Những loại thực phẩm luôn gây tranh cãi về mặt sức khỏe
Có những loại thực phẩm luôn là đề tài tranh luận của các cuộc nghiên cứu, người nói tốt kẻ bảo không, và người tiêu dùng thì vẫn luôn hoang mang vì độ xác thực.
Café
Các chuyên gia dinh dưỡng đã từng cho rằng café gây ra huyết áp cao, đau tim và nhiều thứ nữa. Thế nhưng trong một thập kỷ qua, café đã chứng tỏ là loại thức uống không chỉ được yêu thích mà còn có những nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống café có tỉ lệ tử vong thấp hơn những người không hề uống café.
Thế nhưng café không hoàn toàn là thức uống tốt cho sức khỏe, những phụ nữ có thai được khuyến cáo không nên uống café vì có thể gây hại cho sự phát triển thai nhi, và café còn có thể là nguyên nhân góp phần vào chứng loãng xương.
Thực phẩm chức năng và vitamin bổ sung
Senior Asian woman reading vitamin label
Các loại vitamin bổ sung chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta ăn uống thiếu chất. Chẳng hạn thiếu vitamin A có thể dẫn đến mù mắt, hay thiếu vitamin D có nguy cơ bị các chứng bệnh kinh niên như đau cơ, mệt mỏi, nhiễm trùng, đặc biệt đối với người ở xứ lạnh.
Thế nhưng các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo rằng ăn uống là cách tốt nhất để nạp đầy đủ vitamin cho cơ thể. Những ai đã ăn uống đầy đủ và đa dạng thì chắc chắn không cần thêm vitamin bổ sung. Thậm chí nếu dư vitamin còn có nguy cơ ung thư và bệnh tim
Chất béo
Bơ, mỡ heo hay dầu dừa đều chứa chất béo hòa tan và người dân được khuyên nên chuyển sang dùng dầu ăn thực vật như dầu ô liu để phòng tránh bệnh tim mạch. Thế nhưng các chuyên gia cũng đã tìm ra rằng chính chất béo trans - loại chất béo không bão hòa được tìm thấy trong các loại thực phẩm như bánh quy giòn, pizza đông lạnh và bơ thực vật (margarine) – mới là tác nhân gây nguy hiểm tính mạng.
Gluten
Tray of gluten free pastries
Gluten là một loại protein có trong bột mì, lúa mạch, và luôn hiện diện trong bánh mì, các loại mì, pasta… Gluten là chất ở dạng hơi nhầy giúp tạo độ kết dính của bột. Gluten cũng được sử dụng như một chất làm đặc dùng trong rất nhiều loại thực phẩm như súp, bánh kẹo, quy trình chế biến các loại thịt và hải sản, marinades, nước thịt, nước tương, chè, thực phẩm chức năng, thuốc.
Gluten chỉ có hại đối với những ai mắc bệnh celiac, là bệnh không dung nạp được gluten, khiến ruột bị tổn thương và ngăn chặn khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Do đó đối với ai không mắc bệnh này, việc ăn theo chế độ gluten free hoàn toàn không mang lại lợi ích nào cho sức khỏe.
Với một thực phẩm được dán nhãn gluten free đôi khi chưa hẳn là sẽ tốt cho bạn. Ví dụ như nếu không có gluten để tạo độ dẻo cho bánh quy, bánh mì hoặc vỏ bánh pizza, các nhà sản xuất lại đôi khi sử dụng nhiều chất béo hoặc đường để làm cho khách hàng thấy ngon miệng. Như vậy vô hình trung làm lượng calo tăng lên đáng kể so với việc nếu dùng gluten.
Muối
An assortment of salts that are in vogue these days.
Trong những năm 1970, một thí nghiệm khoa học khi làm thí nghiệm trên chuột đã phát hiện ra huyết áp tăng khi cơ thể nạp vào một lượng muối khá lớn, ngay lập tức muối được đưa vào danh sách những chất đáng báo động cho sức khỏe.
Thế nhưng đến năm 2016, một nghiên cứu khác lại cho thấy những nhận định về muối từ các chuyên gia dinh dưỡng đã quá phóng đại tác hại của muối. Thực chất chỉ có những ai đã bị bệnh cao huyết áp mới không nên dùng nhiều muối, còn đối với người khỏe mạnh muối vẫn có tác dụng giúp duy trì huyết áp ổn định.
Và bệnh cao huyết áp thì không chừa ai, dù người đó có ăn ít muối đi chăng nữa.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.