Siêu bão Goni giảm tới 9 cấp
Dự kiến ngày 5-11, bão số 10 (tên quốc tế là Goni) sẽ tác động vào khu vực đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên nhưng khi vào đất liền, bão chỉ còn ở cấp 7-8, thậm chí áp thấp nhiệt đới.
Sáng 2-11, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với bão số 10. Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp.
Thông tin tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết lúc 10 giờ sáng 2-11, bão số 10 (tên quốc tế Goni) đang ở 14,7 độ Vĩ Bắc và 118,6 độ Kinh Đông, cường độ bão mạnh cấp 8.
Sau khi vào Biển Đông, bão Goni đã giảm tới 9 cấp. Ảnh: VNDMS
Ông Khiêm cho biết tốc độ di chuyển của bão số 10 từ 4 giờ sáng đến 7 giờ sáng, bão di chuyển với tốc độ 15 km/giờ nhưng trong hai giờ qua thì ít dịch chuyển. Hiện bão đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720 km.
"Cơn bão này có đặc điểm từ khi hình thành đến lúc đạt cường độ mạnh nhất là bốn ngày, trong đó thời điểm bão mạnh nhất là ở Philippines với cường độ cấp 17, giật trên cấp 17. Khác với bão số 9 có hoàn lưu rộng, bão số 10 có hoàn lưu bé nên khi va đập vào địa hình Philippines, bão đã bị giảm đến 9 cấp. Hiện nay trong Biển Đông bão số 10 là cơn bão yếu" - ông Khiêm nói.
Tuy là cơn bão yếu nhưng theo ý kiến của ông Khiêm, cơn bão này sẽ bị phụ thuộc nhiều vào tác động bên ngoài.
Ngoài ra, yếu tố về động lực, cao thuận nhiệt đới đang lấn sâu và không khí lạnh đang tăng cường nên làm bão số 10 sẽ mạnh thêm nhưng sau đó càng đi sâu vào khu vực quần đảo Hoàng Sa có nhiệt lực thấp ở 26 độ nên cường độ bão lại tiếp tục giảm.
"Khả năng trong 2-3 ngày tới, cơn bão này khó mạnh lên" - ông Khiêm nhấn mạnh.
Ông Mai Văn khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia. Ảnh: NGỌC HÀ
Theo tính toán của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, trong 2-3 ngày tới, bão số 10 sẽ ở cường độ cấp 8, cá biệt lên cấp 9. Dự kiến ngày 5-11, bão số 10 sẽ tác động vào khu vực đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên nhưng khi vào đất liền, bão chỉ còn ở cấp 7-8, thậm chí áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão số 10, đất liền sẽ có mưa từ chiều ngày 4-11. Đáng lo ngại, trọng tâm mưa vẫn hướng về khu vực mà trước đó bão số 9 đã tác động.
Nhận định xa, từ chiều 4 đến 6-11, mưa do hoàn lưu bão số 10 sẽ đi vào Bình Định, Phú Yên, Bắc Tây Nguyên với lượng mưa từ 100-200 mm, Huế - Quảng Ngãi 300-400 mm. Đợt mưa thứ 2 từ 5 đến 7-11 sẽ diễn ra từ Nghệ An - Quảng Trị sau khi bão vào sâu đất liền kết hợp không khí lạnh tăng cường, lượng mưa 150-300 mm/đợt.
Cảnh báo lũ trên các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi lên mức báo động 2-3, có sông trên báo động 3. Các sông chính từ Nghệ An đến Huế, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum lên mức báo động 1-2, sông nhỏ lên mức báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp tại các tỉnh trên.
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, cho biết hiện trên tuyến biển còn bốn tàu kiểm ngư với 140 tàu thủy thủ đang tìm kiếm các thuyền viên trên hai tàu Bình Định bị chìm trong bão số 9.
Theo báo cáo của Bộ đội Biên phòng, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho hơn 49.500 tàu cá/hơn 230.000 lao động, trong đó có hơn 1.200 tàu/ 12.767 người hoạt động trên biển biết diễn biến của bão và đang di chuyển phòng tránh.
Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19
Tɦôпɢ łiп łừ Sở Y łế Hà Nội ᵭêɱ 4/11 cɦo ɓiếł 18 łɾẻ ᵭộ łᴜổi łừ 2 – 6 łɦáпɢ ở ɦᴜyệп Qᴜốc Oɑi ᵭếп łɾạɱ y łế xã łiêɱ ʋắc xiп пɦưпɢ ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19 Pfizeɾ.