RSS

Ở cữ sɑᴜ siпɦ ʋà 4 ℓý ɗo cɦíпɦ ƙɦiếп ρɦụ пữ łɾầɱ cảɱ ᵭếп ɱức ρɦáł ƙɦóc

11:42 16/11/2021

Với ɱộł số ρɦụ пữ, łɾải пɢɦiệɱ ở cữ sɑᴜ siпɦ có łɦể ɱô łả ɓằпɢ ɦɑi łừ "ƙiпɦ ɦoàпɢ", пɦưпɢ пó còп ƙɦủпɢ ƙɦiếρ ɦơп ʋì 4 ℓý ɗo cɦíпɦ sɑᴜ ᵭây.

Với một số phụ nữ, trải nghiệm ở cữ sau sinh có thể mô tả bằng hai từ "kinh hoàng", nhưng nó còn khủng khiếp hơn vì 4 lý do chính sau đây.

Ở cữ sau sinh

Người ta thường nói vui với nhau rằng "hãy tận hưởng khoảng thời gian mang bầu đi, bởi sau khi con chào đời, bạn sẽ chỉ muốn nhét con trở lại trong bụng thôi". Nhưng câu nói này chỉ mô tả được một phần cảnh ở cữ và chăm con mọn "kinh hoàng".

Cô đơn, mệt mỏi, thèm ngủ hơn thèm ăn, hoang mang, đầu bù tóc rối...là cảm nhận chung của các bà mẹ khi chính thức bước vào cuộc sống "bỉm sữa". Có nhiều lý do khiến những tháng ngày ở cữ là những tháng ngày muốn quên đi nhất, trong đó có những lý do chính sau.

Sự thờ ơ của người chồng

Nếu như thời điểm mang bầu, mẹ bầu được chăm sóc tận tình chu đáo, thì sau khi sinh, sự quan tâm đó lại đổ dồn về phía em bé mới sinh. Điều này khiến người mẹ mới sinh cảm thấy hụt hẫng. Sự thay đổi đột ngột từ "bà hoàng" thành "ô sin của em bé" cũng là lí do khiến người mẹ tủi thân, buồn bã và khóc nhiều sau sinh.

Vì thế các ông bố mới lên chức, ngoài quan tâm đến đứa con, cũng nên dành thời gian tìm hiểu tâm lí của vợ, từ đó có sự cảm thông nhiều hơn. Khi đã có sự cảm thông, người chồng sẽ bớt những xét đoán và đòi hỏi quá cao ở người vợ. Ngoài ra, việc chồng "trốn" vợ con đi chơi hoặc viện cớ đi làm để không phải ở nhà hỗ trợ vợ con cũng là điều gây tổn thương nhiều với phụ nữ mới sinh.

 

Không đủ sữa cho con

Việc người mẹ chưa đủ sữa cho con bú vốn dĩ rất bình thường. Chỉ cần cho con bú nhiều hơn, cho con bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm, sữa sẽ về dào dạt. Nhưng đáng tiếc, việc người mẹ thiếu sữa, ít sữa, thậm chí dần mất sữa lại do chính áp lực từ những người thân trong gia đình.

Chỉ trích người mẹ không đủ sữa cho con bú, để con phải uống sữa ngoài khiến người mẹ cảm thấy mình thật tồi tệ, không làm tròn thiên chức người mẹ. Vì thế trước khi em bé chào đời, không chỉ người mẹ mà người thân trong gia đình cần hiểu về cơ chế tiết sữa. Sữa sẽ chỉ nhiều khi người mẹ cho con bú với tinh thần thoải mái, kèm theo một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng. Khi người mẹ chưa đủ sữa cho con, đừng vội vàng kết tội, đổ lỗi. Hành động này có thể khiến người mẹ rơi vào vòng xoáy trầm cảm sau sinh.

 

Khác biệt trong chăm con với thế hệ trước

Giai đoạn ở cữ sẽ càng trở nên khủng khiếp nếu xảy ra những xung đột do khác biệt trong chăm con giữa hai thế hệ. Để tránh điều này, nên thống nhất với những người trong gia đình về quan điểm nuôi dạy con và đưa ra những bằng chứng khoa học rõ ràng.

 

Ở một mình với con cả ngày

Kiêng cữ không khoa học cũng là một trong những lí do khiến người mẹ bị trầm cảm sau sinh. Trong tháng đầu, người mẹ đang bỡ ngỡ với cuộc sống con nhỏ, nhưng đã phải chăm con cả ngày, loay hoay cho con bú, dỗ con nín khóc, ru con ngủ, bế ẵm con khi con muốn.

Nếu có thể, hãy nhờ người hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn này. Trong trường hợp không thể nhờ ai, bản thân người mẹ nên chuẩn bị tâm lí thật tốt, để một mình chăm con mà vẫn cảm thấy không quá kiệt sức. Thời gian đầu trẻ sơ sinh ngủ khá nhiều, mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi và phân bổ thời gian hợp lí. Có thể cùng con đi ra ngoài và nói chuyện với mọi người, tránh ở lì trong phòng quá lâu.

 

Nguồn: Việt Nam Mới

5 'siêᴜ łɦực ρɦẩɱ' пâпɢ cɑo ᵭề ƙɦáпɢ, пɢừɑ ɓệпɦ łậł ᵭược ɓác sĩ Mỹ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ, 3/5 ɓáп ᵭầy cɦợ Việł

5 "siêᴜ łɦực ρɦẩɱ" пâпɢ cɑo ᵭề ƙɦáпɢ, пɢừɑ ɓệпɦ łậł ᵭược ɓác sĩ Mỹ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ, 3/5 ɓáп ᵭầy cɦợ Việł

Tɦeo łiếп sĩ Heɑłɦeɾ Moɗɑy (Mỹ) – пɦà пɢɦiêп cứᴜ ʋề ɱiễп ɗịcɦ ʋà ɓác sĩ y ɦọc cɦức пăпɢ, ɓấł cứ łɦực ρɦẩɱ пào ɢiàᴜ ʋiłɑɱiп ʋà ƙɦoáпɢ cɦấł ᵭềᴜ ℓà łɦực ρɦẩɱ łốł cɦo ɦệ ɱiễп ɗịcɦ.