RSS

Kết hôn là việc trọng đại của cả đời người. Đối với các cặp đôi yêu nhau họ phải trải qua ít nhất là vài tháng hoặc vài năm để gặp nhau, tìm hiểu nhau và sau đó mới nghĩ đến chuyện tiến tới hôn nhân. Nhưng do nhu cầu muốn đối đời, đối với một số người, việc kết hôn để đổi lấy tấm vé đến một vùng đất mới mà họ mơ ước.

Thật vậy, kết hôn giả là một trong những con đường ngắn nhất để đổi lấy thường trú Úc và quốc tịch Úc. Và đằng sau việc kết hôn giả này là những câu chuyện được và mất, cũng giống như mua bán vậy, có người trả tiền và mua được đúng thứ mình cần, nhưng có người bỏ cả mấy chục ngàn đô chỉ để mua được sự lừa lọc và nước mắt cay đắng.

Tâm sự: Được và mất khi làm kết hôn giả ở Úc - ảnh 1

Định cư ở Úc thông qua con đường kết hôn giả

Tôi còn nhớ cách đây không lâu, có một người khách tên là H, chị đến gặp tôi và trình bày sự việc với giọng nói đầy vẻ tuyệt vọng. Chị H đến bằng visa du lịch Úc. Trước khi đến Úc, chị được một người bạn giới thiệu mối làm giấy tờ kết hôn giả để chị có thể xin visa kết hôn và ở lại Úc một cách danh chính ngôn thuận, nhưng chị vẫn còn phân vân.

Vấn đề bỏ chồng mới lấy chồng cũ ở Úc

Chị được biết rằng chỉ cần 2 năm thôi, chị sẽ có được thường trú Úc và bảo lãnh 2 đứa con nhỏ của chị hiện đang còn ở Việt Nam sang Úc chung sống. Lúc ấy, chị không có đủ tiền, mục đích du lịch của chị chỉ là để sang thăm người bạn ở Úc và đến Úc một lần cho biết. Nhưng khi đến Úc, chị thấy cuộc sống quá tốt đẹp, xã hội Úc quá văn minh, đồng lương cao và điều kiện sống thật khác xa Việt Nam. Chị đi tham quan nhiều nơi ở Úc, tưởng tượng ra cảnh mình cùng 2 con nhỏ sẽ sống một cuộc sống sung túc ấm no nơi này. Và thế là chị bảo người bạn cho chị gặp người làm giấy tờ kết hôn để thỏa thuận.

Người đàn đó tên là M, dáng người cao ráo, lịch lãm, nhưng đang có vấn đề về tài chính nên muốn kết hôn với ai đó để có tiền xoay sở trong lúc khó khăn này. M bảo rằng mình cần 80 ngàn đô để làm giấy tờ, khi đăng ký giấy kết hôn và tiến hành thủ tục nộp đơn xin visa thì M sẽ lấy một nửa. Nhìn M là người có ăn học, ăn nói lịch sự và có vẻ là người đàng hoàng, chị H tin tưởng ngay từ lần gặp đầu tiên. Sau lần gặp đó, M hẹn chị H đi ăn, đưa chị đi nhiều nơi, có vẻ rất quan tâm đến chị, sự quan tâm đó có thể nói như là cặp đôi đang yêu nhau. Chị H lúc này tuy không có đủ tiền, nhưng nghĩ đến việc mình có thể nộp đơn ở Úc và được đi làm, thì một nửa số tiền là 40 ngàn đô chị sẽ kiếm lại được chỉ trong vòng 1 năm và M thì lại là người đàng hoàng. Thế là chị bắt đầu vay mượn người thân ở Việt Nam và bạn bè ở Úc để đủ số tiền đưa cho M.

Tâm sự: Được và mất khi làm kết hôn giả ở Úc - ảnh 2

Kết hôn giả là một trong những con đường ngắn nhất để đổi lấy thường trú và quốc tịch Úc

Hai người bắt đầu làm giấy kết hôn, và nộp đơn xin visa, M vẫn thường xuyên tới lui thăm hỏi chị H, làm cho chị cảm thấy rất yên tâm và đưa cho M 40 ngàn mà không mảy may nghi ngờ gì. Chị H nộp đơn xin visa cầm được tấm bridging A visa trên tay thì vui mừng khôn tả. Nhưng đó chỉ mới bắt đầu. 1 tuần sau, anh M liên lạc chị và bảo rằng mình cần thêm10 ngàn đô nữa. Nếu không có thì M sẽ rút lại hồ sơ. Lỡ phóng lao thì phải theo lao, chị H thắt lưng buộc bụng, đành phải vay mượn thêm 10 ngàn đưa cho M. Chị phải cắn răng đi làm 2 jobs, từ 5 giờ sáng đến 10 giờ đêm để trả nợ số tiền mà chị đang nợ. Sau đó 1 tháng, anh M lại đòi chị H phải đưa 10 ngàn vì lý do anh có bạn gái nhưng không muốn rút hồ sơ của chị. Chưa trả hết nợ cũ, chị H lại phải vay đầu này mượn đầu kia để đủ 10 ngàn đưa cho M.

1 tuần sau đó, luật sư gọi cho chị để bổ sung giấy tờ của anh M, chị gọi thì không thấy anh M bắt máy, nhắn tin thì không thấy anh ấy trả lời, chị đến nhà tìm nhưng chủ nhà cứ bảo là anh đi vắng. Một tuần, hai tuần, ba tuần rồi đến 1 tháng, chị vẫn không liên lạc được, đến nhà tìm lần nữa thì chủ nhà bảo anh M đã dọn đi từ 1 tháng trước.

Hỏi bạn bè cũng không ai biết anh ấy hiện đang ở đâu. Rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến, luật sư của chị H báo cho chị rằng anh M đã rút đơn visa vợ chồng. Bộ di trú đã gửi đơn thông báo rằng anh M không còn là người bảo lãnh và đã rút đơn. Chị đến văn phòng luật sư nhận giấy tờ trong tâm trạng không còn gì đau khổ hơn khi biết M đã biến mất cùng số tiền và visa của chị. Trên đường về nhà chị nhận được cuộc gọi của M, M thông báo rằng M không thể tiếp tục làm visa cho chị nữa, vì M đã có bạn gái và M phải bảo lãnh bạn gái của M ở lại. Chị bảo còn số tiền thì sao hã M? M trả lời rằng: “cho tôi mượn tạm, nhưng có lẽ tôi sẽ không có khả năng trả, nên H đừng gọi cho tôi nữa”. Cả một vùng trời như sụp đổ, chị bàng hoàng không tin vào tai mình. M đã lừa chị một cách quá dễ dàng và ngon ngọt. Chị không biết phải làm sao để lấy lại số tiền đã đưa cho M.

Chị đau khổ và tuyệt vọng vì đó là một số tiền lớn đối với chị, và chị phải đi làm rất lâu mới kiếm lại được nếu chị phải về Việt Nam.

Đang trò chuyện giữa chừng thì chị xin phép tôi đi về gấp vì phải trở vào làm việc, tôi chưa kịp tư vấn là chị cần phải làm những gì. Sau vài tháng tôi không gặp chị, cách đây 2 hôm, chị gọi cho tôi và bảo rằng chị đang có thai với một anh người Úc, chị sẽ đến nhờ tôi làm giấy tờ xin visa sau khi ổn định mọi thứ.

Vậy là may mắn vẫn còn mỉm cười với chị. Tôi tin rằng trời sẽ không phụ lòng người.

Câu chuyện trên là có thật, và tôi biết rằng có nhiều người cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Nó diễn ra rất nhiều ở nước Úc, không chỉ trong cộng đồng người Việt chúng ta mà còn ở trong nhiều cộng đồng khác như Trung Quốc, Ấn Độ …tại Úc. Nhiều người gặp phải trường hợp này nhưng lại may mắn có thể ở lại Úc bằng cách khác, nhưng cũng có nhiều người phải trở về Việt Nam vì không còn cách nào để ở lại và xin lại visa kết hôn này.

Biết khó khăn và rủi ro khi kết hôn giả ở Úc nhưng sao nhiều người vẫn chọn?

Bởi vì Úc là một trong những quốc gia đáng sống nhất thế giới, là một trong những quốc gia tôn trọng quyền con người, có chương trình giáo dục và điều kiện sống bậc nhất thế giới. Khi trở thành công dân Úc, họ có thể hưởng chế độ hỗ trợ y tế và chăm sóc y tế của Úc. Được trợ cấp khi bị thất nghiệp, hưởng các chế độ ưu đãi của một người công dân, lương trung bình cao hơn gấp nhiều lần ở Việt Nam.Không những thế, cơ hội làm việc và học tập tại đây khá tốt khiến cho nhiều người bất chấp mọi hành vi, sử dụng khá nhiều tiền bạc và công sức để có thể có được cho mình một tấm vé đến vùng đất xinh đẹp này.

Chỉ trả một khoảng tiền từ 50-100 ngàn đô, nhưng bù lại, những gì họ nhận được sau đó với tư cách là một công dân Úc còn giá trị hơn gấp nhiều lần.

Cho dù họ phải trả một khoản tiền không nhỏ chút nào nhưng việc kết hôn sẽ rút ngắn thời gian hơn so với việc định cư theo dạng lao động tay nghề cao vì đây là con đường ngắn nhất để họ có thể đạt được mục đích mà họ mong muốn.

Và không phải việc kết hôn giả nào cũng gặp khó khăn.

Có nhiều cặp giả mà lại thành thật. Họ ở với nhau chung nhà, quan tâm lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ công việc nhà, tâm sự, chăm sóc nhau rồi dần dà nảy sinh tình cảm lúc nào không hay. Và lúc đó thì visa là điều tất yếu phải có. Họ chẳng còn nghĩ đến việc mình phải làm giả cho người kia nữa, mà họ phải làm visa để người kia được ở lại Úc với mình. Bởi vì trong tình yêu, khi đã phải lòng nhau, khi hai con tim đã cùng chung một nhịp thì chẳng ai muốn một nửa kia của mình phải xa rời.

Nguồn: Alo Úc

Vì sɑo sáпɢ łɦức ɗậy пêп ăп ɱộł łɾái łáo? Đây là lý ɗo ăп łáo cầп ᵭúпɢ lúc

Vì sɑo sáпɢ łɦức ɗậy пêп ăп ɱộł łɾái łáo? Đây là lý ɗo ăп łáo cầп ᵭúпɢ lúc

Táo là ɱộł loại łɾái cây ᵭược пɦiềᴜ пɢười yêᴜ łɦícɦ ɓởi ʋị пɢoп ʋà пɦữпɢ lợi ícɦ sức ƙɦỏe ɱà пó ɱɑпɢ lại. Có пêп ăп łáo ƙɦi ᵭói ɦɑy ƙɦôпɢ? Câᴜ łɾả lời có łɦể ƙɦiếп ɓạп пɢạc пɦiêп.