Qantas và Virgin Australia cho biết họ mất lợi nhuận do việc điều hành phi trường ở Úc
Cuộc chiến giữa các phi trường tại Úc và hai hãng hàng không hàng đầu tại đây đã trở nên tệ hại hơn khi chính phủ liên bang xem xét liệu có áp đặt một khoản thuế phi trường để bãi bỏ thế độc quyền trên thị trường của các phi trường.
Ban lãnh đạo của Qantas và Virgin Australia lên án các nhà điều hành phi trường khi họ cho rằng các phi trường đang bóc lột các hãng hàng không và cả khách hàng nữa.
Trong một màn đoàn kết hiếm có, Tổng Giám Đốc Qantas cùng với Tổng Giám Đốc của hãng hàng không Virgin Australia là ông Paul Scurrah, khi xuất hiện trên Diễn đàn của Câu lạc bộ Báo chí quốc gia tại Canberra.
“Việc đó nói rất nhiều về vấn đề nầy, mà ông Alan và tôi đã lên tiếng cùng nhau. Chẳng cần phải nói là chúng tôi không bay chung tại đây”, Paul Scurrah.
Vấn đề ông Scurrah nói đến, liên quan đến một chiến dịch của các hãng hàng không Úc, nhằm đẩy mạnh chính phủ liên bang hãy điều hành kỹ nghệ phi trường, để ngăn chận một tình trạng độc quyền mà họ cho rằng, đã thu các lợi nhuận trong một vài lãnh vực, quá tốn kém cho các hãng hàng không.
Ông Alan Joyce Tổng Giám Đốc của Qantas cho biết, các phi trường đã chiếm gần 50 phần trăm lợi nhuận.
Lời tuyên bố nầy diễn ra, chỉ vài giờ sau khi ông nầy được chỉ định là vị Tổng Giám Đốc được trả lương cao nhất, là 24 triệu đô la mỗi năm.
“Nếu Qantas tạo ra lợi nhuận tương tự như các sân bay, lợi nhuận của chúng tôi sẽ là chín tỷ đô la. Bạn có thể tưởng tượng sự phản đối sẽ có, nếu chúng tôi kiếm được số tiền đó không?, Alan Joyce.
Trong khi đó, Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg có một tháng để xem xét, liệu có điều hành phí tổn phi trường cho các hãng hàng không, dựa trên quyền lợi của kỹ nghệ hàng không và cả người tiêu thụ.
Ông Christopher Zinn, người điều hành một doanh nghiệp cố vấn về tiêu thụ có tên là Determined Consumer, tạm dịch là Người tiêu thụ có Quyết tâm, nói rằng ngay cả nếu phí tổn phi trường giảm bớt hay giới hạn, thì loại phí nầy không nên chuyển qua cho khách hàng.
“Vấn đề có vẻ như là liệu các phí tổn nầy có thể được thương thuyết để giảm bớt và các hãng hàng không thực sự đã chuyển sang cho khách hàng gánh lấy hay không".
"Câu trả lời thường là không, trừ khi có việc cạnh tranh đang làm chuyện nầy”, Christopher Zinn.
Thế nhưng những nhà điều hành hiện chia rẽ, khi Ủy ban Năng Suất tìm thấy phí tổn hàng không của các phi trường, chỉ chiếm có 8 phần trăm giá vé và như vậy không ảnh hưởng đến người đi lại bằng phương tiện hàng không.
Trong khi đó, cơ quan giám sát cạnh tranh ACCC cảnh cáo việc can thiệp của liên bang vào phí tổn phi trường, cũng như đối với các hãng hàng không, thương thuyết giá cả với các phi trường.
Ông Zinn nói rằng, ACCC đứng về quyền lợi của người tiêu thụ nhiều hơn trong vấn đề nầy.
“Họ theo dõi giá cả thường xuyên và cho chúng tôi biết 70 phần trăm lợi nhuận của phi trường Sydney là do chỗ đậu xe và lệ phí trả ngay tại chỗ là 77 đô la, hay 45 đô la nếu quí vị sử dụng các phương tiện của những đối thủ cạnh tranh của họ ở bên ngoài. Họ rất chuyên môn trong chuyện nầy”, Christopher Zinn.
Được biết lệ phí xuất hành quốc tế của Úc từ 101 cho đến 180 đô la, tùy thuộc vào địa điểm và hãng hàng không, với mức chi trả được chia ra, giữa chi phí dịch vụ và phí tổn an ninh.
Một mức giá thống nhất là 60 đô la trên mỗi vé máy bay đi vào ngân quỹ của chính phủ liên bang, cho các chuyến bay ra ngoại quốc.
Được biết các quỹ hưu bổng và những quỹ cơ sở, là những nhà đầu tư lớn nhất vào các phi trường Úc.
Cơ quan cao nhất đại diện cho các phi trường là Hiệp hội Phi trường Úc châu đã cảnh cáo rằng, nếu Tổng trưởng Ngân khố đặt ra điều khoản mới về lệ phí phi trường, thì những quỹ nầy dường như lấy đi việc tài trợ cho các hạ tầng cơ sở hàng không, trị giá đến 20 tỷ đô la.
Tuy nhiên ông Scurrah thuộc hãng hàng không Virgin nói rằng, đó không phải là một lý do đầy đủ để ngăn cản việc can thiệp của chính phủ, vào kỹ nghệ hàng không với ít sự cạnh tranh.
“Vì vậy tôi nghĩ rủi ro là chúng tôi đã hiểu sai về một cú đánh ngắn hạn và chúng tôi phải rất cẩn thận khi quí vị tư nhân hóa độc quyền công cộng, thành độc quyền tư nhân thì việc tính tiền mặt được thực hiện, theo cách bảo vệ tác động kinh tế kéo dài hàng thập niên sau đó”, Paul Scurrah.
Được biết năm 2018, Úc đã có 4 trong 5 phi trường có lãi nhiều nhất trên thế giới.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.