường, răng mọc lệch, xô đẩy nhau. Ngoài ra, khi không có răng cũng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống.
7. Răng vĩnh viễn không mọc, mọc ngầm
Có những trẻ gặp phải hiện tượng răng sữa đã rụng nhưng mãi mà răng vĩnh viễn không mọc ra hoặc mọc không hết. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng đến khả năng nhai, cắn thức ăn và cả diện mạo khuôn mặt trẻ.
Nguyên nhân có thể là do dị tật răng mọc ngầm. Khi ấy, răng nằm sâu bên dưới nướu và trong xương hàm nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, nếu nhận thấy các răng vĩnh viễn không mọc hoàn chỉnh thì bạn nên đến nha sĩ để được thăm khám, xác định chính xác có răng mọc ngầm hay không để được điều trị kịp thời.
8. Răng bị mủn
Sún răng, sâu răng, mủn răng rất phổ biến ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).
Tình trạng này xảy ra khi răng trẻ bị sâu, sún, ăn mòn men răng, ngà răng và thậm chí là vào đến tủy răng gây đau đớn, khó ăn uống. Răng bị mủn còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm, khiến dễ phát sinh một số vấn đề răng miệng khác như lệch hàm, chết tủy răng, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Nếu được điều trị kịp thời và dứt điểm, răng bị mủn sẽ không lây lan sang các răng khác.
9. Một số thói quen xấu như mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi...
Tất cả những thói quen này nếu trẻ duy trì lâu dài đều có thể gây ra sự sai lệch của xương hàm, khiến hàm răng xấu xí, lệch lạc... Khi phát hiện trẻ có những thói quen này mà nhắc nhở không được, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi thăm khám để tìm lời khuyên từ các chuyên gia nha khoa.
Để tránh những dị tật về răng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ từ 3 - 6 tháng một lần.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.