RSS

Những điều bạn chưa biết về cộng đồng Tây Tạng tại Úc

11:00 26/09/2018

Không dễ gì để bạn có thể gặp và nói chuyện được với một người Tây Tạng. Tại Úc, cộng đồng Tây Tạng khá nhỏ, hầu hết đến đây bằng visa tị nạn nhân đạo sau khi chạy trốn khỏi đất nước vốn đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Có nhiều người không bao giờ có thể trở về quê hương gặp lại gia đình, thậm chí không còn nhớ nổi gương mặt cha mẹ.

Những điều có thể bạn chưa biết về người Tây Tạng

Trên toàn nước Úc có khoảng 2.000 người Tây Tạng đang sống rải rác, tuy nhiên con số này đang dần tăng lên vì Úc vẫn tiếp tục cấp visa tị nạn cho những người Tây Tạng khác. Tại Sydney, cộng đồng Tây Tạng tập trung ở vùng Dee Why tại phía Bắc Sydney. Đó là một cộng đồng nhỏ và sống rất gắn bó, họ thường xuyên gặp nhau trong mỗi dịp lễ tết hay sự kiện.

Phần lớn người Tây Tạng tại Úc có nghề chăm sóc người cao niên. Một phần lý do là việc chăm sóc người lớn tuổi như ông bà hay cha mẹ già đã là một phần tất yếu đối với người dân Tây Tạng. Họ làm việc đó một cách tự nhiên như chính con người họ mà không cần phải suy nghĩ xem việc đó có tốt hay có cần thiết không. Ngoài ra, để làm việc chăm sóc người già cũng không đòi hỏi bằng cấp hay trình độ quá cao, điều mà những người Tây Tạng lớn tuổi không thể đạt được.

Người Tây Tạng có 2 ngày lễ lớn, Tết Losar (trùng vào Tết Nguyên đán như các sắc dân châu Á khác) và ngày sinh nhật Đạt Lai Lạt Ma nhằm ngày 6 tháng 7 hàng năm.

Vào ngày Tết Losar, dịp lễ này kéo dài 2 tuần, người dân sẽ mặc áo đẹp và tham gia vào các tiết mục biểu diễn như hát hò, nhảy múa.

Những món ăn ngày Tết được người Tây Tạng chuẩn bị hàng tuần trước đó. Những món ăn đặc trưng nhất có dresi gồm gạo ngọt trộn bơ, nho khô và khoai tây củ nhỏ; bánh phồng ngọt và mặn dưới nhiều hình dạng, kích cỡ.

Các món ăn truyền thống của người Tây Tạng có bánh Tsampa. Đây là một trong những loại đồ ăn chính đặc sắc của Tây Tạng, được làm từ lúa mạch hoặc đậu Hà Lan sau khi đã xào chín, đánh nhuyễn với trà bơ, viên thành bánh. Cũng có thể làm với trà mặn, sữa chua hoặc rượu lúa mạch.

Người Tây Tạng là những tín đồ của món thịt. Do vị trí địa lý nằm ở miền núi quanh năm khô cằn ít trồng được rau, nên thức ăn chủ yếu của họ là thịt. Có lẽ vì thói quen ăn uống như vậy nên khi di dân sang các quốc gia khác họ vẫn giữ được khẩu vị ăn uống này. Ngoài ra họ không ăn hải sản vì cho rằng đó là tội lỗi. Đối với người trẻ có thể thích ứng với cuộc sống mới, nhưng những người lớn tuổi họ sẽ không vui khi bắt gặp đồng hương mình ăn hải sản.

Con đường lưu vong của một người tị nạn Tây Tạng

SBS Việt ngữ gặp gỡ Pema Dolka, một phụ nữ Tây Tạng đang sinh sống và làm việc tại Sydney. Pema đã không gặp lại gia đình từ khi chạy trốn khỏi Tây Tạng năm lên 7 tuổi.

Từ khi Trung Quốc xâm lược Tây Tạng vào năm 1959, đã có rất nhiều người Tây Tạng vì lo sợ bị đàn áp đã phải liều mạng bỏ quê hương lưu vong sang Ấn Độ. Từ đó, một số ở lại, một số được cấp visa tị nạn để tiếp tục sang các quốc gia đón nhận như Hoa Kỳ, châu Âu, Canada hoặc Úc.

“Năm tôi lên 7 tuổi, cha tôi đưa tôi chạy trốn sang Ấn Độ. Cùng đi lúc đó còn có rất nhiều khác muốn rời bỏ đất nước vì họ sợ bị trừng phạt nếu ở lại. Theo những gì tôi còn nhớ được là chúng tôi phải đi bộ qua núi băng qua Nepal để đến Ấn Độ," Pema nhớ lại.

Pema kể lúc đó còn quá nhỏ nên cô không nhớ gì nhiều về sự vất vả trên đường đi. Nhưng cô biết chắc rằng con đường chạy trốn đó không hề đơn giản khi phải băng qua dãy Nangpa La đến Himalaya ở Nepal.

“Chúng tôi chỉ mang một ít trái cây và lương khô để ăn dọc đường. Chúng tôi đi vào ban đêm để tránh bị phát hiện, và ngủ vào ban ngày. Chúng tôi đến Nepal trước. Ở đó có trung tâm đón những người tị nạn Tây Tạng, họ làm thủ tục rồi tiếp tục đưa chúng tôi sang Ấn Độ. Đó là con đường của tất cả những người Tây Tạng như tôi, chạy trốn sang Nepal và sau đó là Ấn Độ.

“Và cuối cùng thì tôi cũng đến được Ấn Độ, nhưng bố tôi phải quay về vì vẫn còn mẹ và các anh chị em tôi ở quê nhà, họ không thể đi được.”

“Cho dù tôi xin được quốc tịch Úc, tôi nghĩ cũng khó để có thể quay về. Rất nhiều người Tây Tạng giống tôi không thể xin được visa, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính phủ Trung Quốc.”

Kể từ sau năm 1959 khi Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu vong tới Ấn Độ, cùng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế, ngài đã dần đặt nền móng xây dựng một cơ sở vững chắc cho những người Tây Tạng lưu vong. Ngày nay, với  hơn 120.000 người Tây Tạng đang lưu trú tại vùng đất Dharamsala, Ấn Độ, được biết như là một ‘Lhasa nhỏ’, lập thành một chính quyền lưu vong Tây Tạng với một Hội đồng Dân cử Tây Tạng vào năm 1960.

Với việc thành lập một chính phủ lưu vong Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma thấy rằng công việc khẩn cấp phải làm là cứu nguy dân tị nạn và nền văn hóa của Tây Tạng. Các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Trẻ em Tây Tạng được đi học và một Đại học Tây Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có khoảng 200 tu viện Tây Tạng được xây dựng tại Ấn Độ để tăng chúng tu học, duy trì và bảo vệ văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng.

Pema Dolka đã bắt đầu một cuộc sống mới ở Ấn Độ khi mới 7 tuổi, cô được vào học tại trường nội trú. Vài năm sau, gia đình của cô ở Tây Tạng bằng cách nào đó đã tìm ra tin tức về cô để liên lạc qua thư từ và qua điện thoại. Thế nhưng họ vẫn chưa một lần được gặp lại nhau từ chuyến đi ngày ấy.

“Tôi được cấp visa tị nạn sang Úc năm tôi 22 tuổi, tức là sau 15 năm ở Ấn Độ. Ở Ấn Độ tôi đang học đại học, nhưng khi sang Úc tôi nghĩ đây là cơ hội để tôi được đi học lại. Phúc lợi xã hội ở đây rất tốt, tôi được vay tiền để đi học, tôi chọn học về ngành Truyền thông tại Đại học Sydney. Và giờ tôi vừa mới hoàn thành xong 4 năm học.”

Hiện tại Pema Dolka đang là phát thanh viên ban tiếng Tây Tạng của đài SBS. Cô cho biết cuộc sống của cô giờ đã khá ổn và thoải mái, duy chỉ có điều không biết bao giờ mới gặp lại được gia đình của mình.

“Cho dù tôi xin được quốc tịch Úc, tôi nghĩ cũng khó để có thể quay về. Rất nhiều người Tây Tạng giống tôi không thể xin được visa, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chính phủ Trung Quốc. Nhưng tất nhiên tôi sẽ phải thử.”

“Tôi dần không nghĩ nhiều đến việc phải sống xa gia đình nữa. Ít nhất giờ đây tôi có thể nói chuyện với gia đình tôi mỗi ngày qua mạng xã hội, trong khi có những người tôi biết họ cũng trong hoàn cảnh như tôi, và không bao giờ biết tin tức về gia đình nữa, không biết họ còn sống hay đã chết và cũng không thể về thăm quê hương. Thậm chí nhiều người không còn nhớ mặt cha mẹ vì ra đi khi còn quá nhỏ. Và khi tôi nhìn hoàn cảnh họ như vậy tôi vẫn thấy mình may mắn.”

Pema cho biết gia đình của cô ở Tây Tạng vẫn sống ổn về mặt tài chính, chỉ có điều họ giống như đang bị giam cầm trong chính quê hương mình.

“Trừ khi họ không dính dáng gì đến chính trị, không làm người đấu tranh hay bất đồng chính kiến thì cuộc sống của họ vẫn ổn. Dân Tây Tạng không có vấn đề gì về tài chính, họ sống đơn giản và thoải mái. Tuy nhiên chỉ có điều họ không thể đi đâu ra khỏi vùng đất của họ vì họ không có passport, chính quyền Trung Quốc không bao giờ cung cấp cho họ giấy tờ hợp lệ nào cả.”

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.