Ông lão nghèo ăn nhiều thịt trong tiệc cưới bị chê cười, lúc này chú rể lên tiếng khiến ông rơi nước mắt
Trong 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ, một ông lão vô cùng vui vẻ trả lời điện thoại: “Được, sáng sớm ngày mai 6 giờ bác ngồi xe buýt xuống, đến kịp mà, nhất định sẽ kịp, đừng lo lắng”.
Ảnh minh họa
Từ đầu dây bên kia, giọng 1 người đàn ông truyền đến: “Bác à, cháu đã bảo phải đến trước vài ngày rồi. À, thôi thế này đi, để giờ cháu lái xe về đón bác”.
“Thôi, không cần đâu, ngày mai là ngày vui của cháu, chắc chắn sẽ rất bận, sao lại còn chạy xe đi đón bác được, yên tâm, bác sẽ đến kịp mà”.
Từ điện thoại truyền tới hai, ba tiếng thở dài…
Điện thoại ngắt, ông lão thở dài nói: “Thời gian trôi nhanh quá, mới đó mà tụi trẻ đã lấy vợ lấy chồng hết rồi, mình già thật rồi”.
Ảnh minh họa
Ông chủ cửa hàng tạp hóa cũng nói thêm vào: “Đúng vậy, chúng ta đều đã gần đất xa trời rồi”. Trầm ngâm 1 lúc rồi nói tiếp: “Tôi nhớ không nhầm thì thằng bé năm nay cũng 35 tuổi rồi, cũng đã thành ông chủ lớn. Thằng bé cũng xem như có lòng lại lương thiện, mỗi tháng đều gửi tiền về cho ông, lại còn hay gọi điện về hỏi thăm. Ông cũng đúng là số tốt, ông xem xem, thằng bé kết hôn cả làng này chẳng mời ai, chỉ mời ông. Tôi cũng rất tò mò không biết đám cưới của những người có tiền sẽ như thế nào”.
Ông lão cười cười, ông chủ quán tạp hóa nói tiếp: “Ông cầm cái điện thoại này theo đi, tôi cũng chẳng liên lạc với ai, mai ông vào thành phố rồi, cầm đi có cái mà liên lạc”.
“Thằng bé cũng mua cho tôi 1 cái điện thoại, nhưng tôi không biết dùng, mỗi lần dùng lại phải chạy ra nhờ ông dạy cách dùng. Nhà tôi với nhà ông cũng không xa, dùng điện thoại nhờ nhà ông như thế này, ông cũng kiếm được chút tiền lẻ”.
Nói xong, ông lão cũng vội vã về nhà chuẩn bị đồ đạc.
Sáng tinh mơ ngày hôm sau, ông lão lên xe buýt vào thành phố. Trên xe, ông không ngừng chỉnh sửa lại quần áo, mặc dù có nhiều mảnh vá nhưng đó là bộ quần áo tươm tất nhất của ông. Đến thành phố, tìm được địa điểm tổ chức hôn lễ, ông không khỏi kinh ngạc trước độ tráng lệ của gian phòng cưới, nhiều người tìm chỗ ngồi còn ông thì vẫn loay hoay vì sợ làm bẩn ghế và sàn nhà.
Đúng lúc này những tiếng hô vang làm ông giật mình quay ra cửa nhìn. Dẫn đầu là 1 chiếc xe sang trọng, theo sau là những chiếc xe ô tô khác, một chàng trai trẻ bước xuống xe. Đó chính là “thằng bé” trong câu chuyện của hai ông lão, bây giờ anh không còn là “thằng bé” nữa mà là một ông chủ lớn.
Ảnh minh họa
Ông lão cũng theo dòng người quay trở lại hội trường cưới, bên trong toàn những người ăn mặc sang trọng, ông lão cảm thấy có chút gì lạ lẫm đến khó chịu. Ông lão tìm một góc khuất ngồi xuống.
Không lâu sau, hôn lễ cũng bắt đầu, chủ hôn cầm mic lên nói rất lớn: “Bác Hà, bác đến chưa ạ, bác có thể lên đây với cháu được không ạ?”.
Ông lão vô cùng ngạc nhiên khi ai đó cứ gọi đi gọi lại tên ông nhiều lần, nhưng nghĩ chắc có lẽ không phải mình mà là ai đó trùng tên với mình nên ông không trả lời.
Chủ hôn gọi rất nhiều lần nhưng không ai lên tiếng nên cũng bỏ cuộc. Nhìn gương mặt chú rể dường như có điều gì đó không vui.
Khi bữa tiệc bắt đầu, ông lão không hề để ý đến xung quanh, ông vốn là người nhà quê nghèo, nên đối với ông thịt đã là sơn hào hải vị rồi. Ông bắt đầu ăn rất nhiều.
Ảnh minh họa
Ông lão không ngờ ở nơi sang trọng như thế này lại có món thịt mà mình yêu thích vì thế ông ăn rất nhiều, uống cũng rất nhiều, cũng không để ý xung quanh mà phát ra những tiếng ợ rất lớn.
Một người phụ nữ ăn mặc sang trọng tỏ ra tức giận nói: “Thật là… ở đâu ra một ông lão nhà quê thế này, muốn nhịn mà không nhịn nổi, ông không biết là mỗi người chỉ có một miếng thịt thôi sao? Ông có thể ăn uống một cách có ý tứ hơn được không?”.
Tiếp theo cả bàn tiệc nhao nhao không ngừng mắng ông lão, ông lão không biết làm gì ngoài cúi thấp đầu.
Lúc này chú rể ngay lập tức chạy đến nhẹ nhàng hỏi: “Bác Hà, bác có sao không?”.
Ông lão lắc đầu nhưng mắt rưng rưng “Thành à, bác chỉ thích ăn thịt, thấy không ai ăn nên bác ăn hơi nhiều, bác sợ để lâu, nguội mất nên ăn thêm 1 miếng thịt nữa”.
Ảnh minh họa
“Cháu biết rồi, không sao đâu, bác muốn ăn bao nhiêu thì ăn bấy nhiêu”.
Lời còn chưa nói hết người phụ nữ ăn mặc sang trọng tức tối chen lời: “Thành, ông sao có thể để một ông lão nghèo hèn làm mất mặt như thế!”.
Chú rể quay sang giọng rất nghiêm nghị: “Ông già nghèo hèn này đã nuôi tôi suốt 10 năm. Ông ấy là người nông thôn, cả đời sống trên núi cao, cả đời chưa đi ăn tiệc, chưa nhìn thấy những thứ xa hoa bao giờ. Nhưng như thế thì đã làm sao, nếu không có ông ấy thì cũng không có tôi ngày hôm nay”.
Cuối cùng, người phụ nữ chỉ biết im lặng, chú rể hướng về đám đông nói: “Bác Hà, người mà mọi người nói là thô lỗ, ông ấy là người duy nhất giang tay ra với tôi khi tôi không còn cha còn mẹ”.
”Một người không có bất kỳ huyết thống gì với tôi, 1 người vì cho tôi cái ăn, cái mặc đã chịu biết bao nhiêu khổ cực. Bây giờ là lúc tôi phải báo đáp ân tình của ông ấy. Nếu không có ông ấy sẽ không có tôi ngày hôm nay”.
“Nói hay lắm”, đám đông vỗ tay vang khắp cả hội trường.
Chú rể nắm tay ông lão nói: “Bác Hà, bác biết vì sao cháu gọi bác lên phía trên không, vì bác phải ngồi ở vị trí chủ tọa của bữa tiệc. Từ bé bác chăm lo cho cháu từng chút một, thậm chí đi xin ăn để lo cho cháu no bụng. Từ giây phút đó, cháu đã quyết định xem bác là cha của mình”.
Thành cầm tay ông lão và tay vợ mình đặt lên nhau và nói với vợ: “Lan à, ông ấy là cha anh, mong em cũng xem ông ấy là cha”.
Vợ anh gật đầu rồi nhìn ông lão rồi gọi lớn: “Cha”.
Ông lão như nghẹn ngào trong tiếng khóc, đó không phải là những giọt nước mắt tủi nhục ban nãy mà là những giọt nước mắt hạnh phúc, có lẽ đây là ngày hạnh phúc nhất đời ông.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.