Ở nhà là cậu ấm cô chiêu, du học sấp ngửa làm thêm kiếm ngàn đô mỗi tháng
Chuyện du học sinh đi làm thêm ở Mỹ kiếm được 1.500-2000 đô/tháng không phải hiếm. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấy là những nỗi niềm chỉ người trong cuộc mới hiểu.
“Đổ mồ hôi, sôi nước mắt”
Để đủ tiền trang trải cuộc sống đắt đỏ bên Mỹ, du học sinh buộc phải tìm việc làm thêm, thậm chí làm 2-3 việc một lúc. Vừa đi học, vừa đi làm 5-6 giờ mỗi ngày không phải chuyện dễ.
B.T sang California, Mỹ du học từ đầu năm 2016. Vừa đến Mỹ được 2 tuần, lo thủ tục nhập học và ổn định chỗ ở xong, T. lập tức đi kiếm việc làm thêm. Lúc đầu chưa có phương tiện đi lại, T. xin việc ở các quán ăn gần chỗ trọ.
Công việc đầu tiên mà T. nhận được là rửa bát tại một quán phở với mức lương 11 đô/giờ. Tuần làm 4 ngày, mỗi ngày 5 giờ, mỗi tháng T. cũng kiếm được gần 1.000 đô.
Công việc giao, lắp nhà phao khá nặng nhọc nhưng bù lại T. chỉ phải làm 2 ngày mỗi tuần, thu nhập trung bình mỗi ngày 250-300 đô (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Sau đó T. chuyển sang làm chạy bàn cho một quán ốc và thu nhập tốt hơn vì ngoài tiền lương còn có tiền tip thêm khoảng 20-30 đô mỗi ngày.
Thu nhập hơn 1.000 đô/tháng nhưng vẫn chưa đủ để cô trang trải tiền ăn uống, nhà ở và các chi phí khác. T. quyết định nhận thêm việc làm nữa là giao pizza cho một tiệm người Ý.
Lúc đó, T. vừa đi học vừa làm 2 công việc một lúc nên khá mệt mỏi, không có thời gian nghỉ ngơi cũng như không dành được nhiều thời gian cho việc học. Sau đó T. quyết định chuyển sang làm một công việc khác là đi giao và lắp đặt nhà phao.
Công việc này khá nặng nhọc, cần thể lực tốt nhưng bù lại T. chỉ phải làm 2 ngày cuối tuần, mức thu nhập vẫn bằng làm cả 2 việc cùng lúc như trước kia. T. có nhiều thời gian hơn để dành cho việc học.
Làm 2 ngày cuối tuần (tức 8 ngày mỗi tháng), mỗi ngày kiếm được 250-300 đô, mỗi tháng T. cũng kiếm được khoảng 2.000-2.400 đô. Mức thu nhập này đủ để T. trang trải sinh hoạt phí, tự đóng học phí và thậm chí còn có tiền tiết kiệm để đi du lịch.
T. chuyển từ làm thêm trong nhà hàng sang giao hàng (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
T. chia sẻ: “Ở Việt Nam em sướng lắm, không phải làm gì, chỉ ăn và học rồi xin tiền ba mẹ. Nhưng đã đi du học là em xác định mình phải tự lập. Qua đây đi làm rồi mới biết kiếm được đồng tiền không dễ, thấy thương ba má hơn.
Ba má đã bỏ số tiền lớn cho em qua đây đi học nên em phải cố gắng đi làm kiếm tiền để đỡ gánh nặng cho ba má”.
“Cuộc sống bên Mỹ hơi buồn, vì chỉ biết đi học hoặc đi làm về rồi nằm nhà, không có nhiều bạn bè đi chơi. Em đi làm tiết kiệm tiền, rồi đi du lịch vòng quanh nước Mỹ, cảm thấy thú vị hơn”, T. nói thêm.
Cũng phải đi làm 5-6 tiếng mỗi ngày để kiếm tiền trang trải cuộc sống, H.M (ở Chicago) cảm thấy khá mệt mỏi. Ở Việt Nam, M. chưa từng làm việc chân tay nhưng sang đây cô phải tập làm quen với nó.
M. chia sẻ: “Nghe lương cả nghìn đô thì sướng thật đấy nhưng không phải tự nhiên mà có. Vừa đi học vừa đi làm lại phải cố gắng nhiều hơn nếu không muốn việc học sa sút”.
Vừa kiếm tiền vừa “đau tim”
Vì muốn tự lập, muốn có nhiều kinh nghiệm sống nên du học sinh luôn sẵn sàng làm thêm.
Có hai loại việc làm thêm dành cho du học sinh Việt tại Mỹ: Làm hợp pháp (làm trong trường) và làm bất hợp pháp hay còn gọi là “làm chui” (làm ngoài trường).
Việc trong trường ít, tỷ lệ cạnh tranh cao nên không dễ kiếm. Để đủ tiền trang trải cuộc sống, nhiều du học sinh chấp nhận mạo hiểm “làm chui”. “Làm chui” không phải đóng thuế, không giới hạn giờ giấc, nhiều lựa chọn nên thu nhập khá tốt.
Tuy nhiên, hầu hết những người làm bất hợp pháp đều đi làm trong tâm lý thấp thỏm lo sợ vì nếu bị bắt sẽ bị phạt nặng, thậm chí là đuổi về nước.
Để được nhận vào làm tại nhà ăn của trường – làm việc hợp pháp, K. phải “săn” trong 4 tháng (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
T. chia sẻ rằng, ban đầu vì cần tiền nên việc gì cậu cũng nhận. Nhưng sau đó thì cậu cân nhắc nhiều hơn đến mức độ an toàn khi tìm việc. Cậu chuyển từ làm việc ở quán ăn sang đi giao hàng vì những công việc đó ít bị kiểm tra hơn làm nhà hàng.
“Nhà hàng mình làm trong quán cả ngày, cơ quan quản lý vô kiểm tra thì mình không thể chạy được. Còn giao hàng mình ở trên xe, lái ngoài đường nên có thể an toàn hơn. Tuy nhiên, về lâu dài mình vẫn chờ công việc trong trường để đỡ áp lực hơn”, T. chia sẻ.
Cân nhắc giữa cái lợi và cái mất khi đi “làm chui” nên L.K (ở Kentucky) quyết định cố tìm việc trong trường để làm. K. gửi đơn xin việc khắp nơi nhưng phải 4 tháng sau cô mới nhận được công việc đầu tiên.
“Mấy tháng kiên trì tìm việc trong trường rồi mình cũng được nhận vào làm ở nhà ăn của trường. Việc trong trường ít, lại đông người nên mình phải canh và chờ đợi rất lâu.
Mình chỉ được làm tối đa 20 giờ một tuần với mức lương 7.35 đô/giờ nên thu nhập cũng chỉ đủ tiền ăn uống, chi tiêu lặt vặt. Nhưng bù lại, tâm lý thoải mái, không phải nơm nớp lo sợ bị bắt như làm ở ngoài”, K. chia sẻ.
Theo Kim Minh – Vietnamnet
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.