RSS

Tại sao các nhà bán lẻ thời trang tại Úc đang ngày càng gặp nhiều khó khăn?

19:43 21/05/2018

Các nhà bán lẻ thời trang lớn của Úc đang bị buộc phải giảm giá hàng và bán xả hàng dọn kho liên tục để có thể tồn tại, khi người tiêu dùng đang nhanh chóng quen với mua sắm trực tuyến.

Các nhà bán lẻ thời trang lớn của Úc đang bị buộc phải giảm giá hàng và bán xả hàng dọn kho liên tục để có thể tồn tại, khi người tiêu dùng đang nhanh chóng quen với mua sắm trực tuyến.

Từ các thương hiệu hàng đầu như Myer và David Jones, đến các cửa hàng nhắm vào từng đối tượng cụ thể trên phố Chapel ở Melbourne, các nhà bán lẻ đang gặp khó khăn trong việc vượt qua ranh giới giữa giải trí tại cửa hàng và săn hàng giảm giá trực tuyến.

Hai tuần qua đã đặc biệt khó khăn đối với họ.

Hai tuần trước, nhà bán lẻ của Mỹ là Esprit đã thông báo sẽ đóng cửa tất cả 67 cửa hàng ở Úc và New Zealand, khiến cho 365 việc làm tại địa phương bị mất đi.

Sau đó không lâu, Metalicus đã rơi vào tình trạng quản trị tự nguyện, do doanh số bán hàng nghèo nàn.

Và chỉ 4 ngày trước, Tập đoàn Noni B thông báo họ sẽ mua 5 nhãn hiệu Millers, Rivers, Katies, Crossroads và Autograph với giá hời - chỉ với 31 triệu đô la.

Theo chuyên gia bán lẻ Brian Walker, phần lớn nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các nhà bán lẻ là do họ không thể thích nghi nhanh chóng với cách người Úc mua sắm bằng công nghệ.

Theo lời giải thích của ông Walker, việc "mua trước" - có nghĩa là trả tiền cho một sản phẩm trên điện thoại của bạn trước khi bước vào cửa hàng để mua - là yếu tố chính làm những trải nghiệm độc đáo mà nhà bán lẻ có thể cung cấp tại cửa hàng không còn hiệu quả nữa.

"Điều này có nghĩa là khi ai đó bước vào một cửa hàng bán lẻ vật lý, họ đã là một khách hàng sáng suốt hơn nhiều", ông Walker nói.

"Về mặt thời trang, tôi tin rằng đang có sự thiếu đổi mới về sản phẩm. Trên một cấp độ nhỏ, trực tuyến và nhắm vào từng đối tượng cụ thể, nhiều nhà bán lẻ thời trang thực sự hoạt động khá tốt".

Những người gặp phải nguy cơ cao nhất là các chuỗi thời trang lớn đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, bởi vì họ không còn có thể dựa vào các dịch vụ tại cửa hàng của mình để đánh bại các đối thủ trực tuyến.

"Khi Noni B mua Rivers, Millers và Katies - họ sẽ nhắm vào quy mô," ông Walker nói.

"Trong ngành bán lẻ, chúng ta đang nói với các doanh nghiệp rằng quy mô là quan trọng, nhưng phân khúc khách hàng và trải nghiệm còn có giá trị hơn nhiều.”

Theo dữ liệu của Hội đồng Trung tâm mua sắm Úc, Úc là nước có mật độ cửa hàng bán lẻ theo đầu người cao thứ ba trên thế giới.

Với dân số chỉ 23.6 triệu người, cứ 100 người Úc thì sẽ có 94m2 diện tích cho thuê (không gian cho thuê bán lẻ) có sẵn cho họ.

Nó bao gồm 65,000 cửa hàng đặc trưng, 189 trung tâm mua sắm nhà máy, 1,104 trung tâm mua sắm khu phố và 107 trung tâm thương mại và trung tâm hàng đầu tại CBD.

Chỉ ở Mỹ và Canada mới có nhiều cửa hàng bán lẻ hơn tính theo đầu người.

Ông Walker cho biết rằng điều này đã dẫn đến tình trạng “ngập” kho - khiến các nhà bán lẻ đang bị buộc phải bán xả hàng dọn kho, giảm giá đặc biệt và ưu đãi mua hai tặng một để chuyển dịch sản phẩm.

Để cạnh tranh, các nhà bán lẻ vật lý phải cung cấp "trải nghiệm" trong cửa hàng, trái ngược với mô hình "xem và mua" thuần túy mà trước đây đã mang lại lợi nhuận lớn.

Theo: Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.