RSS

Sống bất hợp pháp tại Úc và những điều cần biết

16:49 08/04/2018

Sống bất hợp pháp tại Úc là một chủ đề Luật Di Trú Úc mà Đào Nguyễn nghiên cứu rất chuyên sâu và thực hiện rất nhiều hồ sơ thuộc loại này.

Chủ đề hôm nay, đại diện – cố vấn di trú Đào Nguyễn lại xin tiếp tục trình bày về tình trạng sống bất hợp pháp tại Úc và một số lời khuyên. Đây thực sự là một vấn đề mà không ít các bạn ở Úc mà không có visa đang rất quan tâm và cần được giải đáp.

Nguyên nhân khiến bạn trở thành người sống bất hợp pháp tại Úc

Trên thực tế, có 4 nguyên nhân để khiến bạn bị trở thành người bất hợp pháp:

– Bạn đến Úc không có visa, ví dụ như vượt biên

– Không được thông qua thủ tục nhập cảnh Úc khi đến Úc.

– Visa Úc của bạn bị hết hạn

– Visa Úc của bạn bị hủy

Thông thường, người sống bất hợp pháp tại Úc do visa bị hết hạn và bị hủy là hai lý do phổ biến hơn cả và chiếm đa số trong các trường hợp tổng quát trong cộng đồng người Việt tại Úc của chúng ta.

Lý do của việc ở quá hạn tại Úc thì tùy vào hoàn cảnh của mỗi người, có nhiều người thì bị lừa gạt, nhiều người thì vô tình ở quá hạn, còn nhiều bạn thì do hoàn cảnh gia đình bắt buộc phải ở lại để kiếm tiền…v…v…. Về phương diện tình cảm cá nhân, thì mỗi người sống bất hợp pháp ở Úc có mỗi hoàn cảnh đặc biệt khác nhau để cảm thông. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện pháp lý và luật di trú Úc, thì người ở lậu đã vi phạm Luật Di Trú và hệ quả của việc phạm luật này là rất lớn.

Cụ thể, người sống bất hợp pháp ở Úc sẽ bị:

– Bắt vào trại di trú và bị trục xuất hoặc trả về nước

– Quyền được xin visa mới bị giới hạn

– Có trách nhiệm phải trả chi phí cho việc giam giữ và trục xuất, trả về nước

– Có thể bị truy tố (ví dụ: lao động bất hợp pháp)

– Bị cấm trở lại nước Úc trong một khoảng thời gian nhất định hoặc bị cấm vĩnh viễn.

Sống bất hợp pháp tại Úc và những điều cần biết - ảnh 1

Bị giam giữ ở Úc khi không có visa

– Theo điều luật số 189 của luật di trú Úc, người sống bất hợp pháp tại Úc đều phải bị giam giữ.

– Người bị giam có thể sẽ bị giam trong trại di trú, giam trong tù, trại giam của cảnh sát hoặc nơi nào mà bộ di trú quy định bằng văn bản. Riêng đối với trẻ em, thì việc giam giữ là phương án khả dĩ cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác.

Các trại giam di trú ở các tiểu bang tại của nước Úc

NSW: Villawood Immigration Detention Centre

WA: Yongah Hill Immigration Detention Centre

WA: Perth Immigration Detention Centre

WA: North West Point Immigration Detention Centre Christmas Island

VIC: Maribyrnong Immigration Detention Centre

VIC: Melbourne Immigration Transit Accommodation

QLD: Brisbane Immigration Transit Accommodation

SA: Adelaide Immigration Transit Accommodation

– Người bị giam giữ có nhiệm vụ phải trả phí cho việc giam giữ của họ, điều này cũng tùy tuộc vào nơi mà họ bị giam. Khi một người có đủ điều kiện để được cấp visa sau khi bị giam giữ, thì họ phải trả hết phí giam giữ mới được cấp visa, hoặc họ có thể sắp xếp việc trả phí sau một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào khả năng. Thậm chí, một số trường hợp đặc biệt thì có thể được miễn việc trả phí giam giữ này.

– Người ở bất hợp pháp tại Úc sẽ bị giam cho đến khi họ bị trả về nước hoặc đến khi họ được cấp visa. Dù là bị giam trong trại, nhưng người bất hợp pháp vẫn có quyền được tìm kiếm sự trợ giúp về mặt pháp lý, lãnh sự, hoặc nhận sự thăm viếng và chăm sóc y tế.

Quyền xin visa mới sẽ bị giới hạn, nhưng không có nghĩa là bị cấm hẳn

Khi một người sống bất hợp pháp tại Úc thì quyền xin visa của bạn cũng bị giới hạn. Cụ thể hơn, là bạn sẽ bị giới hạn bởi những điều khoản. Điều khoản giới hạn này được căn cứ vào điều khoản 3,4 và 5 theo Luật Di Trú. Điều này sẽ rất ảnh hưởng đến việc nộp visa ở nước Úc về sau này. Cụ thể các điều khoản như sau:

Sống bất hợp pháp vì visa bị hủy: Khi visa của bạn bị hủy (hoặc bạn từng bị từ chối visa trong nước Úc và do vậy bạn đang ở bất hợp pháp. Nếu bạn muốn nộp cho visa khác, điều này sẽ không hề đơn giản. Bởi vì bạn chỉ được nộp một số loại visa nhất định, cụ thể như sau:

Visa kết hôn;

Visa con cái;

Visa bảo vệ;

Visa trị bệnh;

Bridging A,B,C,D,E,F

Và một số loại visa khác

Điều khoản 3 di trú

Những điều khoản giới hạn dành cho người sống bất hợp pháp tại Úc

Điều khoản 3: đây là điều khoản áp dụng cho đa số tất cả các loại visa. Tất nhiên, các loại visa vợ chồng, lao động, di dân tay nghề…v..v đều áp dụng điều khoản này. Mục đích chính của điều khoản này đó chính là ngăn chặn những người ở quá hạn visa tại Úc nộp visa mới. Và bắt buộc nhưng người ở quá hạn phải đi ra khỏi nước Úc để xin visa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể Xin Miễn Điều Khoản 3. Đúng vậy, mặc dù Luật Di Trú đưa ra điều khoản 3 để cấm việc ở lậu sau đó xin visa trong nước Úc, nhưng một số trường hợp đặc biệt có thể xin miễn điều khoản 3 này, nếu họ có lý do bắt buộc và thuyết phục. Có nhiều người thắc mắc là vì sao người này ở lậu được nộp visa, người kia ở lậu không được nộp, thì đó là do từng hoàn cảnh của mỗi người mà có thể xin miễn điều khoản 3.

Nếu bạn đang ở trong tình trạng này và không biết mình có thể xin miễn hay không, bạn có thể liên hệ Đào để được tư vấn riêng về trường hợp của mình.

Điều khoản 4: điều khoản này cũng áp dụng cho đa số các loại visa. Đây là điều khoản nói về lợi ích công cộng (public interest), ví dụ như: sức khỏe, nhân phẩm, an ninh và thời gian cấm vận. Ở đây Đào sẽ nói sơ qua về thời gian cấm vận. Thông thường, thì điều khoản 4, mục 4013 và 4014 sẽ được áp dụng cho các loại visa tạm trú và sẽ ảnh hưởng đến việc người ở quá hạn visa trở về Việt Nam và muốn xin visa sang lại Úc. Cụ thể là người ở lậu tại Úc sau khi về Việt Nam sẽ bị cấm 3 năm để xin loại visa mới. Nhưng trường hợp này không cấm đối với một số loại visa thường trú Úc.

Điều khoản 5: Mục đích của điều khoản này là để cấm vĩnh viễn người bị trục xuất (deportation) quay trở lại Úc hoặc người bị trả về nước (removal) phải nộp đơn sau 12 tháng sau khi bị trả về nước. Việc bị trả về nước khác với trục xuất. Nếu bạn bị trả về nước và muốn nộp đơn quay trở lại Úc, bạn phải có lý do bắt buộc và lý do đó phải thuyết phục bộ di trú để họ cấp cho bạn visa trước thời gian 12 tháng bị cấm.

Điều kiện 8503: Nếu trên visa của bạn có điều kiện này, tức là bạn không thể nộp thêm visa nào khác ngoại trừ visa bảo vệ. Tuy có nhiều bạn nghe về điều kiện này, nhưng không biết mục đích của nó là gì. Ở đây, mục đích chính của điều kiện này trên visa là để ngăn chặn người đến Úc bằng visa tạm thời nộp xin các loại visa khác. Thông thường, trên visa du lịch mà dạng gia đình bảo lãnh sẽ có điều kiện này. Và nhiều năm trước, điều kiện này rất phổ biến cho các loại visa du lịch.

Nhiều người sống bất hợp pháp tại Úc mà trên visa cũ có điều kiện 8503 này sẽ không được nộp thêm visa khác. Tuy nhiên, điều kiện này cũng có thể được xin miễn. Để xin miễn điều kiện này, người nộp đơn phải chứng minh được lý do bắt buộc và lý do đó phải nằm ngoài sự kiểm soát của người nộp đơn. Mời bạn đọc bài xin miễn điều kiện 8503 tại đây.

Bị bắt giam và xin tại ngoại

Sống bất hợp pháp tại Úc và những điều cần biết - ảnh 2

Cơn ác mộng của những người ở lậu tại Úc đó chính là bị phát hiện, bị bắt giam và trả về nước. Đào đã làm việc với nhiều trường hợp ở lậu, những người này cho biết họ luôn sống trong sợ hãi. Khi có ai đến gõ cửa, họ rất lo lắng và chạy đi trốn, dù chỉ là người đưa thư nhưng họ không biết liệu rằng có phải bộ di trú không, và không dám mở cửa, tức tốc cầm vài trăm bạc và chạy ra sau nhà, để lỡ có gì thì sẵn sàng chạy trốn và có tiền phòng thân. Không nơi đâu mà họ có cảm giác an toàn trừ khi cầm được visa trên tay.

Bên cạnh những người ở lậu may mắn không bị phát hiện, thì cũng có những người kém may mắn hơn là bị phát hiện và bị bắt vào trại.

Có nhiều bạn nghĩ rằng bị giam trong trại di trú thì sẽ bị trả về nước, nhưng không chắc hẳn là như vậy. Như Đào đã đề cập ở trên, một người bị giam có thể bị trả về nước hoặc có thể được thả ra nếu được cấp visa. Theo luật thì khi bị bắt giam, nhân viên di trú sẽ thông báo cho bạn biết về quyền lợi của bạn là được xin những loại visa nào và có thời gian trong bao nhiêu ngày. Nhưng cũng tùy trường hợp và tùy hoàn cảnh mà có thể xin loại visa phù hợp để ra ngoài.

Thông thường, lý do để xin tại ngoại đó là bạn xin visa kết hôn, xin visa bảo vệ, visa chữa bệnh hoặc bridging visa E với lý do sắp xếp công việc và trở về nước.

Thời gian xin visa khi ở trong trại di trú cũng có giới hạn và điều này không phải đơn giản là ai cũng xin được. Đào đã từng thành công rất nhiều lần cho việc xin ra khỏi trại di trú, nhưng phải nói rằng nó không hề dễ dàng và tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người mà mức độ khó khác nhau. Có trường hợp, để xin tại ngoại, Đào phải đem hồ sơ lên đến cấp Tòa hoặc cần sư can thiệp của Bộ Trưởng Bộ Di Trú.

Sống bất hợp pháp tại Úc và việc quay trở về nước

Mua vé máy bay về nước khi visa hết hạn: Có lẽ nhiều bạn nghĩ đơn giản rằng khi visa đã hết hạn thì bạn ở lậu tại Úc một thời gian rồi sau đó mua vé ra sân bay về nước một cách bình thường. Điều này là hoàn toàn tuyệt đối không được. Vì sao? Vì bạn đang là ngoại dân Úc bất hợp pháp, nên khi bạn đến sân bay mà không có visa, chắc chắn bạn sẽ bị bắt tại hải quan Úc, bị tạm giam trong trại và bị tra hỏi. Điều này là vô cùng phiền phức và khiến bạn gặp nhiều vấn đề phát sinh khó giải quyết.

Cách giải quyết đúng đắn ở đây trước khi ra hải quan để về Việt Nam, bạn nên đem vé máy bay, passport đến sở di trú để trình diện và xin bridging visa E bằng form 1008. Đa số các trường hợp thông thường này sẽ được cấp loại bridgingvisa E cho phép bạn ở đến ngày bạn về nước theo đúng lịch trình của vé máy bay. Và hải quan Úc sẽ không giam giữ bạn vì bạn đã từng ở bất hợp pháp.

Bài viết này đã đưa ra cho bạn hiểu rõ về hậu quả của việc sống bất hợp pháp tại Úc và những vấn đề xung quanh nó như: bị bắt giam, chi phí phải trả, khoản cấm vận, các loại visa có thể xin cấp,…

Tuy nhiên, mọi thông tin trong bài chỉ có thể cho bạn một sự hình dung và cơ bản về việc sống bất hợp pháp tại Úc còn vấn đề chi tiết thì rất phức tạp, rắc rối. Để tiết kiệm thời gian, công sức và tránh đi những rủi ro, vấn đề không cần thiết thì bạn có thể tìm đến các chuyên gia cố vấn di trú để được giúp đỡ hoặc bạn có thể liên hệ Đào Nguyễn.

Sống bất hợp pháp tại Úc và những điều cần biết - ảnh 3

Đại diện – Cố vấn di trú Đào Nguyễn – Chuyên thực hiện các trường hợp visa sống bất hợp pháp

GC Australian Migration Law & Practice

Cuối cùng Đào Nguyễn muốn nhắn nhủ rằng, các bạn nên quan tâm đến tình trạng visa của mình trước khi bị hết hạn hoặc bị hủy. Vì khi trở thành người sống bất hợp pháp tại Úc, thì mọi chuyện không còn dễ dàng và suôn sẻ, bạn chắc chắn sẽ gặp những vấn đề rắc rối về pháp lý và ảnh hưởng đến việc ở lại Úc hoặc muốn trở lại Úc.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.