RSS

Tại sao nước xả có thể gây ung thư: Mẹ cứ thích thơm, thích đậm đặc, độc ngấm từ từ mới đáng sợ

08:16 16/05/2021

Một khảo sát được Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) thực hiện năm 1991 cho thấy: Có tới 95% các hương thơm đang được dùng là hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ chứ không phải hương thơm tự nhiên.

Mình thì không có thói quen dùng nước xả vải vì không chịu được cái mùi của nó. Đã thế mình còn bị dị ứng với mùi hương nữa cơ. Thế nên là từ nhỏ đến giờ mình chả bao giờ dùng. Vậy mà nhà chồng mình thì phải nói là fan của nước xả vải luôn. Thấy mẹ chồng mình bảo dùng nước xả vải giúp làm mềm vải nên là rất hay dùng. Mình phải dặn mẹ chồng là đừng cho chung đồ của mình vào vì mặc sẽ bị dị ứng. Thế xong mẹ chồng mình toàn bĩu môi bảo đúng là nhà quê, chả biết gì. Thôi thì mình cũng ‘biết thân biết phận’, người nhạy cảm nên cũng chẳng dám nói gì.

Đợt này mình mới sinh con, bà nội giặt đồ cho cháu rồi xả quá trời nước xả vải luôn. Bà kêu là xả để vải mềm ra, đỡ cọ xát vào da cháu. Thế xong đến hôm nọ, mấy chị ở cơ quan có tới thăm. Thấy mùi nước xả vải, các chị bảo khiếp, nước xả vải có tốt lành gì đâu mà mày xả lắm thế. Trước giờ mình chưa bao giờ nghĩ tới chuyện nước xả vải có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể, trừ những người dễ bị dị ứng như mình. Vậy mà giờ lại nghe các chị nói thế. Mọi người về hết rồi mình mới dành thời gian để lên báo tìm hiểu thì thấy thông tin do tờ Nhân dân chia sẻ hẳn hoi nha các mẹ. Hóa ra nước xả vải lại độc hại như vậy. Sợ quá.

hình ảnh

Nước xả làm mềm vải, mùi càng thơm thì độ độc hại càng cao, có thể gây ung thư?

Một khảo sát được Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) thực hiện năm 1991 cho thấy: Có tới 95% các hương thơm đang được dùng là hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ chứ không phải hương thơm tự nhiên. Đặc biệt, Cơ quan Bảo vệ môi trưởng Hoa Kỳ cho biết: Nước xả làm mềm vải có chứa một số thành phần hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ cực độc hại, có thể gây ung thư như:

+ Benzyl Acetate: Chất này có thể gây ung thư tuyến tụy, gây kích ứng mắt, ho khi bay hơi. Nó thường được hấp thụ qua da.

+ Benzyl Alcoho: Đây là chất gây ra một số rối loạn hệ thần kinh trung ương, dân tới đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, tụt huyết áp đột ngột.

+ Ethyl Acetate: Khiến gan và thận tổn thương, nếu không thải ra kịp thời có thể biến thành viêm rồi cuối cùng là ung thư.

+ Limonene: Có thể gây ung thư.

+ A Terpinel: Gây rối loạn hệ thần kinh trung ương, nếu hít nhiều có thể gây viêm phổi, phù phổi.

+ Camphor: Chất này dễ đi vào các mô của cơ thể và gây kích ứng mắt, mũi, họng, co giật.

+ Choloroform: Đây là chất độc thần kinh, gây mê và ung thư.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Việc lạm dụng các loại hương thơm trong sản phẩm gia dụng như chất xả làm mềm vảo có thể kích phát cơn hen nghiêm trọng ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ của hóa chất tạo mùi thơm với tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh do co thắt đường thở vì bị dị ứng.

Tạp chí Consumer Reports (Mỹ) đưa ra kết luận: Nước xả làm mềm vải có thể làm tăng nguy cơ bắt cháy của vải bông xù, cotton, vải nhung gấp nhiều lần so với bình thường. Vào năm 2006 đã có một người phụ nữ Canada qua đời vì bị bỏng nặng sau khi chiếc áo choàng tắm bốc cháy vì dính phải tàn thuốc. Bởi thế, một số tổ chức bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo mọi người cần thận trọng khi sử dụng nước xả làm mềm vải.

Theo BS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Trưởng khoa Da liễu phụ nữ và trẻ em – Viện Da liễu TƯ) cho biết: Làn da của bé rất mỏng manh. Do đó khi dùng các sản phẩm có mùi thơm trên da như nước xả vải thì hóa chất dễ thấm qua. Đồng thời, cơ thể bé cũng yếu ớt nên ảnh hưởng tiêu cực sẽ nhiều hơn người lớn. Biểu hiện thường gặp nhất là bé bị dị ứng gây nổi mẩn, sần và hay ngọ nguậy do ngứa. Nếu mùi thơm đặc thì còn có thể ảnh hưởng tới đường thở của trẻ gây choáng váng, mất thăng bằng hoặc khiến bé quấy khóc, cáu gắt…

hình ảnh

Đồng tình với ý kiến này, TS. Hoàng Văn Hoan (Phó Viện trưởng Viện Hóa học công nghiệp) cho hay: Các loại hóa chất trong nước xả vải không ít thì nhiều đều có chứa chất độc hại. Ví dụ như để tạo mùi thơm thì nhà sản xuất thường hay dùng hợp chất gốc hydrocacbon vòng benzene. Vòng thơm benzene nếu không được kiểm soát và dùng bừa bãi thì sẽ độc hại vô cùng. Do đó, nhà sản xuất trước khi đưa sản phẩm ra thị trường đều cần phải trải qua sự kiểm nghiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Nhất là các sản phẩm liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người như bột giặt, nước xả vải… phải do Bộ Y tế kiểm định.

Nguy hiểm hơn, nước xả làm mềm vải đều được hướng dẫn là hòa trực tiếp vào nước giặt cuối và không cần xả lại. Do đó, nó tồn đọng rất lâu trên quần áo, bay hơi từ từ và gây hại sức khỏe. Đó là còn chưa kể việc là ủi, phơi, sấy còn khiến một số chất độc hại bốc hơi mạnh tăng thêm tác động nguy hiểm.

Những sai lầm khi dùng nước xả vải khiến cơ thể ‘hứng trọn’ độc tố, ‘hít trọn’ hóa chất

Tất nhiên, sản phẩm nước xả vải đã được đưa ra thị trường sử dụng thì đã đạt chuẩn theo Bộ Y tế. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cần lưu ý những điều này để hạn chế tác hại của nó, tránh để lượng lớn hóa chất ‘ập’ vào cơ thể, gây bệnh:

+ Không đổ trực tiếp nước xả vải lên quần áo vì dễ làm quần áo bị loang màu, sợi vải kém bền hơn. Bên cạnh đó, đổ trực tiếp lên thì nước xả vải cũng bị hạn chế công dụng làm mềm, thơm vải.

+ Không dùng quá nhiều nước xả vải vì không chỉ lãng phí mà còn khiến quần áo ngày càng ít khả năng thấm hút. Hơn nữa còn làm tăng hóa chất bám lại trên quần áo, thấm qua da và gây bệnh. Ngoài ra, quá nhiều nước xả vải còn có thể khiến vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở, rước thêm bệnh ngoài da.

+ Chỉ nên xả trong 10 – 15 phút kể cả với máy giặt theo kiến nghi của nhà sản xuất vì ngâm lâu quá chất tạo mùi trong nước xả vải sẽ làm hại hệ hô hấp của chúng ta.

+ Không phơi trong bóng râm vì sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi.

+ Nên đeo găng tay, dùng khẩu trang khi dùng nước xả vải.

+ Khi dùng nước xả vải nên dùng trong phòng thoáng, không để em bé lại gần hay tiếp xúc với nước xả.

+ Không dùng nước xả vải cho những món đồ tiếp xúc thường xuyên với khu vực nhạy cảm trên cơ thể như đồ lót, khăn mặt, khăn tắm… vì dễ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh.

+ Không dùng nước xả vải cho quần áo của trẻ sơ sinh

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.