Sydney: Nữ nhân viên bị đuổi việc vì nói “Đài Loan không thuộc về Trung Quốc”
Tin Tức Nước Úc - Một nhà hàng ở Úc bị cáo buộc đã đuổi việc một nhân viên người Đài Loan vì cô nói rằng Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc. Ng
Tin Tức Nước Úc – Một nhà hàng ở Úc bị cáo buộc đã đuổi việc một nhân viên người Đài Loan vì cô nói rằng Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc. Người phụ nữ, được biết tới với cái tên Winnie, cho biết cô đã bị một nhà hàng lẩu ở phía tây Sydney đuổi việc.
Lý do là bởi sếp cô không hài lòng với quan điểm của cô trong vấn đề chủ quyền đang nóng hiện nay.
Theo một bài đăng trên Facebook, được truyền thông Trung Quốc phát hiện sau khi gây sốt trên mạng, khi vụ việc xảy ra thì Winnie đang làm ca đêm tại nhà hàng. “Vào thời điểm đó, nhà hàng không đông khách lắm, ông chủ gọi tôi lại để hỏi chuyện,” cô viết.
“Winnie, Winnie, tôi có thể hỏi cô 1 câu được không?” ông hỏi. “Đài Loan có thuộc về Trung Quốc không?” Cô ngay lập tức trả lời “Dĩ nhiên là không rồi.” 20 phút sau, cô được yêu cầu về nhà và không cần phải tới chỗ làm vào ngày hôm sau. Trong bài đăng của cô trên Facebook, Winnie cho biết cô “không hề nghĩ ngợi” khi đưa ra câu trả lời.
“Cá nhân mà nói, tôi giữ quan điểm trung lập về mỗi quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan,” cô nói. “Tôi đã chết lặng … Tôi cảm thấy không nói nên lời.”
Được liên hệ xin bình luận vào sáng thứ Hai, một nhân viên tại nhà hàng cho biết ông chủ đã biết về câu chuyện này nhưng không biết chi tiết.
Trên Facebook, nhiều người khác đã kể lại những câu chuyện tương tự. Một người đàn ông Đài Loan kể lại câu chuyện khi ông làm việc tại một phòng tiệc lớn ở Úc 2 năm trước, khi quản lý của ông hỏi liệu ông có ủng hộ thống nhất hay không. “Tôi trả lời, ‘Đài Loan rất dân chủ, chúng tôi phải tôn trọng người dân Đài Loan’” ông Yangson Tsai viết. “Tôi không tiếp tục làm việc sau đó.
Tôi muốn hỏi nếu người dân Trung Quốc yêu nước như vậy, tại sao họ không trở về? Tại sao họ muốn ở lại Úc? [Vì sao họ] đi du học để tìm cách không phải quay trở về Trung Quốc?”
Ông Chien Chung Wang nói rằng “những người Trung Quốc này đã bị thêu dệt với chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc kể từ khi uống sữa mẹ”, ngay cả ở một” quốc gia tự do và dân chủ, nơi những người dân thường sống ở mức rất thấp”. Trên phương tiện truyền thông Trung Quốc, nhiều người dường như ủng hộ việc sa thải này.
“Câu trả lời phải là ‘có’,” một người tên Wai Man Sung viết trên Weibo. “Và thêm một câu nữa. Úc thuộc về Trung Quốc. ” Zhao Weicheng cho biết ông cũng là một người sử dụng lao động và ông cũng sẽ làm điều tương tự, bởi phần lớn nhân viên của ông đều là người Trung Quốc đại lục.
Vấn đề này đã trở thành một cuộc tranh cãi về ngoại giao trong nhiều thập kỷ – chỉ mới tháng trước, Trung Quốc đã phản ứng giận dữ với một chuyến thăm của tàu chiến Mỹ tới Đài Loan.
Theo Báo Úc
Tham quan nhà máy sản xuất cherry lớn nhất nước Úc”
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.