Nɦữпɢ łíп ɦiệᴜ łɦɑi пɦi ɢửi ᵭếп ɱẹ qᴜɑ cơп ốɱ пɢɦéп, ɱẹ cɦú ý ᵭể cɦăɱ sóc coп łốł ɦơп
Dù ɓiếł ɾằпɢ cơп ốɱ пɢɦéп ƙɦó cɦịᴜ ɾồi cũпɢ ɦếł, пɦưпɢ пɦiềᴜ ɱẹ qᴜɑп łâɱ ʋà łɦắc ɱắc ốɱ пɢɦéп có ℓiêп qᴜɑп ɢì sức ƙɦỏe łɦɑi пɦi ƙɦôпɢ, có ɓìпɦ łɦườпɢ ƙɦôпɢ…
Dù biết rằng cơn ốm nghén khó chịu rồi cũng hết, nhưng nhiều mẹ quan tâm và thắc mắc ốm nghén có liên quan gì sức khỏe thai nhi không, có bình thường không…
Khoảng 90% phụ nữ mang thai có các triệu chứng ốm nghén, nôn và buồn nôn khi mang thai. Những cảm giác khó chịu này bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ (tức là 2 tuần sau khi không có kinh nguyệt) và tình trạng nặng nhất rơi vào khoảng tuần thứ 8 hoặc 9. Đến tuần 13, 14 thì mẹ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn.
Dù ốm nghén là dấu hiệu chẳng mấy dễ chịu, nhưng từ đó mẹ có thể hiểu được tình trạng phát triển hay những tín hiệu của thai nhi gửi tới mình nhé. Cụ thể:
Ốm nghén là cơ chế bảo vệ của thai nhi
Nhiều mẹ mang thai sẽ hay so sánh tại sao có người ốm nghén nhiều, người lại bị ít. Nếu mẹ bị nặng thì cũng đừng trách là bé đang “hành hạ” mẹ nhé. Bởi những triệu chứng này đều có nguyên do cả.
Các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày đôi khi chứa các chất gây hại cho cơ thể, nhưng không quá đe dọa đến tính mạng. Nhưng mẹ mang thai lại khác, lúc này thai nhi tiết ra rất nhiều hormone để có thể đào thải chất độc ra ngoài, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của bé. Nhiều dữ liệu lâm sàng cũng cho thấy, tình trạng ốm nghén nặng thì khả năng sảy thai của mẹ càng ít.
Bé muốn nhắc nhở mẹ hãy chăm sóc cơ thể
Nhiều mẹ lo lắng chuyện ốm nghén ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Thực ra mẹ không cần phải quá lo như vậy. Vì thời gian đầu, thai nhi đang hình thành các cơ quan quan trọng chứ chưa phải là giai đoạn tăng trưởng, phát triển.
Khi nhu cầu của bé tăng lên thì mẹ sẽ trở lại chế độ ăn uống bình thường. Tất nhiên lúc này mẹ cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ, cách 2-3 tiếng ăn một lần, với thức ăn đa dạng… để bé có chất dinh dưỡng đúng theo giai đoạn phát triển của mình.
Ốm nghén là khi bé đòi mẹ vận động, mẹ đừng lười nhé
Ngoài những mẹ có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, thì việc mẹ cứ nằm ì mãi một chỗ sẽ không phải điều gì tốt lắm đâu. Tình trạng ốm nghén xuất hiện chính là nhắc mẹ điều chỉnh vận động, chọn các bài tập hợp lý. Mẹ có thể chọn đi bộ ngoài trời, khiêu vũ, nghe nhạc, tập yoga… thì các phản ứng ốm nghén sẽ thuyên giảm.
Thai nhi nhắc mẹ chú ý giấc ngủ
Nhiều mẹ sẽ có cảm giác là nếu mình đi ngủ sớm và ngủ ngon giấc một ngày thì tình trạng ốm nghén buổi sáng sẽ đỡ hơn. Thai nhi cũng như mẹ đều cần ngủ đủ giấc, nên khi tình trạng ốm nghén nặng thì đó có thể là dấu hiệu bé nhắc mẹ chú ý giấc ngủ.
Các mẹ nên đảm bảo thời gian ngủ lâu hơn bình thường khoảng 1 giờ và không dưới 8 giờ. Buổi trưa mẹ nên tranh thủ chợp mắt nhưng không quá 2 tiếng nhé.
Ốm nghén là lúc bé yêu chào bạn
Nhiều mẹ có thể hiểu là cơn ốm nghén chính là lời chào của bé yêu, để mẹ biết về sự tồn tại của con. Trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, thai nhi có thể khiến mẹ chú ý bằng các hành động đạp, máy… nhưng ở giai đoạn sớm hơn thì cơn ốm nghén chính là lời chào, lời nhắc nhở mẹ hãy biết tự bảo vệ mình.
Một số hiểu lầm về ốm nghén
Tình trạng ốm nghén ở mỗi mẹ là khác nhau, nên có một số hiểu lầm mà mẹ hay gặp như:
-
Ốm nghén có phân biệt được giới tính của bé: Mẹ có thể thường nghe là ốm nghén bé trai đỡ hơn ốm nghén bé gái. Thực tế điều này không chính xác. Giới tính thai nhi chỉ được xác định bằng siêu âm khi thai được khoảng 18 tuần tuổi.
-
Không ốm nghén thì có bình thường không: Nhiều mẹ lo lắng tại sao mình không có triệu chứng ốm nghén. Mẹ đừng quá lo vì chuyện này cũng bình thường. Do hàm lượng progesterone thấp hay thể chất của mẹ tốt, mẹ ăn các thực phẩm sạch…
-
Càng ốm nghén thì con càng thông minh: Điều này cũng bị phủ nhận vì nếu mẹ ốm nghén nặng và kéo dài quá thì sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho thai nhi.
Cũng như tất cả các dấu hiệu khác khi mang thai, ốm nghén dù thường thấy nhưng mẹ cũng cần theo dõi kỹ và điều chỉnh việc chăm sóc cơ thể cho hợp lý nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
5 "siêᴜ łɦực ρɦẩɱ" пâпɢ cɑo ᵭề ƙɦáпɢ, пɢừɑ ɓệпɦ łậł ᵭược ɓác sĩ Mỹ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ, 3/5 ɓáп ᵭầy cɦợ Việł
Tɦeo łiếп sĩ Heɑłɦeɾ Moɗɑy (Mỹ) – пɦà пɢɦiêп cứᴜ ʋề ɱiễп ɗịcɦ ʋà ɓác sĩ y ɦọc cɦức пăпɢ, ɓấł cứ łɦực ρɦẩɱ пào ɢiàᴜ ʋiłɑɱiп ʋà ƙɦoáпɢ cɦấł ᵭềᴜ ℓà łɦực ρɦẩɱ łốł cɦo ɦệ ɱiễп ɗịcɦ.