RSS

Những lỗi khiến du học sinh Úc bị trục xuất

09:00 04/05/2018

Nước Úc tạo rất nhiều điều kiện để sinh viên quốc tế có thể đến sinh sống và học tập. Tuy nhiên, Úc cũng có những quy định rất chặt chẽ để duy trì an ninh xã hội, chất lượng giáo dục của mình. Nếu bạn đang và sẽ là du học sinh Úc thì đừng nên phạm vào các lỗi có thể bị hủy visa du học Úc sau.

Việt Nam đứng thứ 5 về nguy cơ bị hủy visa Úc

Những thay đổi trong quy chế cấp (visa) thị thực của Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới Australia từ tháng 7/2015 đang khiến người Việt bị ảnh hưởng. Theo đó, trong một vài năm gần đây, việc thay đổi các quy chế quản lý visa du học Úc cũng như việc thực hiện điều tra trường hợp visa không có giá trị được tiến hành, nhiều bạn du học sinh bị hủy visa một cách bất ngờ. Thống kê cho thấy, quốc gia bị hủy visa nhiều nhất là Trung Quốc, với 1,120 trường hợp; theo sau đó là Việt Nam (896 trường hợp); Hàn Quốc (787 trường hợp); Ấn Độ (548 trường hợp); Thái Lan (400 trường hợp); Indonesia (321 trường hợp) và Malaysia (308 trường hợp).

Những thay đổi trong cơ chế cấp thị thực mới được triển khai từ tháng 7/2015 bao gồm các đánh giá rủi ro quốc gia, quốc tịch của sinh viên, kết hợp với một đánh giá của nhà cung cấp dịch vụ giáo dục.

Tờ The Australian dẫn lời Trợ lý Bộ trưởng Bộ Di Trú và Bảo vệ Biên giới Michaelia Cash: “Điều này sẽ có lợi cho ngành giáo dục quốc tế của Australia thông qua việc giảm các thủ tục quan liêu, một cơ chế thị thực đơn giản sẽ giúp định hướng và tiếp cận gần hơn đến một hệ thống di trú toàn vẹn”. Chỉ riêng trong tháng 7/2015, Bộ Di trú và Bảo vệ biên giới Australia đã hủy 10.949 thị thực du học Úc của sinh viên các nước.

Những lỗi khiến sinh viên du học Úc bị trục xuất

  • Đi du học với mục đích không phải du học

Nếu bạn có ý định du học Úc với mục đích là đi làm. Hãy dừng suy nghĩ ấy lại ngay lập tức. Khi bạn bỏ học hay trốn học là khi bạn bắt đầu cuộc sống bất hợp pháp ở nước ngoài. Ở Việt Nam, những người sống bất hợp pháp sống thế nào? Chui nhủi: không dám làm việc, ăn, chơi, yêu… công khai. Ở nước ngoài, một người sống bất hợp pháp cũng vậy. Với chính sách nhập cư ngày càng chặt chẽ, hợp lý, các bạn một khi đã phạm luật sẽ không thể xin định cư Úc. Nếu các bạn bị bắt quả tang đang sống bất hợp pháp, các bạn sẽ bị trục xuất về nước, bị thu tiền nong, bị ghi sổ đen- không được quay lại Úc trong một thời gian và bố mẹ, anh chị em của bạn hay con của bạn sau này muốn vào Úc, sẽ rất khó khăn, do gia đình đã có người có lịch sử vi phạm luật nước Úc.

  • Gian lận

Nhiều bạn có visa Úc sắp hết hạn và để được tiếp tục ở lại Úc, các bạn đã làm kết hôn giả với người thường trú hoặc công dân Úc để xin Visa theo diện hôn nhân. Chi phí phát sinh khoảng 80.000 USD và dĩ nhiên nếu bạn bị phát hiện, bạn sẽ bị hủy Visa và trục xuất về nước.

Ngoài ra, còn có trường hợp “lách luật” bằng cách nhận con nuôi. Đối với học sinh dưới 18 tuổi, gia đình sẽ chi một khoản tiền để gia đình người Úc nhận làm con nuôi và dĩ nhiên học sinh phải làm giấy tờ giả nhằm chứng minh học sinh đó thuộc diện mồ côi ở quê hương trước tiên.

  • Làm chui, làm thêm giờ

Nhiều bạn đăng kí visa học trường ưu tiên, nhưng khi tới Úc lại thuê người tư vấn nhằm tìm cách “lách luật” chuyển sang trường rẻ học phí hơn/ không phải đi học nhiều hoặc trốn học để đi làm thuê kiếm tiền ở các nhà hàng chủ xưởng, nông trại. Tuy nhiên, họ phải chịu một mức lương tồi tệ thậm chí chỉ 8 đô la một giờ.  Mức lương không đúng theo mức lương tối thiểu mà luật pháp quy định đã đẩy nhiều người vào việc vi phạm các hạn chế về visa du học Úc vốn chỉ cho phép họ làm việc 20 tiếng một tuần và đối diện với nguy cơ bị trục xuất bất cứ lúc nào nếu bị phát hiện.

  • Kết quả học tập kém

Cũng có trường hợp du học sinh Úc thi rớt quá nhiều môn, bị trường hủy ECoE (giấy chứng nhận lưu trú học tập) hoặc do làm giả bằng thi tiếng Anh, thiếu giấy tờ chứng minh tài chính… Du học sinh không đủ tiền học phí cũng bị hủy visa. Tất cả những du học sinh nào qua Úc với Visa du học đều biết đến việc phải có điểm danh trên 80% mới có thể tiếp tục ở lại. Trường sẽ báo số điểm danh lên cho Trụ sở quản lí việc nhập cảnh và nếu bất cứ học sinh nào không đi học đầy đủ dưới 80% sẽ bị cắt Visa. Chính việc này cho thấy việc quản lí chặt chẽ việc học tập của sinh viên nước ngoài tại Úc để đảm bảo chất lượng giáo dục của nước này. Vì vậy những sinh viên cúp cua thì sẽ khó lòng giữ Visa du học để ở lại nước Úc đừng nói đến việc không qua nổi các kì thi.

  • Chuyển trường không đúng luật

Một số không ít visa của du học sinh quốc tế, trong đó có Việt Nam bị hủy không vì gian lận mà do thiếu hiểu biết về luật chuyển trường. Việc chuyển trường không hẳn là một điều không đúng. Chuyển trường có thể do trường mình học không có khóa mình yêu thích hay do gia đình làm ăn suy sút thì việc đóng học phí ở những trường ban đầu là khó khăn. Những yếu tố này là có thể xem xét được.

Tuy nhiên, khi chuyển trường, các bạn lại thường không hỏi rõ trung tâm tư vấn du học Úc chuyển thế nào là đúng, là hợp lý; dẫn đến hậu quả hàng loạt bạn chuyển trường khi visa chưa được 1 năm. Và những bạn này luôn sống trong tình trạng một ngày bất ngờ nhận được thư cảnh báo hủy visa của Bộ Di trú Úc. Lý do hủy chỉ nằm ở 1 lỗi là từ thời điểm khi bị hủy ECoE khóa học theo visa ưu tiên đầu tiên đến thời điểm nhận cảnh báo hủy visa, bạn đã học ở sai cấp. Bạn được cấp visa sang học 573 (đại học hay thạc sỹ) nhưng lại đang học ở 572 (các trường nghề).

  • Vi phạm luật pháp Úc

Thực ra rất nhiều du học sinh Việt Nam đã không thể tiếp tục theo học tại Úc vì một số lí do khác. Ví dụ như  H.T qua Úc để học trung học. Vốn tính nghịch ngợm, trong một lần đi chơi với bạn, ngồi trên xe nhìn thấy vài cảnh sát, H.T chỉ đùa giỡn và nói những lời không được lịch sự với cảnh sát. Kết cục của hành động vô ý thức đó là việc bị cắt Visa và bị trục suất ra khỏi nước Úc vì có thái độ lăng mạ cảnh sát.

Nguồn Tổng hợp

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.