RSS

Phụ nữ Úc ở Sydney: "Tôi có cảm giác mình đang ở Afghanistan"

13:00 26/05/2018

Một phụ nữ Úc ở Fairfield, Sydney, đã nói như vậy khi vùng ngoại ô này đang trở thành một cứ địa của người Trung Đông sau khi làn sóng người tị nạn đang đổ về đây.

Cô Jasmin 22 tuổi, đang ngụ tại vùng Fairfield, tây nam Sydney. Cô đã sống tại đây suốt quãng đời của mình, nhưng giờ đây cô bắt đầu cảm giác mình như một người nước ngoài sống ở một nơi xa lạ.

“Tôi không cảm thấy như mình đang ở Sydney nữa, mọi người quanh đây toàn nói tiếng Ả Rập, cứ như thể tôi đang chuyển đến sống ở Afghanistan vậy.” Jasmin nói với Daily Telegraph.

Một nhân viên bán hàng người Iraq tại Fairfield, đồng ý rằng nơi đây đang trở thành một điểm quen thuộc cho người tị nạn Trung Đông.

“Anh không thể xin được việc làm ở đây nếu không nói được tiếng Ả Rập, vì 90% khách hàng ở đây chỉ nói tiếng Ả Rập thôi, ngày càng nhiều hơn.”

Người nhân viên này đã ở Úc được 4 năm sau khi rời quê hương do chiến tranh.

“Thật lòng mà nói thì chuyện này cũng không hay ho gì lắm khi mà người dân ở đây hầu hết đều là người Iraq hoặc Syria.”

Một cụ ông 83 tuổi, Neville Stephenson, một người Úc đã sống tại Fairfield rất nhiều năm. Ông nói ông tránh đi đến khu vực mua sắm và các đường phố chính vì quá đông đúc ồn ào.

“Qúa đông, và tôi rất sợ rằng khu vực này rồi sẽ trở thành một khu ổ chuột nay mai.

“Nơi đây đang dần biến thành một khu tự trị Trung Đông, và có cảm giác như họ đang nhắm vào nơi đây – vì thế giờ đây tất cả bọn họ đều muốn đến đây.”

Nhiều người lớn tuổi Syria, Iraq và Iran được bắt gặp tụ tập vào mỗi sáng để chơi bài hoặc chơi domino trên đường.

Họ cho biết đã phải trốn chạy khỏi đất nước đã bị tàn phá nặng nè, và giờ đây họ cảm thấy hạnh phúc tại Úc.

Ông Adam Sorayan, 88 tuổi, đã ở Úc được 1 năm 1 tháng, ông nói ông phải rời khỏi Iraq vì là một người Thiên chúa giáo.

“Nơi đó rất nguy hiểm và chỉ đem lại rắc rối cho tôi vì tôi không phải người Hồi giáo.

“Tôi sống ở đó 86 năm rồi, tôi rất nhớ quê, nhưng tôi yêu nước Úc. Một đất nước xinh đẹp và an toàn, và tôi có rất nhiều bạn ở đây.”

Ông Samuel Aziz là một người tị nạn. Ông được sinh ra ở Syria nhưng lớn lên ở Iran, và đã sống ở Úc được 5 năm.

Mỗi ngày ông đều đến xem những người khác chơi bài tại con đường chính.

“Tôi không thích chơi vì họ toàn cá cược, và tôi thì không thích bài bạc ăn tiền như vậy. Nhưng tôi xem và dịch cho họ. Có những người đến từ Syria, và Iraq, Iran và nhiều người khác nữa, họ đến đây mỗi ngày.

“Một số người thì đi làm, nhưng một số khác thì giống như tôi, quá già rồi không đi làm được nữa.”

Một phụ nữ người Úc, Olga, thì nói bà không cảm thấy vấn đề gì khi ngày càng có nhiều người Syria và Iraq đến đây.

“Họ phải di tản đến một nơi nào đó, không phải ở đây thì cũng là một nơi nào đó thôi. Tôi nghĩ chuyện này xảy ra trên toàn nước Úc.”

Bà nói được tiếng Ả Rập vì chồng sau của bà là người Li-băng, cho nên ‘rào cản ngôn ngữ’ không ảnh hưởng đến bà như những người Úc khác.

Theo SBS Vietnamese

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.