Qᴜɑпɢ Miпɦ łiếł lộ ɱối qᴜɑп ɦệ ɦiệп łại ʋới ʋợ cũ Hồпɢ Đào, łự łiп ƙɦẳпɢ ᵭịпɦ: ‘Tôi ƙɦôпɢ ɢɑy, łôi łɦẳпɢ 100%’
Diễп ʋiêп Qᴜɑпɢ Miпɦ cɦo ɓiếł ɑпɦ ᵭóпɢ ρɦiɱ łɦɑɱ ɢiɑ пɦiềᴜ ɗự áп пɢɦệ łɦᴜậł ᵭể ɓớł cảɱ ɢiác cô ᵭơп łɾốпɢ ʋắпɢ ɱỗi ƙɦi ʋề пɦà. Nɑɱ пɢɦệ sĩ ʋẫп ɢiữ ɱối qᴜɑп ɦệ łɦâп łɦiếł ʋới ʋợ cũ łɾoпɢ cᴜộc sốпɢ.
Chào Quang Minh, phim "Qua bển làm chi" của anh đã quay được 4 năm. Lúc đọc kịch bản điều gì thu hút anh nhất?
Khi đọc kịch bản tôi cảm thấy rất đời. Cách đây khoảng mấy chục năm, vào khoảng năm 80 - 90, những người Việt Nam muốn sang Mỹ với hi vọng làm điều gì đó để giúp đỡ những người thân còn ở lại Việt Nam. Thời đó đất nước mình còn đang khó khăn, còn bây giờ muốn đi phải suy nghĩ lại vì bây giờ Việt Nam rất sướng. Ngoài ra, tôi nhận phim cũng vì đây là lần đầu tiên tôi thấy một người đạo diễn trẻ nhiều nhiệt huyết như thế, tôi muốn ủng hộ họ. Trước đó, tôi không biết đạo diễn Nguyễn Trung Can, bạn ấy ở tiểu ban Dallas, còn tôi ở California, khi đó bạn ấy liên lạc mời tôi nên tôi bay sang Dallas.
Anh có mất nhiều thời gian đọc kịch bản trước khi nhận lời không?
Cũng khoảng 1 tuần. Tôi đọc xong tôi suy nghĩ rồi mới nhận lời.
Nhân vật Chú Út khiến anh tâm đắc điều gì nhất?
Người Việt Nam rất tình cảm, tôi tâm đắc nhất ở việc nhân vật này qua bên Mỹ và hy sinh hết tất cả, kể cả tình yêu để giúp đỡ cháu và người thân của ông ấy. Một số người qua Mỹ thời gian đầu cũng vậy.
Bản thân anh thấy anh có liên hệ gì ở mình với câu chuyện này không?
Chỉ một phần thôi. Tôi nhớ khi tôi qua Mỹ khoảng năm 90, rất vất vả. Thời tôi qua, văn nghệ của hải ngoại chưa phát triển, từ một công tử ở Việt Nam qua bên đó phải làm lại từ đầu hết. Tôi phải đi giao báo, ra chợ trời xin dọn hàng, tôi trải qua hết và chính nhờ những điều đó tôi mới trưởng thành. Có một thời gian tôi làm chuyển âm phim nữa.
Trước khi tôi trở lại với sân khấu, hơn 10 năm tôi làm chuyển âm phim, ở Việt Nam gọi là lồng tiếng phim. Lúc đó, tôi chuyển âm phim cho hãng của Đài Loan, của Hongkong, TVB…
Nghề cực nhất của anh khi làm ở Mỹ là gì?
Tôi nhớ hoài khi tôi làm xây dựng, làm phụ hồ dù không biết gì cả. Tôi nghe nói làm 1 ngày được 100 đô là rất nhiều, ngày nào cũng làm, một tháng sẽ được 3000 đô. Ở Việt Nam trộn hồ bằng xẻng, còn ở bên đó có máy quay. Tôi lại không biết làm nên cứ bị rớt xi măng xuống đất. Ở Mỹ có nguyên tắc khi đến làm sao, lúc về phải y vậy, mà xi măng bị dính xuống đất khô lại, tôi phải đục cho sạch sẽ mới về được. Tôi làm từ 9 giờ sáng tới 1 giờ đêm, cả người dính xi măng rất nhiều. Về đến nhà cũng không dám tắm rửa sạch sẽ, chỉ kịp ngủ một chút để mai đi làm.
Sau khi đi làm phụ hồ được 1 tuần lễ, tôi có đi ăn và có người phát hiện ra tôi là Quang Minh ngày xưa từng diễn đoàn Kim Cương. Họ mới mời tôi về quay karaoke, cũng 1 ngày 100 đô. Tôi thấy khoẻ quá nên phát triển lên từ từ, trở lại với sân khấu.
Có khi nào anh cảm thấy hối hận khi đi sang Mỹ không?
Tôi không hối hận, tại sao phải hối hận vì ở đó là nơi cho tôi vốn sống. Cũng có một thời gian tôi không quên được, tôi nhớ lúc đó người Việt Nam ở Mỹ rất ít, anh Bảo Liêm, Vân Sơn cũng qua đó. Hai anh biết tôi bên đó nên hẹn gặp tôi. Qua gặp nhau tôi hẹn sáng tôi dọn chợ trời xong đi chơi. 5 giờ sáng tôi đã dậy dọn dẹp đến 9 giờ về, các anh vẫn còn ngủ (cười). Việt Nam hiện tại đã tiến bộ rất nhiều, còn lúc xưa rất thiếu thốn nên người ta phải đi qua Mỹ. Bây giờ tôi nghĩ qua Mỹ học hành, đoàn tụ với gia đình là tốt nhất, còn ở Việt Nam nếu có tiền vẫn sướng.
Đây là một trong những bộ phim hiếm hoi anh cộng tác hoàn toàn với diễn viên trẻ. Sự thuận lợi và khó khăn khi anh hợp tác với các bạn thế nào?
Công tâm mà nói, tôi thấy lớp trẻ sau này rất thông minh. Cách làm việc của các bạn trẻ bây giờ cũng rất năng động, nhanh nhạy, không như ngày xưa của chúng tôi. Tuy nhiên về chiều sâu, các bạn cũng cần có kinh nghiệm nhiều hơn.
Có những khoảnh khắc anh phải tung hứng với bạn Duy Khánh, khoảng cách thế hệ có khiến anh gặp khó khăn không?
Có những ngôn ngữ khiến tôi không hiểu. Tôi nhớ thời gian tôi làm gameshow có những từ như sửu nhi, soái ca… quá lạ với tôi, từ từ tôi mới học. Ở Việt Nam lâu lâu có những từ mới như "ét ô ét" tôi cũng không hiểu lắm. Tôi phải đi hỏi bạn bè tôi ở Việt Nam. Tôi thấy lớp trẻ bây giờ năng động hơn nhiều. Điều đó phải chấp nhận thôi vì đây là sự phát triển văn minh của xã hội.
Trong phim có cảnh nhân vật chính nói rằng anh ta không muốn làm theo ý bố mẹ, chỉ muốn làm theo ý mình, sau đó anh có đập bàn. Phân cảnh đó có gợi cho anh suy nghĩ gì không?
Cái đập bàn của tôi là suy nghĩ của thế hệ ngày xưa, thế hệ cha mẹ còn áp đặt con cái. Hiện tại đã khác rất nhiều, nhất là suy nghĩ của các con nhỏ chưa 18 tuổi. Chúng ta phải tôn trọng ý kiến của các con, nếu không sẽ mất con - ở bên Mỹ chúng tôi hay dùng từ đó. Nếu áp đặt con cái quá sẽ mất, tôi thấy điều đó chính xác.
Anh đã bao giờ trải qua sự áp đặt tương tự hay anh có áp đặt con cái mình như vậy không?
Có chứ. Ngày xưa ba mẹ tôi rất khó, 14 - 15 tuổi, đi chơi về quá 10 giờ, ba má tôi đã đứng đầu hẻm rồi. Đối với ba má tôi không có chữ đi chơi, phải đi học nên đó giờ tôi toàn xin ba má cho tôi đi học thêm để cúp cua đi chơi. Dĩ nhiên ông bà sợ tôi hư nên muốn tôi ăn học đàng hoàng, nhưng mỗi một thời có một cách giáo dục khác nhau vì mỗi một thời, suy nghĩ của giới trẻ đều khác nhau.
Đối với tôi khi có con, tôi sẽ âm thầm theo dõi con, còn trước mặt luôn xem con giống như một người bạn. Khi con tôi 18 - 19 tuổi, lâu lâu tôi gọi hỏi thăm con, tôi giả bộ hỏi: "Con đã kiếm được anh nào chưa? Chụp hình gửi ba xem đẹp hơn ba không?". Tôi giả bộ giỡn như vậy đó. Cũng như Hồng Đào giáo dục các con mà tôi nghĩ ở Việt nam hiếm có người mẹ nào làm được như vậy, cô ấy nói: "Con làm gì làm, phải bảo vệ bản thân mình, đừng để có bầu bậy bạ…". Hồng Đào nói thẳng trực tiếp với các con như vậy luôn.
Bên Mỹ ngộ lắm, có cái hay cũng có cái dở. Thường học sinh đi học 3 tháng nghỉ 1 lần, mỗi khi nghỉ như vậy trường sẽ tổ chức một buổi lễ lớn cho các cháu chơi thoải mái. Khi đó, tôi nói con đi chơi phải cần thận, nhiều khi người ta dùng thuốc men. Tôi giả bộ hỏi con đã dùng chưa, cảm thấy sao… để theo dõi con và giáo dục con.
Thường con cái chủ động nhắn tin với anh hay anh sẽ chủ động?
Con cái bây giờ lớn rồi, thấy con nhắn tin hỏi thăm đã mừng lắm. Cuộc sống tình cảm ở Mỹ, theo tôi nghĩ ai sống mới hiểu, còn chỉ nghe chưa hiểu. Mỗi nơi có một hoàn cảnh sống khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Ở Việt Nam, con nít gặp người lớn sẽ khoanh tay, cúi đầu chào, còn ở Mỹ con nít chỉ đưa tay: "Hi". Lúc mới sang bên đó tôi hơi tự ái nhưng mỗi phong tục đều khác nhau. Con nít ở Mỹ ít nói nhưng không phải là lì, tính tình các bé như vậy. Nhưng nói chuyện với chúng phải nói đúng, nếu sai các bé sẽ bắt bẻ lại, phải nói lí lẽ với các bé. Người Mỹ dạy con nít tự tin lắm, thầy giáo và học sinh cũng không có khoảng cách, không có kiểu khoanh tay, cúi đầu.
Sau này con cái lớn, sự hạn chế nói chuyện với con cũng nhiều, điều này có làm anh chạnh lòng không?
Tôi buồn chứ. Đến giờ phút này tôi vẫn còn một suy nghĩ mà tôi không biết mình làm đúng hay sai. Con nít ở Mỹ đến năm 18 tuổi, nếu có điều kiện vào thẳng Đại học sẽ dọn ra khỏi nhà, vào ký túc xá ở liền. Còn nếu không vào thẳng đại học, chỉ vào trung học thôi sẽ ở gần nhà hoặc ở với ba mẹ thêm 2 năm. Lúc Vicky vào Đại học, dọn nhà ra rồi khó về lắm. Mới đầu tôi còn trách con nhưng sau này tôi nghĩ nếu là tôi, tôi cũng như vậy. Một khi đã được uốn nắn trong nhà rồi, được ra riêng rất sướng, được tự do. Tôi nhớ ngày tôi chở con lên trường, dọn phòng cho con, con cầm chìa khoá đi vui vẻ vậy đó, trong khi tôi buồn "thúi ruột". Bây giờ tôi mới thấy được sự sung sướng của con.
Có giai đoạn anh kể anh thấy căn phòng trống trơn nên bật khóc đúng không?
Tôi bật khóc từ lúc tôi dọn phòng. Con nít ở Mỹ thường mướn phòng sẽ ở chung với bạn, khi lên chỗ đó tôi cũng muốn dọn phòng cho con y chang ở nhà. Lúc tôi dọn, con cứ đi ra đi vô, con sợ bạn về, con sẽ mắc cỡ. Tôi biết điều đó chứ. Khi dọn xong tôi xuống xe đi về, ngước lên thấy con vẫy tay tôi. Tôi vừa chạy, vừa khóc, khóc từ trên xe đến lúc về nhà. Mỗi khi tôi vào phòng con, dù con không còn trong đó nữa, ban đầu buồn lắm, từ từ tôi cũng hoà nhập và chấp nhận được.
Anh và chị Hồng Đào ai là người cảm xúc hơn?
Tôi cảm xúc hơn. Có chuyện gì xảy ra tôi đều khóc trước Đào. Đào sẽ cứng hơn, cứng với con cái nhiều hơn. Đối với tôi, tôi không thể nào nói không với hai con được. Các bé xin gì tôi cũng đáp ứng vì tôi không muốn thấy con tôi buồn.
Có khi nào hai con thấy anh khóc chưa, phản ứng của các bé lúc đó ra sao?
Hai con thấy hoài. Chắc lúc đó các con vừa thấy thương, vừa thấy buồn cười.
Những năm sau này anh và chị Đào có sự phối hợp trong việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con không?
Theo nguyên tắc, con cái trên 18 tuổi cha mẹ sẽ hết trách nhiệm. Tôi và Hồng Đào sẽ liên lạc với nhau mỗi khi có vấn đề gì xảy ra, hoặc mỗi khi có dịp như sinh nhật, tôi vẫn sẽ gọi để xem có cần quà gì tặng các con… Thực ra những cái đó cũng chỉ là phụ với con thôi. Mấy đứa nhỏ bên Mỹ có cuộc sống riêng, đầu óc của các con cũng có sự tiến bộ. Tuy nhiên hiện tại tôi không muốn gợi lại nữa, những gì đã qua, nhất là những chuyện không được vui nên khép kín, giữ lại trong lòng.
Anh có những người bạn ở Việt Nam rất nhiều và đa số họ là gay, khi anh chơi chung như vậy cũng có nhiều tin đồn xung quanh anh, anh nói sao về điều này?
Câu hỏi này tôi nhận được rất nhiều, kể cả ngày xưa có Hồng Đào ngồi kế bên tôi nhưng khán giả vẫn hỏi tôi có phải là gay không? Tôi xin trả lời thẳng thắng tôi không gay, tôi thẳng 100% nhưng bạn gay của tôi rất nhiều và tôi rất hiểu tâm trạng của những người bạn đó. Cũng chính những người bạn đó, tôi thành công trong vai "Thiên duyên tiền định". Thường tôi muốn tham gia một vai gì đó, tôi phải hiểu nhân vật, hiểu tâm lý của họ. Tôi không biết thế nào nhưng tôi thích ăn diện, tôi thích mỗi tối sức kem, tôi thích dưỡng da mặt. Mỗi lần nhìn thấy mặt héo, tôi buồn cả ngày, mỗi lần thấy mình tươi, tôi vui cả ngày. Tôi thích shopping, mỗi lần đi shopping là Đào ngồi trông con, còn tôi cầm giỏ đi shopping.
Anh chơi với rất nhiều người nhỏ hơn anh nhiều tuổi, anh có phải hoà hợp với họ hay phải cưa sừng làm nghé không?
Tôi cảm thấy vui. Tôi diễn hài nhưng khi tôi ngồi nói chuyện với những người bạn gay vẫn thua người ta, họ chặt chém nhau rất vui.
Hiện tại cuộc sống của anh thế nào?
Cuộc sống của tôi bây giờ vẫn vậy, nhiều khi muốn một mình nhưng sợ cô đơn nên cứ dang díu mập mờ (cười). Cuộc sống tôi vui nhất bây giờ là công việc và nghề nghiệp. Tôi nhận được vai diễn nào tôi mừng lắm. Nhất là khi bây giờ ở Mỹ, sau dịch vẫn chưa được mở cửa rộng rãi nên khi đi show gặp khán giả vui lắm.
Từ năm 2020 đến nay anh xuất hiện trong 4 phim điện ảnh liên tiếp. Có phải việc xuất hiện liên tiếp như vậy làm anh vơi đi nỗi buồn quá khứ?
Tôi không biết khi nào mới quên được nhưng bây giờ chưa quên. Tôi tìm công việc để cố gắng bước tới. Nhiều khi bây giờ cứ ngồi buồn, suy nghĩ cũng không lợi được gì.
Tuổi tác của anh cũng khiến nhiều người tranh cãi, anh nghĩ sao?
Thực sự nhiều khi tôi quên số tuổi của mình. Nói tới số tuổi rất sợ, còn bao nhiêu lần 10 năm nữa. Bạn bè của tôi bây giờ toàn người trẻ vì người trẻ rất vui. Ngày xưa bạn bè tôi gặp nhau toàn rủ đi mấy quán ăn chơi, còn bây giờ toàn nói về thuốc men, chính vì vậy nên tôi tìm bạn trẻ hơn.
Nhìn anh vẫn rất trẻ và phong độ, bí quyết nào giúp anh giữ được nhan sắc như vậy?
Tôi chăm sóc rất nhiều, tối trước khi đi ngủ tôi đứng trước gương hết nửa tiếng, tẩy trang, rửa mặt, dưỡng da… Sáng dậy tẩy trang, chống nắng đàng hoàng hết. Thật sự mỗi lần đi xem phim, nhìn vào vai trẻ tôi rất thèm, tôi chỉ ước ngày xưa đất nước mình phát triển hơn để có thể đóng những vai chính như vậy. Được một điều rất an ủi là đến từng tuổi này khán giả vẫn còn nhớ tôi, đạo diễn vẫn còn mời tôi tham gia phim.
Một mình đã lâu, anh có nghĩ đến việc tiến đến một mối quan hệ mới chưa?
Tôi nghĩ phải từ từ, đó là cơ duyên rồi. Bây giờ tôi tập trung vào công việc là chính.
Bây giờ nếu có một người anh muốn tiến tới và gắn bó, đó sẽ là người thế nào?
Tôi chưa nghĩ đến.
Mỗi khi diễn một mình anh có cảm thấy lạc lõng không?
Có chứ. Buổi đầu tiên diễn comedy tôi hết hồn, chơi vơi. Tôi nhớ có một bữa tôi diễn với Duy Khánh, diễn xong tôi quen miệng nói: "Và phần trình diễn của Quang Minh và Hồng Đào đến đây kết thúc, xin cảm ơn quý vị". Khán giả im phăng phắc 1 giây, sau đó khán giả mới vỗ tay. Giây phút đó hơi chạnh lòng một chút. Tôi nghĩ người Việt nam hay ôm nỗi sầu trong lòng lắm, ôm nhiều mau già, phải thoát ra và bước tiếp.
Cảm ơn anh Quang Minh về buổi trò chuyện này!
Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ
Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.