RSS

Sáu cách kiếm tiền của du học sinh Việt tại Úc

14:47 05/03/2018

Lo ngại về tài chính tiền bạc là điều tất cả du học sinh đều nghĩ tới. Cân bằng việc học và thời gian làm việc, cộng với hạn chế về giờ làm thêm, là những vấn đề bạn sẽ gặp phải khi đi học nước ngoài. Câu hỏi muôn thuở của các bạn sinh viên Việt luôn là: làm cách nào để kiếm tiền khi du học Úc?

Hãy cùng điểm qua những nguồn hỗ trợ tài chính bạn có thể tận dụng khi du học nhé:

1. Kiếm việc bán thời gian (part-time job)Làm việc part-time trong các ngành dịch vụ

Pha chế cà phê và phục vụ nhà hàng là hai công việc part-time phổ biến nhất của sinh viên Việt. Nguồn: Internet

Du học sinh Úc có một lợi thế mà nhiều sinh viên du học ở các nước khác không có, đó là quyền lợi được làm việc bán thời gian trong thời gian khoá học. Luật pháp Úc quy định bạn được làm tổng cộng 40 giờ trong 2 tuần, hãy tận dụng quyền lợi này. Các lĩnh vực sinh viên Việt có thể xin việc bao gồm:

- Retail: cửa hàng thời trang, tạp hoá, mỹ phẩm

- Hospitality: làm việc trong rạp chiếu phim, nhà hàng, quán cafe, quán bar, quán bán đồ ăn nhanh

- Dịch vụ: làm việc trong các siêu thị, trạm xăng, trung tâm chăm sóc khách hàng, tiệm nail, cắt tóc

- Industry: nếu bạn may mắn, bạn có thể kiếm được công việc trong các công ty thuộc lãnh vực mà bạn đang học

2. Gia sư (tutoring)

Làm gia sư không những cho bạn một khoảng tiền kha khá mà còn là cơ hội cho bạn ôn lại kiến thức của mình. Nguồn: Internet

Một trong những nguồn thu nhập tốt nhất cho sinh viên là dạy kèm những sinh viên khác dựa vào kĩ năng học thuật và ngành nghề của bạn. Nếu bạn giỏi toán, bạn có thể làm gia sư toán, số liệu học. Nếu bạn giỏi viết, bạn có thể làm gia sư tiếng Anh, hướng dẫn cách viết bài. Có vô vàn sinh viên đang cần trợ giúp với khối lượng kiến thức của đại học. Bạn có thể đăng quảng cáo tại các diễn đàn hoặc trang Facebook của trường, hoặc thông qua các trang web như studentvip.com.au, gumtree.com.au, seek.com.au.

3. Làm việc trong kì nghỉ đông và hè

Những kì nghỉ dài thường là thời điểm tốt để nộp đơn xin việc, bởi đó là khi nhiều sinh viên hay về nước thăm gia đình hoặc đi du lịch. Nguồn: Tram Nguyen

Luật pháp Úc cho phép bạn làm việc thoải mái trong các kì nghỉ lớn giữa các học kì mà không giới hạn 40 giờ/2 tuần. Tận dụng khoảng thời gian này để làm thêm giờ, hoặc nộp đơn vào các chương trình thực tập của các công ty có liên quan đến ngành nghề của bạn. Nộp đơn xin vào các nhà hàng, cửa hàng vì đó là khoảng thời gian họ cần nhân lực, đặc biệt trong kì nghỉ Giáng sinh.

4. Làm freelance

Làm việc từ xa (freelancer) là một khái niệm mới đối với nhiều bạn, tuy nhiên đây là phong cách làm việc càng ngày càng phổ biến ở các nước. Nguồn: Unsplash

Tuy đang là “mốt” làm việc thịnh hành của giới trẻ, nhưng freelance vẫn còn là một khái niệm mới mẻ đối với nhiều bạn. Một phần là vì làm freelance đòi hỏi kĩ năng chuyên ngành cao. Nếu bạn có những kĩ năng tốt, tận dụng kĩ năng đó và làm freelancer. Đăng kí vào các website freelancer và tìm cho mình những công việc hoặc dự án phù hợp. Làm Điều này cũng freelance đem lại cho bạn nguồn thu nhập đáng kể và sự tự do trong công việc. Các công việc freelancer phổ biến bao gồm copywriter, thiết kế đồ họa, thiết kế web, trợ lý ảo (virtual assissant), lập trình viên, dạy ngôn ngữ, social media marketing...

5. Tìm các công việc trong cơ sở trường đại học

Các đại học Úc vẫn thường xuyên tuyển dụng trong phạm vi khuông viên trường, nên sinh viên của trường thường được ưu tiên nếu bạn có đủ khả năng đảm nhận công việc. Nguồn: Internet

“Xa tận chân trời, gần ngay trước mặt”: ngôi trường bạn đang học cũng có tuyển việc đấy! Tuy hầu hết những công việc trong trường dành cho sinh viên thường ngắn hạn và không, hoặc không thường xuyên, bạn vẫn có thể kiếm cho mình một khoảng lương kha khá để làm những việc như: giúp đỡ sinh viên năm nhất, hỗ trợ marketing cho trường, nghiên cứu thị hiếu sinh viên, v.v. Bạn có thể tìm những công việc này qua website của trường và của từng ban học, hoặc thông qua trang Facebook của trường.

6. Bán những vật dụng không cần thiết

Thay vì vứt đi những đồ vật mà bạn không cần, nếu còn xài được hãy bán chúng với giá rẻ. Nguồn: Unsplash

Bán lại những đồ dùng không cần thiết, áo quần, sách vở, v.v.. trên các trang web mua sắm trực tuyến như Ebay, Gumtree, hoặc các trang Facebook mua sắm cộng đồng. Không những bạn vừa “thanh lọc” tủ đồ ở nhàcủa mình, thông qua đó bạn còn thu vào “quỹ” của mình một số tiền đáng kể.

Nguồn: Báo Úc

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.