11 quy tắc hành xử ‘đậm chất’ Mỹ
Người Mỹ sống theo quan niệm “Nếu bạn muốn một việc gì đó được thực hiện tốt, phải tự tay bạn làm lấy” hoặc “Về lâu về dài, người duy nhất mà bạn có thể trông cậy được là chính mình”.
Trong thời đại toàn cầu hóa như ngày nay, chúng ta được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới thông qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp trải nghiệm. Tuy văn hóa phương Đông và phương Tây có khá nhiều điểm khác biệt cơ bản, hình thành nên tính cách và phong cách sống trái ngược, nhưng có nhiều điểm chúng ta cũng có thể quan sát và học theo từ nền văn hóa khoáng đạt và tôn trọng cá nhân của phương Tây nếu như nó có lợi cho chúng ta.
Ví dụ, chúng ta có thể không thích một số điều mà người Mỹ làm, nhưng khi phân tích kỹ, chúng ta có thể học được rất nhiều từ họ. Dưới đây là vài điều mà thậm chí bạn có thể sẽ chưa đồng ý ngay, nhưng để ý kỹ một chút, bạn sẽ nhận ra những điều thú vị, hữu ích trong đó.
1. Họ công khai và thẳng thắn nói về bất kỳ vấn đề nào
Người Mỹ tin rằng không có gì nên được giấu diếm, kể cả những vấn đề nhạy cảm và gây tranh cãi. Thật thà và thẳng thắn đối với người Mỹ còn quan trọng hơn việc giữ thể diện.
Đôi khi họ không thích lựa chọn từ ngữ hay khéo léo đưa ra những vấn đề còn gây tranh cãi, khiến bạn cảm thấy lúng túng hoặc thậm chí là bị xúc phạm. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và không tốn nhiều thời gian cho việc mào đầu, giới thiệu, trấn an người khác.
Họ tin rằng sự thẳng thắn là để tìm ra cái đúng hơn, khuyến khích sự thảo luận để giải quyết các bất đồng và giải tỏa mâu thuẫn thay vì nhờ đến sự can thiệp của người thứ ba. Bạn không nên nhầm lẫn giữa sự thẳng thắn với sự thô lỗ. Nếu bạn chỉ muốn tập trung vào vấn đề và mục tiêu giải quyết thì đó không phải là bất lịch sự.
2. Tôn trọng cá nhân nhưng không coi trọng thể diện bản thân
Người Mỹ luôn muốn thể hiện tính cách cá nhân và chống lại quan điểm “tất cả mọi người đều giống nhau”. Người Mỹ rất hay kêu gọi “Hãy là chính mình”, bởi họ thấy hầu như không có lý do gì buộc họ phải ứng xử cho giống với số đông.
Bạn sẽ thấy rằng, người Mỹ sống theo quan niệm “Nếu bạn muốn một việc gì đó được thực hiện tốt, phải tự tay bạn làm lấy” hoặc “Về lâu về dài, người duy nhất mà bạn có thể trông cậy được là chính mình”.
Tuy nhiên, nói như vậy không phải là người Mỹ vô tổ chức và không nghĩ tới tập thể, họ tự do trong khuôn khổ của mình và miễn là nó không ảnh hưởng tới lợi ích của người khác, khi không làm hại tới ai thì anh thích làm gì đó là quyền của anh.
Người Mỹ cũng như người Châu Á đều có thể diện, nhưng họ không cảm thấy bị bẽ mặt, hay mất thể diện trước công chúng là một điều gì quá khủng khiếp.
Vì người Mỹ nhấn mạnh đến tính cá nhân, nên họ ít quan tâm đến những gì mà người khác có thể nghĩ về họ. Việc nói “không” một cách thẳng thắn không bị coi là thô lỗ, mà trái lại được xem là cần thiết để tránh sự hiểu lầm trong tương lai. Họ đã phát triển khái niệm “phê bình có tính chất xây dựng” và chỉ ra rằng sự phê bình để có sự thay đổi về phong cách là hết sức cần thiết.
Thông thường, mọi người Mỹ khi đã phê phán, thì như vậy là xong và họ chuyển ngay sang việc khác chứ không nói đi nói lại. Bày tỏ thái độ kiểu Mỹ không nhằm mục đích làm bạn bị tổn thương hoặc mất thể diện, ngược lại điều đó giúp bạn hoàn thiện hơn sau này.
3. Họ chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình dù là đúng hay sai
Nếu họ sai, họ sẽ công khai xin lỗi và cố gắng làm đúng. Sẽ không có những cuộc tranh luận nhỏ khi việc lớn chưa được hoàn thành, họ ưu tiên đến thành quả hơn là những phát sinh trong quá trình hợp tác với nhau.
4. Họ trở nên độc lập ở độ tuổi còn rất trẻ và cố gắng hết sức để tồn tại trên thế giới
Hầu hết người Mỹ đều ngừng nhận trợ cấp từ bố mẹ ở độ tuổi còn rất trẻ và trở nên độc lập trong cuộc sống. Họ được dạy rằng, chỉ bằng nỗ lực của bản thân mới có thể xây dựng được chỗ đứng vững chắc cho mình, bởi không ai có trách nhiệm phải bao bọc và giúp đỡ bạn kể cả gia đình bạn.
Những ông bố, bà mẹ Mỹ đều cố gắng tạo cho con mình những khái niệm về trách nhiệm với bản thân chúng. Một bà mẹ Mỹ rất hiếm khi đòi hỏi đứa con 2 tuổi của mình muốn ăn gì trong bữa sáng, hay giúp một đứa trẻ 3 tuổi mặc quần áo. Họ thường khuyến khích con mình đưa ra ý kiến, buộc chúng phải lựa chọn và làm mọi thứ.
Ở độ tuổi 20, hầu hết chúng đã có nhà riêng, không ở cùng bố mẹ. Đa phần sinh viên Mỹ tự chọn lớp học, ngành học cho mình, tự chi trả một phần hay toàn bộ học phí, tự tìm việc, tự lên kế hoạch hôn nhân cho bản thân…, thay vì phụ thuộc, chịu sự ảnh hưởng và ỷ lại vào gia đình.
5. Họ thiết lập kế hoạch hợp lý cho bất kỳ hoạt động nào
Trong khi chúng ta thường hay bị mắc kẹt với việc phải hoàn thành nhiều việc cùng một lúc thì người Mỹ chỉ làm một việc tại một thời điểm và luôn có kế hoạch để thực hiện nó nên họ không bị động với các tình huống khó khăn phát sinh.
6. Tuân thủ luật giao thông
Các làn đường đông đúc ở Mỹ trông như thể những chiếc xe đồ chơi được sắp xếp gọn gàng bởi một đứa trẻ. Họ thực sự tuân theo luật giao thông và lái xe an toàn theo làn đường của mình.
7. Tôn trọng công việc họ làm hoặc công việc mà người khác làm
Nhiều người Việt Nam có thể sẽ chờ đợi công việc phù hợp với sở thích, nguyện vọng và định hướng cá nhân trong khi đi tìm việc làm, và họ có thể ở nhà trong khoảng thời gian chờ đợi. Nhưng ở Mỹ, tất cả các công việc đều được tôn trọng và họ sẽ làm bất kỳ việc gì họ thấy mình làm được và có trách nhiệm với nó dù có phải là công việc yêu thích hay không.
8. Các đạo luật chặt chẽ kết hợp với các công dân có trách nhiệm
Không có bộ luật nào được phép đưa ra áp dụng hoàn toàn nếu không có sự ủng hộ của công chúng. Nếu người dân không ủng hộ, các bộ luật đó sẽ phải hủy đi, tuy nhiên khi đã đưa vào áp dụng, người dân sẽ có trách nhiệm thực hiện và phối hợp tốt với nhà chức trách khi thấy có người vi phạm.
Ở Mỹ, bỗng nhiên nhà bạn được cảnh sát gõ cửa vì nhà hàng xóm báo cáo có tiếng ồn lớn phát ra từ nhà bạn là điều bình thường.
9. Tôn trọng sự đúng giờ
Đúng hẹn là điều rất quan trọng đối với người Mỹ, cũng như nhiều nước Châu Âu khác. Các doanh nhân sẽ bị coi là bất lịch sự nếu đến họp muộn, đặc biệt khi bạn là cấp dưới. Họ thường đến sớm hơn giờ hẹn 5 – 7 phút.
Nếu biết chắc là mình không thể đến đúng giờ trong cuộc gặp với người Mỹ, hãy gọi điện xin lỗi và thông báo với họ mấy giờ bạn có thể đến được.
Đối với sinh viên quốc tế, sinh viên Mỹ dường như luôn vội vàng và điều đó khiến họ có vẻ lỗ mãng. Nhưng người Mỹ lại luôn đạt hiệu quả cao trong công việc nhờ sự vội vàng này.
Tuy nhiên, khi bạn được mời đến ăn tối tại nhà riêng, hãy đến muộn hơn thời gian hẹn từ 5 – 10 phút. Khi ăn tối xong, bạn không nên về ngay, mà nên ở lại để uống cà phê và nói chuyện, nhưng cố gắng đừng là người cuối cùng rời nhà bởi chủ nhà có thể mệt mỏi hơn vẻ bề ngoài của họ.
10. Cởi mở và nhiệt tình giải đáp các thắc mắc
Người Mỹ khá sôi nổi và năng động, nên sự quan tâm của họ tới người khác cũng không giống như nhiều quốc gia Châu Âu. Họ khá cởi mở và rất nhiệt tình khi bạn muốn hỏi một điều gì đó.
11. Họ giữ gìn văn hoá mà họ theo đuổi và cũng tôn trọng những gì người khác tin tưởng
Nước Mỹ có nền văn hoá riêng của họ để theo đuổi nhưng họ cũng cởi mở đối với các nền văn hoá khác bởi đây là quốc gia đa sắc tộc, là hợp chủng quốc. Chính vì thế nên họ cũng dễ chấp nhận những sự khác biệt về văn hóa.
Việc lý giải và học hỏi những điều tích cực từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới không phải là nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc hay truyền thống văn hóa lâu đời. Mà nó chính là nhu cầu cho một thế giới hoàn thiện hơn, cởi mở và bao dung hơn.
Từ xa xưa, người Việt đã có câu: “Thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào. Thấy người ta ăn mía, vác sào mà nhai”. Có nghĩa là phải chọn lọc trước khi bắt chước và học tập, muốn vậy chúng ta phải có khả năng phân tích và dựa trên những giá trị nhân văn truyền thống lâu đời để làm thước đo cho những giá trị mới.
Nɢười Việł ᵭi пước пɢoài ảo ʋới łưởпɢ ƙiếɱ łiềп łɾiệᴜ ᵭô, пɦưпɢ ƙɦôпɢ пɢờ 10 пăɱ lại łɾở ʋề Việł Nɑɱ ʋới 2 ɓàп łɑy łɾắпɢ
Được ᵭịпɦ cư ở Mỹ là пỗi ƙɦáł ƙɦɑo ᵭếп á.ɱ ả.пɦ củɑ пɦiềᴜ пɢười Việł. Kɦôпɢ íł łɾườпɢ ɦợρ, cả ᵭời cầy cᴜốc, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭể ɢửi coп sɑпɢ Mỹ ɦọc. Tiếρ łɦeo, ɓ.áп пɦà cửɑ, ɢoɱ ɢóρ łiềп ɓạc ᵭưɑ cả ɢiɑ ᵭìпɦ ɗi cư sɑпɢ Mỹ.