RSS

Tại sao phụ пữ maпg thai dễ bị suy giãп tĩпh mạch?

18:49 26/11/2021

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là các tĩnh mạch bị giãn, phồng lên có màu xanh hoặc tím và có thể nằm nông hoặc nổi ngoằn ngoèo dưới da.

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai thường xuất hiện ở chân, trực tràng, thậm chí có khi cả âm hộ.

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch khi mang thai

suy gian tinh mach khi mang thai

  • Song song với sự hình thành và phát triển của thai nhi, tử cung của bà bầu cũng lớn dần. Điều này dẫn tới tình trạng chèn ép tĩnh mạch lớn bên phải của cơ thể (tĩnh mạch chủ dưới) dẫn đến tăng áp lực chân. Do đó, sự giảm lưu thông tuần hoàn do bị tử cung chèn ép và tăng áp lực chân là hai nguyên nhân chủ yếu gây ra giãn tĩnh mạch chân ở bà bầu.

  • Lượng máu trong cơ thể tăng lên trong thời kỳ mang thai khiến cho các tĩnh mạch chân bị tăng thêm gánh nặng.

  • Nồng độ hormone progesterone tăng cao trong thời gian mang thai khiến tĩnh mạch bị sưng. Đồng thời, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch và hình thành các tĩnh mạch dạng mạng nhện hoặc hình sợi.

  • Trường hợp gia đình có thành viên bị giãn tĩnh mạch thì bà bầu sẽ có khả năng mắc bệnh lý này cao hơn.

  • Nếu như trước khi mang thai đã bị giãn tĩnh mạch tình trạng sẽ có xu hướng nặng hơn khi độ tuổi tăng lên và khi mang thai.

  • Mẹ bầu mang song thai, đa thai.

  • Mẹ bầu thừa cân, béo phì.

  • Do tính chất công việc phải đứng nhiều.

Suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ có nguy hiểm không?

suy gian tinh mach khi mang thai

Đây không phải là một bệnh lý cấp tính và sự nguy hiểm của căn bệnh này không xảy ra một cách đột ngột. Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai gây ngứa, đau hoặc chảy máu do vùng da bị suy giãn trở nên mỏng, dễ bị tổn thương.

Tình trạng bà bầu suy giãn tĩnh mạch chân có xuất hiện huyết khối tĩnh mạch nông (cục máu đông gần bề mặt da) thường rất hiếm. Trong trường hợp xuất hiện huyết khối tĩnh mạch nông, thai phụ sẽ thấy biểu hiện nóng, đỏ và đau tại khu vực xung quanh vị trí giãn tĩnh mạch. Thông thường, những biểu hiện kể trên sẽ không gây nguy hiểm quá nhiều.

Trong trường hợp vị trí huyết khối bị nhiễm trùng thì phải đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt là khi có biểu hiện chân sưng to bất thường, vùng da gần tĩnh mạch đổi màu hoặc xuất hiện vết loét.

Tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu gây nguy hiểm hơn rất nhiều so với khuyết khối tĩnh mạch sâu và có thể dẫn đến tử vong. Các bác sĩ có thể chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu thông qua triệu chứng lâm sàng kết hợp với siêu âm.

Khi xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu, người bệnh sẽ có biểu hiện sưng đau ở đùi, chân, cơn đau tăng lên khi đứng, kèm theo sốt nhẹ. Ngoài ra, bà bầu không bị suy giãn tĩnh mạch vẫn có khả năng bị huyết khối tĩnh mạch sâu nhưng tỷ lệ thấp.

Phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch nói riêng hay người bệnh suy giãn tĩnh mạch nói chung đều có nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu nếu không được điều trị kịp thời, cục máu đông có thể di chuyển lên cao, dẫn đến tắc mạch phổi (triệu chứng đau khi thở, khó thở, ho, nhịp tim nhanh). Nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.

5 'siêᴜ łɦực ρɦẩɱ' пâпɢ cɑo ᵭề ƙɦáпɢ, пɢừɑ ɓệпɦ łậł ᵭược ɓác sĩ Mỹ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ, 3/5 ɓáп ᵭầy cɦợ Việł

5 "siêᴜ łɦực ρɦẩɱ" пâпɢ cɑo ᵭề ƙɦáпɢ, пɢừɑ ɓệпɦ łậł ᵭược ɓác sĩ Mỹ ƙɦᴜyêп ɗùпɢ, 3/5 ɓáп ᵭầy cɦợ Việł

Tɦeo łiếп sĩ Heɑłɦeɾ Moɗɑy (Mỹ) – пɦà пɢɦiêп cứᴜ ʋề ɱiễп ɗịcɦ ʋà ɓác sĩ y ɦọc cɦức пăпɢ, ɓấł cứ łɦực ρɦẩɱ пào ɢiàᴜ ʋiłɑɱiп ʋà ƙɦoáпɢ cɦấł ᵭềᴜ ℓà łɦực ρɦẩɱ łốł cɦo ɦệ ɱiễп ɗịcɦ.