RSS

Những hình thức lừa đảo phổ biến cần cảnh giác ở Úc

07:00 03/03/2019

Những hình thức lừa đảo tinh vi đang ngày càng gia tăng ở Úc. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo phổ biến mà bạn cần chú ý.

Người dân Úc đang hoang mang khi nhận được cảnh báo về việc những cuộc gọi giả mạo tổng đài Telstra đánh lừa các nạn nhân tiết lộ thông tin cá nhân. Những hình thức lừa đảo tinh vi đang ngày càng gia tăng ở Úc. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo phổ biến mà bạn cần chú ý.

1. Lừa đảo bằng email hóa đơn giả danh Telstra

Trong trường hợp này, hóa đơn email có giao diện dễ đánh lừa hướng người dùng đến một trang web truyền nhiễm phần mềm độc hại cho máy tính của họ.

2. Lừa đảo trên Facebook

Người dùng nhận được tin nhắn từ tài khoản của bạn bè và gia đình, nói rằng họ có thể kiếm tiền bằng cách nhấp vào liên kết mà sẽ lây nhiễm file độc vào máy tính của họ. Tin nhắn đó là của một kẻ lừa đảo đã hack tài khoản bạn bè của bạn hoặc tạo một hồ sơ giả bằng cách ăn cắp hình ảnh và thông tin của họ.

3. Lừa đảo qua email của Optus

Một email từ Optus gửi cho nạn nhân một tệp tài liệu đã sẵn sằng để tải xuống. Nếu nạn nhân nhấp chuột, máy tính của họ bị nhiễm virus.

4. Lừa đảo qua email giả danh Apple Store

Bạn cần đặc biệt cẩn thận nếu nhận được một email giả danh Apple Store thông báo cho khách hàng rằng họ có hóa đơn dạng file PDF từ một lần mua hàng gần đây.

5. Lừa đảo qua điện thoại của Văn phòng thuế Úc (ATO)

Các cuộc gọi điện thoại tự xưng là của ATO để lừa người dân nộp tiền bằng cách thông báo rằng họ sắp bị bắt vì chưa thanh toán các khoản thuế.

6. Lừa đảo giả danh dịch vụ điện thoại tự động NBN

Những tên này nhắm mục tiêu vào các khu vực của nơi việc cài đặt mạng NBN hiện đang được tiến hành.

7. Lừa đảo giả danh công ty năng lượng EnergyAustralia

Chúng lừa đảo bằng email sử dụng cơ sở dữ liệu lớn và uy tín của thương hiệu EnergyAustralia để mời gọi nạn nhân tải xuống một tệp đ ộc h ại.

8. Lừa đảo ngày Valentine

Những kẻ lừa đảo tích cực tương tác với nạn nhân, dần dần xây dựng mối quan hệ trực tuyến trước khi hỏi “xin” tiền.

9. Lừa đảo qua email của Netflix

Nhắm vào những người hay xem Netflix, chúng sẽ gửi email cho người dùng biết tài khoản của họ đã bị khóa tạm thời để lừa họ nhấp vào liên kết dẫn đến trang lừa đảo mang nhãn hiệu Netflix được sử dụng để đánh cắp thông tin cá nhân.

10. Lừa đảo đổi SIM

Chúng có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng, email và tài khoản mạng xã hội của bạn chỉ bằng một cuộc gọi đơn giản đến một nhà điều hành di động.

11. Lừa đảo sửa mái nhà sau bão

Gần đây, nhiều trường hợp trình báo rằng có vài người đàn ông gõ cửa các hộ gia đình sau những cơn bão và nói rằng mái nhà phải được thay thế vì nó sắp sụp. Một phụ nữ đã nộp 156.000 đô la cho công việc không cần thiết phải thưc hiện này.

12. Lừa đảo những người giàu ở ngoại ô

Một người đàn ông đã giao chiếc xe trị giá 40.000 đô la cho người lạ mà không nhận được một xu trả lại.

Cần làm gì để đề phòng những trường hợp lừa đảo?

Hãy cảnh giác khi chia sẻ thông tin cá nhân, thẻ tín dụng hoặc ngân hàng qua điện thoại, trừ khi bạn là người thực hiện cuộc gọi hoặc số điện thoại gọi đến đáng tin cậy.

Hãy cảnh giác với các yêu cầu thanh toán thông qua các phương thức không đảm bảo như thẻ iTunes, thẻ quà tặng hoặc tiền ảo như Bitcoin.

Không bao giờ cho người khác truy cập từ xa vào máy tính của bạn khi không được yêu cầu.

Nếu bạn nghi ngờ rằng mình đã lỡ cung cấp chi tiết tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng cho kẻ lừa đảo, hãy ngay lập tức liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính của bạn.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.