Phong tỏa, cách ly nghiêm ngặt: Khủng hoảng dịch bệnh đẩy Australia lên cao trào kiểm soát
Theo trang SCMP, các thất bại trong việc sử dụn g thiết bị bảo hộ cá nhân và ý thức của người dân đã khiến cho viru s gây bệnh Covid-19 lan rộng ra khắp Australia.
Sai lầm trong khẩu kiểm soát người dân từ nước ngoài trở về nước và sự tự mãn trong khâu kiểm soát ra vào đã khiến cho thành phố lớn thứ hai Australia - Melbourne phải thực hiện phong tỏa lần thứ hai chỉ trong 4 tháng.
Khi cuộc sống người dân ở hầu hết các khu vực của Australia đã trở lại bình thường thì các trường học và quán bar vẫn mở cửa. Tuy nhiên, bắt đầu từ đêm ngày 8/7, 5 triệu người dân thành phố Melboune sẽ phải ở nhà thực hiện lệnh phong tỏa lần hai. Tiểu bang Victoria phải chịu trách nhiệm cho số ca nhiễm Covid-19 mới trong tháng qua.
"Lệnh phong tỏa áp dụng trong 6 tuần sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và phúc lợi của người dân", Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews thừa nhận khi ông thông báo rằng người dân buộc phải ở nhà ngoại trừ trường hợp các công việc và học tập cần thiết cũng như cần hỗ trợ chăm sóc y tế hay mua sắm.
"Điều đó không phải là kết thúc đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Và cũng không hề kết thúc đối với Melbourne", ông Andrews nói thêm.
Theo trang SCMP, các biện pháp bao gồm việc ngăn cấm khoảng 3000 cư dân ở tòa nhà công cộng rời khỏi căn hộ để lấy thức ăn gợi nhớ đến các biện pháp kiểm soát nghiệm ngặt ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc – nơi đầu tiên xuất hiện virus gây bệnh Covid-19. Động thái quyết liệt này đánh dấu nỗ lực nhằm giảm thiết virus gây bệnh đang lan rộng trong cộng đồng.
Điều này cũng cho thấy sự mong manh trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Cách đây 2 tháng, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã vạch ra kế hoạch 3 giai đoạn nhằm nới lỏng các trừng phạt vào cuối tháng Bảy. Tuy nhiên, sự bùng phát trở lại của dịch bệnh đã khiến cho kế hoạch phải thay đổi.
Giống với các tiểu bang và lãnh thổ khác, Victorra đã yêu cầu tất cả người trở về từ nước ngoài cần phải tiến hành cách ly tập trung 14 ngày tại khách sạn do chính phủ chỉ định. Tuy nhiên, thay vì cảnh sát giám sát, chính phủ đã yêu cầu lực lượng an ninh tham gia, báo cáo truyền thông cho biết.
Báo cáo của Herald Sun cho biết, một loạt các sơ suất sai lầm, bao gồm việc sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân không đúng cách đã khiến cho các gia đình lây nhiễm lẫn nhau và các vấn đề tồn tại trong khu cách ly.
Theo báo cáo, virus gây bệnh đang lan rộng giữa các lực lượng cảnh vệ khi họ dùng chung bật lửa hay sử dụng các thiết bị chung. Sau đó, chính lực lượng này đã gây lây nhiễm ra cộng đồng ở Melbourne.
Các nhà vận động hành lang phúc lợi xã hội cho biết chính phủ đã thất bại trong việc truyền đạt thông tin dịch bệnh đến cộng đồng đa văn hóa.
"Rõ ràng, việc cởi mở là bản chất tự nhiên mà chúng ta cần phải kiểm soát trong dịch bệnh. Tuy nhiên, liệu xã hội và mỗi người dân có sẵn sàng và giáo dục tốt để đối phó với các điều kiện mới trong dịch bệnh thì lại là vấn đề khác", bà Linfa Wang – Giám đốc chương trình các bệnh truyền nhiễm tại trường y tế Duke-NUS nói.
Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews đã thông báo bản xem xét tư pháp đối với các vi phạm kiểm dịch tại khách sạn. Và sau khi thành phố trải qua hai tuần tăng mạnh các ca nhiễm trong ngày thì ông đã yêu cầu đóng cửa 12 khu ngoại ô ở phía bắc và phía tây Melbournre.
Tuy nhiên, điều này không đủ. Ngày 6/7, tiểu bang lân cận của Victoria – New South Wales đã thông báo sẽ đóng cửa biên giới hai bang lần đầu tiên kể từ năm 1919 vì dịch bệnh cúm Tây Ban Nha.
Người dân bang Victoria cũng bị cấm đến các khu vực khác của Australia nhằm ngăn chặn mức độ lây nhiễm rộng ra cộng đồng.
Vào ngày 7/7, thống kê hàng ngày đã đạt kỷ lục ca nhiễm lên 191 khiến Thủ hiến bang Victoria –ông Andrew phải mở rộng lệnh phong tỏa toàn khu vực đô thị. Việc tiếp tục áp dụng lệnh phong tỏa lại dấy lên việc mua bán hoảng loạn tại các siêu thị. Woolworths – chuỗi siêu thị lớn nhất Australia thông báo phải đưa ra mức hạn chế đối với các khách hàng áp dụng với một số sản phẩm như mì ống, rau và đường sau khi người mua sắm đổ xô đến các cửa hàng trong tiểu bang mua sắm.
Giáo sư Michael Kyrios – chuyên gia tâm lý học tại Đại học Flinder cảnh báo rằng bang Victoria cần phải chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tâm lý sắp tới do áp dụng lệnh phong tỏa mới.
"Khủng hoảng Covid sẽ khiến cho hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần ảnh hưởng khi sự gia tăng tỷ lệ các bệnh liên quan đến tâm lý", Giáo sư Michael Kyrios cho biết.
Australia là một trong số các quốc gia nổi bật toàn cầu trong nỗ lực kiềm chế lây nhiễm virus gây bệnh Covid-19. Australia đã thúc đẩy các biện pháp mạnh như đóng cửa biên giới quốc tế và các bang, cách ly đối với người từ nước ngoài về, các biện pháp giãn cách xã hội, xét nghiệm trong cả nước và truy dấu liên lạc.
Chỉ tính riêng ngày 7/7, Australia đã lập kỷ lục lên tới 8755 ca nhiễm và 106 ca tử vong.
Hồng Nhung
Link nguồn: http://toquoc.vn/phong-toa-cach-ly-nghiem-ngat-khung-hoang-dich-benh-day-australia-len-cao-trao-kiem-soat-2020070816393589.htm
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.