Những "lỗ hổng" đáng sợ dẫn đến làn sóng thứ 2 và "mô hình kiểu mẫu" về giãn cách xã hội ở Úc
Australia tưởng như đã chinh phục được Covid-19. Vậy mà giờ đây đất nước này rơi vào làn sóng thứ hai và thành phố Melbourne lại bước vào một cuộc giãn cách xã hội tiếp theo.
Lần giãn cách này không như lần trước – và nó có thể là tấm gương để Châu Âu noi theo.
Thành phố Melbourne có khoảng 5 triệu dân, nhưng trong những ngày này thành phố thật vắng vẻ. Nhà ga, bến xe yên ắng, người ta nghe rõ tiếng nhắc nhở qua đài phát thanh thông tin của chính phủ liên quan đến virus.
Cảnh sát và quân đội tuần tiễu trên đường phố ở khu vực trung tâm. Chỉ có một người phụ nữ đơn độc đeo khẩu trang chạy bộ ở góc phố. Hoạt động thể dục thể thao là một trong những lý do ít ỏi mà người dân Melbourne có thể viện cớ để có mặt ở ngoài đường.
Kể từ một tuần này thành phố lớn hàng thứ hai của Australia này ở trong tình trạng khẩn cấp. Tuần vừa qua, thành phố với 5 triệu dân này mỗi ngày có bình quân từ 300 đến 400 ca lây nhiễm Corona mới.
Hôm thứ tư số ca lây nhiễm mới vọt lên 725 ca. Tính đến ngày chủ nhật tại bang Victoria có 14.659 ca lây nhiễm Covid-19 và 210 ca tử vong, đây là một tỷ lệ rất cao so với tổng số ca lây nhiễm trong cả nước là gần 21.000 ca và 295 ca tử vong.
Số ca lây nhiễm tăng đáng sợ mặc dù từ bốn tuần nay mùa đông đã ập tới Melbourn và thành phố này đã cố gắng hết sức trong phòng chống dịch. Lúc này Melbourn có lệnh giới nghiêm vào loại chặt chẽ nhất thế giới.
Từ 20 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau không ai được rời khỏi nhà. Trừ khi có lý do hết sức chính đáng. Những ai vi phạm bị phạt tiền rất nặng. Cảnh sát và quân đội giám sát việc thi hành các quy định mới này, và họ cũng có quyền gõ cửa để kiểm tra thí điểm tại các hộ gia đình.
Vào ban ngày không ai được ra khỏi nhà quá 5 km, được đi chợ, đi tới bác sỹ để khám bệnh hoặc tập thể dục, thể thao, tuy nhiên đã ra khỏi nhà là phải đeo khẩu trang. Mọi học sinh, kể cả học sinh cuối cấp, đều thực hiện học tại nhà, hầu hết cửa hàng đều đóng cửa.
Từ học sinh kiểu mẫu trở thành trường hợp nghiên cứu điển hình về corona
Melbourn đã trở thành một nghiên cứu điển hình quốc tế. Điều gì sẽ xảy ra, khi làn sóng corona thứ hai ập tới, với cường độ còn mạnh hơn làn sóng thứ nhất?
Bà Annette Miller 53 tuổi sống cùng chồng và cậu con trai 17 tuổi ở Melbourn nói:"Để vượt qua được làn sóng thứ hai này khó khăn hơn nhiều". Điều này cực kỳ nặng nề và cũng rất rối rắm đối với những cửa hàng nhỏ, bà này nói. Nhiều người thật sự không biết họ được làm cái gì và không được làm cái gì.
Trong khi đó người ta cứ nghĩ rằng Australia đã chế ngự được con virus này từ lâu rồi. Tương tự như Newseeland, Australia cũng được đánh giá như những học sinh kiểu mẫu đối với đại dịch này, sau khi thực hiện một cách nhanh chóng và có hiệu quả ban đầu một số biện pháp.
Thí dụ từ cuối tháng ba đất nước này thực hiện cách ly với phần còn lại của thế giới. Không những chỉ đóng cửa biên giới với bên ngoài mà ngay cả phần lớn các tiểu bang cũng cách ly với nhau. Với cách làm này cộng với việc giới nghiêm nên Covid -19 đã nhanh chóng bị khống chế.
Với số dân là 25 triệu, số người bị lây nhiễm khoảng 8000 người, số ca tử vong trên dưới 100, những con số này một thời gian dài được coi là tương đối thấp. Tuy nhiên kể từ khi nới lỏng thì số ca lây nhiễm ở các thành phố lớn nhất như Sydney và Melbourn đã lại tăng lên.
Sydney đã thành công trong việc ngăn chặn tụ tập đông người. Thủ hiến Daniel Andrews của bang Victoria trong một thời gian dài đã tìm cách khống chế tình hình bằng các biện pháp tương đối nhẹ nhàng: cách ly không tiếp xúc với những người bị lây nhiễm, phong tỏa một số tòa nhà cao tầng và một số khu dân cư ở Melbourn.
Tuy vậy số ca lây nhiễm mới không chịu thuyên giảm. Cuối cùng ông Andrews giải thích "Chúng tôi không thể chấp nhận để những người có lý do chính đáng đi lại trên đường phố". Việc thắt chặt hơn nữa giãn cách xã hội quả thật không phải là một quyết định dễ dàng, nhưng đây là một quyết định cần thiết.
Điều gì đã sai ở Melbourn?
Melbourn không chỉ là một viễn cảnh về virus làm nhiều người Đức phải lo sợ. Thành phố này cũng là một ví dụ điển hình về việc Covid-19 có thể ngoi lên quật lại nhanh chóng như thế nào. Ở Melbourn chỉ cần có một số người bị lây nhiễm cũng đủ để dẫn đến tình trạng tái sụp đổ.
Ở đây một mặt có những trường hợp bị lây nhiễm mà không được phát hiện, liên quan đến bùng phát dịch trong một lò mổ gia súc, điều này tương tự như vụ lây nhiễm ở Đức ở quanh vùng Gütersloh.
Ở Melbourn xảy ra một sự việc thật hi hữu, người ta làm một việc nhằm mục đích bảo vệ người dân, đó là thiết lập hệ thống khách sạn để cách ly những người từ nước ngoài trở về.
Không ngờ chính cái hệ thống này lại thành cội nguồn cho nhiều ca lây nhiễm, do nhân viên khách sạn và lực lượng bảo vệ vi phạm quy chế an toàn, dùng chung bật lửa khi hút thuốc lá, hình thành các nhóm cộng đồng, thậm chí đã có quan hệ nam nữ giữa những người phải cách ly với nhân viên bảo vệ.
Cũng cần nói về một sự thật nữa là: sở dĩ có làn sóng thứ hai là do trong những tháng qua có những người cố tình nới lỏng các quy định dựa trên ý thức tự giác của con người.
Ông Thủ tướng đã tỏ ra thất vọng đối với một số bệnh nhân-Covid-19. Họ bị cách ly, lẽ ra phải ngồi nhà nhưng lại không thực hiện điều đó. Có những người đi rất xa chỉ để mua đúng loại bành mì mà mình thích.
Nỗi sợ đối với thành phố
Tình hình thực tế mới này thực sự khắc nghiệt: "Một sự sợ hãi bao trùm lên Melbourn, và hoàn toàn không có gì tương tự như ở làn sóng thứ nhất", tờ Guardian phiên bản Australia bình luận. Thực tế là trong vòng hai này hoàn toàn thiếu vắng những hình ảnh đầy hy vọng treo ở các cửa sổ và các trò chơi để động viên khích lệ lũ trẻ con khi bị "cấm cung".
"Lại một lần nữa chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng", một người phụ nữ đã viết khi bắt đầu giãn cách trên mạng xã hội. Nghe có vẻ cam chịu. Nhưng "những con số truyền tải gây sốc" cho ta thấy sự cần thiết, bà nghĩ như vậy. Cả bà Annette Miller, một công dân của Melbourn cũng tán thành điều đó. Bà nói "Tôi nghĩ, những biện pháp quyết liệt này là cần thiết".
Tuy nhiên sức chịu đựng và sự cam chịu chỉ có giới hạn, cho dù nhiều người đã cố gắng hết mình, sự chịu đựng này ngày càng mong manh hơn. Một đường dây trợ giúp trẻ em ở bang Victoria số cuộc gọi trong tháng 7 tăng trên 8% so với các tháng trước đó. Cũng như ở Đức trong tình huống giãn cách xã hội trẻ em thường là nạn nhân của các vụ bạo hành ở gia đình.
Bà Annette Miller luôn nghĩ đến thời hạn giãn cách xã hội sẽ kết thúc khi nào ở thành phố quê hương mình. Mọi người sẽ phải chịu đựng sáu tuần. "Nếu như hết hạn đó mà lại tiếp tục có những hạn chế, theo tôi nghĩ sẽ rất khó để làm được điều đó", bà này nói. Những người khác không có được khả năng chịu đựng như bà Miller.
Lúc này mọi người đã chán nản lắm rồi, đến mức họ muốn cuốn xéo, chấp nhận chuyển tới một tiểu bang khác. Bởi vì hiện tại đây là "kẽ hở duy nhất", để thoát khỏi mọi ràng buộc hiện nay.
Nhà môi giới di chuyển Muval trực tuyến của Australia cho hay số người liên hệ hỏi về di chuyển chỗ ở đã tăng gấp nhiều lần trước khi có lệnh giãn cách xã hội. Ai cũng muốn biến khỏi Melbourne.
Theo: Pháp luật và bạn đọc
Link nguồn: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/nhung-lo-hong-dang-so-dan-den-lan-song-thu-2-va-mo-hinh-kieu-mau-ve-gian-cach-xa-hoi-o-uc-217167
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.