RSS

Quá trình ‘thoát lùn’ của các cường quốc châu Á

05:00 30/09/2019

Người châu Á vốn thấp bé, nhưng điều này đã được cải thiện đáng kể tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc nhờ chế độ dinh dưỡng thay đổi.

Theo báo cáo của Tạp chí Dân số Thế giới công bố cuối tháng trước, chiều cao trung bình của nam giới và nữ giới Hàn Quốc hiện nay lần lượt là 170,7 cm và 157,4 cm. Chỉ số tương ứng ở Trung Quốc là 169,5 cm và 158 cm. Trong khi đó ở Nhật Bản, chiều cao trung bình của nam là 172 cm và nữ là 158 cm.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London thực hiện từ năm 1914 tới 2014 được công bố hồi năm 2016 cho thấy quá trình phát triển chiều cao đáng kể của ba quốc gia trên. Chiều cao trung bình của người Trung Quốc đại lục tăng 10 cm sau 100 năm, từ 150 cm lên 160 cm. Vị trí của nữ giới nước này tăng tới 47 bậc, lên thứ 87 trong bảng xếp hạng chiều cao, trong khi nam giới tăng 37 bậc, lên thứ 93.

Chiều cao của nữ giới Hàn Quốc cũng tăng vượt bậc từ vị trí thứ 196 lên 55, với mức tăng 20,2 cm, còn nam giới nước này tăng 49 bậc, lên vị trí thứ 51. Đối với Nhật Bản, nam giới tăng từ vị trí thứ 187 lên 102, trong khi nữ giới tăng 83 bậc, lên vị trí thứ 112.

James Bentham, một trong các tác giả thực hiện nghiên cứu trên, cho biết chiều cao của con người hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh và sức khỏe. “Gen của mỗi cá thể có tác động lớn tới chiều cao của họ. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể dân số thì vai trò của gen bớt quan trọng hơn. Hầu hết người dân sẽ có chiều cao tương tự nhau nếu được ở trong cùng điều kiện”, Bentham giải thích.

Ngôi sao bóng rổ Yao Ming với chiều cao nổi bật 2,29 m tới Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc hồi tháng 3/2014. Ảnh: Reuters.

Sau khi công cuộc cải cách và mở cửa bắt đầu vào năm 1978, bất chấp nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, lĩnh vực y tế của Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn do chi phí khám bệnh cao, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt bị hạn chế, theo tạp chí y khoa The Lancet.

Những vấn đề này dẫn tới cuộc cải cách y tế toàn diện hồi năm 2009, nhằm phát triển hệ thống y tế cơ bản cho toàn dân tới năm 2020. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi vấn đề sức khỏe toàn dân là điều kiện tiên quyết cho một xã hội thịnh vượng và đề nghị xem xét tới yếu tố này trong mọi hoạch địch chính sách. Mỗi người dân cũng được khuyến khích cải thiện kiến thức về bảo vệ sức khỏe như thói quen vệ sinh, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và phòng bệnh.

Để cải thiện vấn đề chiều cao, hiệp hội người tiêu dùng Trung Quốc từng phát động một chiến dịch quốc gia, kêu gọi toàn dân uống thật nhiều sữa, dù hầu hết người dân nước này gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa và có thể bị đau bụng khi uống. Các trường học cũng cố gắng khuyến khích học sinh uống sữa nhiều hơn để bổ sung đủ canxi. 

Tuy nhiên, quá trình thay đổi gặp nhiều khó khăn do nhiều trẻ em không thích loại thực phẩm này. “Cháu ghét uống sữa, nó có vị rất chán. Cháu thích Coca-Cola hoặc nước lọc. Cháu sẽ tự cao mà không cần sữa”, bé Liu Jinyan, 8 tuổi, cho biết. 

Một số phụ huynh Trung Quốc thậm chí buộc con mình đeo đai giữ thẳng lưng khi tới trường để không khom người xuống trong lúc ngồi học. “Phương thuốc thảo dược” cho người lùn cũng được đông đảo người dân sử dụng bất chấp những nghi ngờ về nguồn gốc và hiệu quả. 

Hồi năm 2015, cuộc khảo sát do Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc tiến hành cho thấy chế độ dinh dưỡng tại nước này đã được cải thiện từ năm 2002 tới 2012. Kết quả là chiều cao trung bình của nam giới trưởng thành tăng 0,4 cm, lên mức 167,1 cm, trong khi nữ giới tăng 0,7 cm lên mức 155,8 cm sau một thập kỷ. Trẻ em trong độ tuổi 6-17 thậm chí tăng đáng kể hơn nữa, với chiều cao trung bình của trẻ em nam vùng nông thôn tăng 4,1 cm và trẻ em nữ tăng 3,5 cm. Chỉ số tương ứng ở thành thị là 2,3 cm và 1,8 cm.

Nhật Bản cũng là một trong các nước chiều cao của trẻ em được cải thiện tốt. Các chuyên gia cho rằng sự thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống, cũng như việc giảm thiểu bệnh tật, đã dẫn tới kết quả này, theo AP. Trẻ em Nhật ăn nhiều protein và thực phẩm có chất béo hơn trước, giúp hấp thụ năng lượng hiệu quả và phát triển nhanh chóng. Các loại ngũ cốc, đặc biệt là gạo, không còn quá quan trọng trong bữa ăn. Thay vào đó, lượng thịt và sữa được tiêu thụ tăng lên. 

Các cuộc khảo sát cho thấy chân của trẻ em Nhật cũng dài hơn so với khoảng 100 năm trước. Đây là kết quả của việc thay đổi lối sống, theo các bác sĩ. Người Nhật thường làm mọi việc trên sàn với hai chân gập lại, gây cản trở quá trình lưu thông máu và làm chậm sự phát triển chân của trẻ em. Giờ đây, lối sống của họ chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây và nhiều người có xu hướng làm mọi việc tại bàn.

Tuy nhiên, theo kết quả phân tích của một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Quốc gia về Phát triển Sức khỏe Trẻ em ở Tokyo công bố năm ngoái, chiều cao trung bình của những người sinh sau năm 1980 có xu hướng giảm. Các nhà khoa học cho rằng tình trạng này có mối liên hệ với việc số trẻ sơ sinh nhẹ cân tăng mạnh kể từ những năm 1980. Nghiên cứu trước đó chứng minh cân nặng khi sinh ảnh hướng tới chiều cao khi trưởng thành.

Hiroshi Mori, giáo sư tại Đại học Sensu, Nhật Bản cho rằng việc trẻ em nước này ăn ít rau quả hơn từ đầu những năm 1980 cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

“Tôi không dám chắc rằng rau quả là yếu tố chính quyết định chiều cao của trẻ. Nhưng tôi nghi ngờ việc loại thực phẩm này giảm đáng kể trong khẩu phần ăn của thanh thiếu niên Nhật Bản có thể tác động tiêu cực tới quá trình tích lũy chất khoáng của xương”, ông giải thích.

Mức tiêu thụ rau quả bình quân đầu người tại Nhật khoảng 120 kg mỗi năm, gần như không thay đổi kể từ sau Thế chiến II. Trong khi đó, mức tiêu thụ rau quả tại Hàn Quốc đã tăng vọt trong cùng khoảng thời gian. Người Hàn vào năm 1965 chỉ ăn trung bình 82,3 kg rau quả mỗi năm, nhưng con số này tăng lên 197,9 kg vào những năm 1980 và 235,7 kg vào năm 2000.

Điểm đáng chú ý khác là người Hàn ăn gần gấp đôi lượng gạo so với Nhật trong khoảng năm 1980. Mức tiêu thụ cá trên đầu người ở Hàn Quốc cũng liên tục tăng từ 12,6 kg vào năm 1965 lên 36,6 kg vào năm 2010, trong khi mức tiêu thụ loại thực phẩm này ở Nhật gần như giữ nguyên. Kết quả là chiều cao trung bình của người Hàn Quốc đã vượt Nhật Bản từ những năm 1990, dù họ từng thấp hơn vào những năm 1960, theo Korea Times.

Chiều cao được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong xã hội Hàn Quốc. Yonsuh Goh, nữ sinh 12 tuổi người Hàn Quốc, hàng ngày phải đi bộ trên máy tập với dây đai bằng da quấn quanh thân. Chiếc đai “cố định tư thế” treo trên trần nhà này được cho là giúp kéo giãn cột sống của Yonsuh, giữ tư thế thẳng cho cô bé và phát triển chiều cao.

“Cháu nghĩ mình có thể tự hào về bản thân nếu cao lớn. Người thấp bé sẽ bị những đứa trẻ khác trêu chọc”, Yonsuh cho biết. 

Bà Kwon Young-Joo, mẹ của Yonsuh, chở cô bé tới một phòng khám về tăng trưởng ba lần mỗi tuần. Trong vòng hai giờ, bà sẽ quan sát con gái mình đi bộ trên máy và tập yoga cùng những đứa trẻ khác dưới sự hướng dẫn của một huấn luyện viên. 

“Xã hội Hàn Quốc chỉ quan tâm đến ngoại hình. Vì vậy với tư cách là cha mẹ, tôi đang làm mọi thứ có thể để con mình không phải chịu cay đắng khi lớn lên, trong trường hợp cháu quá thấp bé”, bà Kwon giải thích. 

Tại một phòng khám khác ở Seoul, các bác sĩ cung cấp nhiều biện pháp điều trị y tế từ cả phương Tây lẫn châu Á truyền thống để tăng chiều cao cho trẻ em. Chương trình của họ có thể dự đoán chiều cao tương lai của một đứa trẻ sau vài giờ kiểm tra, bao gồm chụp X-quang, xét nghiệm máu và phân tích mẫu tóc. 

“Bố muốn cháu cao hơn bởi đây là cơ hội duy nhất để cháu phát triển”, Esther, 9 tuổi, cho biết trong lúc chờ xét nghiệm máu. Paul, 11 tuổi, anh trai của Esther, thổ lộ ước mơ của mình là cao hơn 180 cm.

Mẹ của hai em có kế hoạch đăng ký cho các con mình tham gia một chương trình tiêm hormone tăng trưởng, với chi phí 2.500 USD cho 6 tháng. Nếu đăng ký điều trị thêm bằng thuốc thảo dược, mức giá có thể lên tới 21.000 USD. Chương trình còn gồm các buổi massage và châm cứu.

“Phụ huynh tại Hàn Quốc cũng cạnh tranh quyết liệt. Họ luôn lo sợ nếu con mình không đủ cao, chúng sẽ không tìm được bạn đời tốt, thậm chí phải chịu đựng sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Họ cho rằng chiều cao có mối liên hệ trực tiếp với tiềm năng tương lai của con mình”, bác sĩ Shin Dong-gil tại phòng khám cho biết. 

Nỗi sợ bị phân biệt đối xử khiến các sản phẩm và dịch vụ liên quan tới phát triển chiều cao bùng nổ, như các phòng khám tư nhân, vitamin tăng trưởng, thậm chí là giày chạy bộ đặc biệt giúp kích thích chiều cao. Tuy nhiên, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc từng cảnh báo rằng hầu hết thuốc tăng trưởng chiều cao chỉ là thực phẩm bổ sung và hiệu quả chưa được chứng minh.

“Trong những thập kỷ qua, người Hàn Quốc đã tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng hơn so với trước đây. Với chiều cao trung bình của xã hội ngày càng tăng, các bậc cha mẹ lo sợ rằng con của họ có thể không đạt tới ranh giới đó”, Whang Sang-min, giáo sư tâm lý học tại Đại học Yonsei, giải thích. 

Tuy nhiên, “cuộc chiến chiều cao” của thanh thiếu niên Hàn Quốc còn gặp nhiều khó khăn do áp lực học tập căng thẳng khiến họ không còn nhiều thời gian để tập thể dục. Theo bác sĩ Kim Yang-soo, cách tốt nhất để phát triển chiều cao là “tập thể dục đều đặn, ngủ nhiều, không căng thẳng và chỉ cần thấy hạnh phúc”. 

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.