RSS

Tâm sự của một du học sinh về những ngày tháng mới qua Úc

15:00 27/07/2019

Cho đến tận bây giờ khi đã có những trải nghiệm trên đất Úc, mình vẫn không thể quên được những ngày tháng vừa lóc ngóc sang Úc.

Sau khi học xong cấp 3, mình ngán ngẩm mấy trường ĐH ở Việt Nam nên không dám màng tới. Trong đầu mình vẫn nguyên những suy nghĩ là trường giỏi trường khủng thì không vào được, còn trường tàng tàng thì học xong dễ thất nghiệp. Có thể thấy điều này là thực trạng chung của sinh viên Việt Nam học xong.

Sau khi lông bông ở vị trí công tác đoàn 1 thời gian, bố mẹ quyết định gửi gắm mình qua nước ngoài học.

Theo bố mẹ mình, đấy là cách để mình tự lập, tự bươn chải dần, phần là cho ra xã hội cho thành người, va vấp với xã hội, để ở nhà quậy quá dễ bề sa ngã.

Quyết là làm, bố mẹ mình nộp hồ sơ xin visa cho mình ở 2 đất nước là Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng đều rớt với lí do mình trả lời phỏng vấn “rất củ chuối”.

Sau đó, mình xin visa qua Úc thì rất ngon lành, đúng 1 tháng 13 ngày là mình có visa. Nhờ phần tài chính mạnh của bố mẹ mình.

Về việc xin visa du học Úc, các bạn nên chú ý những hóa đơn chứng từ nộp thuế của nhà mình, mình đều nộp hết cả. Visa của Úc thuộc dạng visa điện tử, không có dán vào hộ chiếu như 1 số nước khác nên lúc đầu chính mình cũng không dám tin.

Quá trình chuẩn bị qua Úc mình cũng không thể nào quên được. Mẹ mình chuẩn bị hành lý khá cận thận và chu đáo cho mình, đến mức mình bị giữ lại ở sân bay Úc vì hành lý có mang theo tỏi (Mẹ mình quan niệm theo kiểu, mang tỏi trong hành lý ma quỷ sẽ xa lánh).

Hành lý mình bị hải quan sân bay Úc giữ lại và phải mở ra tất cả để họ kiểm tra, thậm chí cho chó nghiệp vụ vào hít hít nữa. Hành lý cùa mình 10 phần thì bạn bè của mình gửi mất 4 phần rồi, mỗi người nhờ một ít.

Ở Úc mình có 2 đứa bạn nên hôm mới qua đã có người đón ngay tại sân bay. Thế nhưng, buổi đầu tiên qua Úc của mình vẫn ám ảnh đến tận bây giờ, 2 đứa bạn của mình ngủ quên ở nhà 2 tiếng, Mình thờ thẫn chờ ở sân bay 2 tiếng không chịu được nên lóc ngóc cầm hộ chiếu lại mua cái sim gọi về tụi nó. Lúc bọn nó nghe máy thì vẫn đang ngái ngủ.

Có một điều mà mình dám cá với những ai lần đầu qua Úc là sốc văn hóa. Theo đó, hồi mới qua Úc, mình nhớ nhà kinh khủng. Lại qua đúng dịp Tết Nguyên Đán nữa, ngày thường nhớ nhà 1, thì dịp Tết nhớ nhà gấp 10 lần.

Lúc qua Úc mình thuê phòng 1 mình ở Marrickville khu vực Sydney, 2 đứa bạn mình thì sống ở Sydenham. Mình mới qua chưa xin được việc, lủi thủi ở nhà 1 mình trong khi đó thì còn hơn 2 tuần nữa mới nhập học. Bạn bè lại đi làm hết.

Hồi đó mình thuê cái phòng đó tầm 12 mét vuông. 150$/ tuần + 10$/tuần wifi. Tính ra 1 tháng mất đến 600$ tiền nhà và wifi. Chưa hết, mỗi lần giặt quần áo mất 3$/lần giặt. Đang xài máy bình thường, bất thình lình ông đó lôi đâu cái máy giặt kiểu công cộng, mỗi lần giặt đồ là mất 3$. Bạn mình đến ngủ lại qua đêm thì thu 25$/ lần/người.

Ngoài ra, thói hành xử phân biệt vùng miền cũng là những điều mà mình nhận thấy được khi qua Úc.  Quê mình ở Miền Trung (Hà Tĩnh), quanh năm mưa bão triền miền. Và các bạn biết không, gần phòng mình có vợ chồng của ông kia, ông nhẩm tính từ Hà Tĩnh trở ra là miền bắc, thuộc chế độ Cộng Sản nên ổng ghét.

Thậm chí ông còn giở nhiều thói khinh miệt mà mình nhìn thấy ức chế. Trước những kiểu như thói hành xử phân biệt vùng miền này mình rất khó chịu. Đấy là lí do vì sao sau 3 tháng thuê phòng ở chỗ đó, mình đã chuyển đến ở cùng bạn.

Trong cảm nhận của mình, nước Úc rất yên bình, thuộc top những nước đáng sống nhất trên thế giới. Người dân Úc thân thiện, môi trường trong sạch. Thực phẩm sạch, không có mấy vụ lẫn tạp chất và gian xảo như các chợ đầu mối ở Việt Nam

Trên đây là một phần những hồi tưởng lại tháng ngày lúc mới qua Úc của mình. Mình ghi lại chỉ mong chia sẻ những điều đã cảm nhận với những người đi sau.

Theo: Báo Úc

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.