RSS

Quan điểm “cứng rắn” từ Canberra.

Năm 2016, Giám đốc điều hành của Viện chính sách chiến lược Úc (ASPI) Peter Jennings cảnh báo rằng “nếu Bắc Kinh muốn áp dụng các chính sách cưỡng chế chính trị thì phải ở “cửa trên” so với chúng tôi”. Thời điểm này, khi mà COVID-19 đã làm tăng cường độ nhạy cảm khi các câu chuyện tin tức ngoài lề đang thu hút mọi ánh nhìn về phía mối quan hệ vốn dĩ chẳng hòa thuận lắm giữa Bắc Kinh và Canberra.

Giám đốc điều hành của Viện chính sách chiến lược Úc (ASPI) Peter Jennings.

Giám đốc điều hành của Viện chính sách chiến lược Úc (ASPI) Peter Jennings.

Hành động mới đây của Bắc Kinh đã “đổ thêm dầu vào lửa”. Thay vì dứt khoát nói rằng chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ quan hệ thương mại thậm chí khi đối mặt với những bất đồng chính trị, đại sứ Trung Quốc tại Canberra, Cheng Jingye lại kêu gọi một sự tẩy chay hàng hóa Úc từ thịt bò cho đến rượu vang rồi du lịch và giáo dục. 

Và điều này nhanh chóng được Bắc Kinh áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại cho xuất khẩu lúa mạch và thịt bò Úc sang Trung Quốc. Một số nhà bình luận hiện đang kêu gọi chính phủ Úc nên phải tách rời sự phụ thuộc của nền kinh tế Úc vào Trung Quốc.

Tháng Tư vừa qua, Viện chính sách chiến lược Úc (ASPI) cho rằng “với COVID-19, nhà nước Trung Quốc đã tạo ra những rủi ro không thể chấp nhận được cho phần còn lại của thế giới và họ sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi chúng tôi giảm sự phụ thuộc vào các hoạt động trong phạm vi quyền hạn của mình”. Tiếp đó, vào ngày 2/5, họ tuyên bố rằng  “sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc là nguy hiểm và phải thực hiện các bước để giảm sự phụ thuộc đó”.

Cũng trong tháng Tư, Paula Dobriansky, một chuyên gia chính sách đối ngoại của Mỹ, đã trả lời trên Tạp chí Phố Wall rằng, Mỹ và các đối tác như Úc nên “tạo ra một trật tự kinh tế quốc tế ít phụ thuộc vào Trung Quốc”, một trong số đó là các mối quan hệ thương mại “phù hợp hơn với mối quan hệ chính trị và an ninh”. Charles Edel, thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học Sydney đã tiếp tục với một đánh giá rằng "các liên minh hiện có của chúng ta giờ đây có cơ hội vượt ra khỏi lãnh vực quân sự và tiến vào lĩnh vực kinh tế".

Liệu có một sự “thoát Trung” từ Úc?

Tuy nhiên, hoàn cảnh của Úc thời điểm này rất khác so với Hoa Kỳ khi thị trường nội địa nước này chỉ có 25 triệu dân và đang có một “gói thương mại” phù hợp với Trung Quốc. Như Phó Thủ tướng Úc, Michael McCormack đã giải thích với Sky News vào ngày 13/5, “thương mại tương đương với việc làm và thương mại nhiều hơn có nghĩa là nhiều việc làm hơn”.

Phó Thủ tướng Úc, Michael McCormack.

Phó Thủ tướng Úc, Michael McCormack.

Bỏ qua tất cả và bất chấp những căng thẳng chính trị kể từ năm 2017, thương mại hai chiều Trung úc hiện đang ở mức 235 tỷ USD, mức cao kỷ lục. Con số này lớn hơn 2,5 lần so với thương mại của Úc với Nhật Bản, ở vị trí thứ hai.

Cú sốc COVID-19 đối với nền kinh tế Úc là chuỗi cung ứng toàn cầu chứ không chỉ là riêng Trung Quốc. Thời điểm này, Trung Quốc đã nhanh chóng kiểm soát cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, đây là nền kinh tế lớn đầu tiên đang phục hồi trở lại.

Chỉ tính riêng bốn tháng đầu năm 2020, khi chính phủ Trung Quốc phong tỏa nền kinh tế để kiểm soát sự lây lan của COVID-19, Kim nghạch xuất khẩu hàng hóa của Úc sang Trung Quốc vẫn giữ ở mức 37,8 tỷ USD. Con số này thực sự tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Thời điểm này, khi mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến nền kinh tế của Úc sẽ giảm 6,7 %, với 33% xuất khẩu sang Trung Quốc, nền kinh tế Úc đang thực sự chịu nhiều phụ thuộc từ “sức khỏe” của bắc Kinh. Đó là một điều để nhắc nhở các doanh nghiệp Úc, họ cần nghiêm túc nhìn nhận lại viễn cảnh “ có nên để nước Úc thành mục tiêu trả đũa của chính phủ Trung Quốc” hay không? 

Quan hệ Trung-Úc chưa bao giờ

Quan hệ Trung-Úc chưa bao giờ "ngọt ngào" về chính trị nhưng cũng chưa bao giờ tách nhau khỏi kinh tế.

Trong gần một thập kỷ qua, giá trị xuất khẩu hàng năm của Úc đã tăng thêm 180 tỷ đô la Úc (tương đương 117,5 tỷ đô la Mỹ). Nhưng điều này chỉ có thể đến khi Trung Quốc là thị trường màu mỡ để các doanh nghiệp Úc khai thác.

Và bây giờ, bất kỳ cơ hội nào ở Trung Quốc mà các doanh nghiệp Úc để vuột mất sẽ nhanh chóng bị các đối thủ quốc tế chộp lấy. Hơn bao giờ hết, thời điểm này sự thật đã chứng minh rằng, mối quan hệ kinh tế của Úc với Trung Quốc là rất cần thiết, “thoát Trung” có lẽ sẽ còn lâu với nước Úc mong manh và yếu đuối.

Link nguồn: https://enternews.vn/rui-ro-trong-chien-luoc-thoat-trung-cua-uc-175478.html

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.