Nước Úc làm gì khi có trường hợp tử vong vì "sinh tự nhiên" tại nhà?
Cuối năm 2016, khi một trẻ sơ sinh tử vong trong ca 'sinh tự do' tại nhà (không có sự hỗ trợ của nữ hộ sinh), cha của em bé cho rằng gia đình đã không được cảnh báo về những nguy hiểm khi sinh tại nhà.
Sau hơn nửa năm điều tra, cơ quan chức năng tiểu bang New South Wales (Úc) cho biết nguyên nhân dẫn tới trường hợp trẻ sơ sinh có bí danh NA tử vong vào tháng 2 ở vùng Nimbin được xác định là do ngôi ngược. Họ kết luận rằng trước đó, các bác sĩ đã cảnh báo thai phụ về nguy cơ sinh tại nhà nếu ngôi thai không thuận và nguy cơ khi người mẹ bị viêm gan C.
Phản bác lại kết luận này, cha của NA cho biết anh đã rất sốc khi con sinh ngược và khẳng định nếu biết điều này, anh sẽ đưa vợ đi sinh ở bệnh viện. Anh cho rằng cách truyền thông của các bác sĩ có vấn đề nên dẫn tới việc gia đình anh quyết định thực hiện "sinh tự do" tại nhà.
Theo quan niệm của người Úc, việc sinh con mà không có bà đỡ hoặc nhân viên y tế nào được gọi là "sinh tự do". Và vùng Nimbin được xem là điểm nóng của sinh tại nhà của đất nước này.
Và ca tử vong này đã làm dấy lên cuộc tranh luận về việc có nên "sinh con tự do" tại nhà giữa các nhà hoạt động xã hội và các bác sĩ.
Theo Kirrah Holborn, một nhân viên chuyên về sản khoa tại Nimbin, việc "sinh tự do" tại nhà ở vùng này phần nhiều là do niềm tin của người dân vào cơ thể họ và do thiếu tiếp cận với việc chăm sóc đỡ đẻ.
Trong khi đó, bà Helen Dahlen, giảng viên về hộ sinh ở Đại học Western Sydney, lại cho rằng những quy định nghiêm ngặt về hoạt động của nữ hộ sinh (chỉ tham gia đỡ đẻ hỗ trợ thai phụ khi thai phụ có bảo hiểm cho cuộc sinh) và việc nhiều phụ nữ bị tổn thương sau sinh nở tại bệnh viện là nguyên nhân.
Bà Helen cũng cho rằng quyền quyết định chọn nơi sinh con thuộc về người mẹ và nhiệm vụ của các tổ chức là cung cấp những thông tin để người phụ nữ có thể quyết định điều gì là tốt nhất cho bản thân và cho đứa con.
Nhưng với bác sĩ nhi khoa điều trị cho NA tại bệnh viện Lismore, BS. Christopher Ingall, mong muốn của ông là ít thấy các trường hợp sinh tại nhà hơn, nhất là với những gia đình cách bệnh viện hơn 5 phút đi xe.
BS Ingall ví von: "Mỗi phòng đẻ là một vùng chiến sự" bởi “Chúng tôi muốn nghĩ về nó như một nơi tốt đẹp, dễ chịu và dễ dàng nhiều thế nào, thì đó cũng là nơi mọi thứ trở nên xấu đi nhanh chóng như vậy”.
BS này cũng cho rằng: "Các em bé cần được có ý kiến trường hợp này, và nếu chúng được lên tiếng, chúng sẽ nói không với việc sinh tại nhà-, có quá nhiều rủi ro."
Còn nữ y tá đầu tiên đã điều trị cho NA ở Nimbin, cô Petria Maher, cũng tỏ ra thất vọng vì cơ quan điều tra đã không đưa ra khuyến cáo nào nhằm ngăn chặn việc sinh con tại nhà.
Cô nói: "Đứa trẻ chưa chào đời dường như không có bất cứ quyền gì, không có bất cứ sự bảo vệ gì, dường như không có luật nào dành cho những em bé chưa sinh. Trong khi sinh tại nhà ở một nơi hẻo lánh, cách cơ sở y tế ít nhất nửa giờ là một rủi ro quá lớn".
Và kể từ đó tới nay (2018), số ca "sinh tự do" vẫn gia tăng đáng lo ngại tại Úc khi các bệnh viện nước này có tỉ lệ can thiệp (mổ lấy thai, kẹp focsep...) cao nhất thế giới.
Các nhà chuyên môn lo ngại tỉ lệ sinh tự do này có thể tăng vọt vào năm 2019, khi các công ty bảo hiểm của nước này sẽ không chi trả bảo hiểm cho rủi ro trong quá trình chuyển dạ - sinh nở tại nhà. Và theo nguyên tắc, nữ hộ sinh chỉ được đỡ đẻ tại nhà khi thai phụ có bảo hiểm đầy đủ cho cuộc sinh.
Có thể bạn chưa biết: Sinh tại nhà phải tuân thủ quy định gì?
Tại Úc có 12 tổ chức quản lý các chương trình sinh tại nhà và thường chỉ dành cho những phụ nữ được xác định không có nguy cơ gì về thai sản.
Các nhóm này phải tuân theo các hướng dẫn nghiêm ngặt và phải liên lạc thường xuyên với bác sỹ sản khoa. Trong đó, thai phụ khi sinh con phải có sự chăm sóc liên tục của nữ hộ sinh; phụ nữ thai nghén nguy cơ cao được không được sinh tại nhà.
Chỉ tính riêng năm 2014, tại New South Wales, đã có 10% (30 trường hợp) số ca phải nhập viện trong tổng số 228 trường hợp sinh con tại nhà. Cùng năm đó, trong khu vực có 9.728 ca sinh tại bệnh viện.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.